Có mấy phương pháp cô đặc? Ưu nhược điểm của từng phương pháp.

Một phần của tài liệu Tong hop bao cao Duong Banh Keo HUFI (1) (Trang 129 - 130)

- Mục đích quá trình cô đặc

3. Có mấy phương pháp cô đặc? Ưu nhược điểm của từng phương pháp.

Phân loại phương án bốc hơi: có 3 loại. Ÿ Phương án bốc hơi chân không:

Đặc điểm:Phương án này có từ lâu. Những nhà máy đường cũ thường dùng phương án này. Hệ cô đặc thường có từ 3 – 5 hiệu thường là 4 hiệu, và không hút hơi thứ hiệu cuối vì nhiệt độ hơi thứ thấp .

Ưu diểm: Thỏa mãn đầy đủ yêu cầu công nghệ vì bốc hơi ở điều kiện chân không, nhiệt độ tương đối thấp tránh được hiện tượng phân hủy đường khử và biến đường sacaroza thành caramen, phẩm chất mật chè tốt, quản lý thao tác dễ dàng.

Khuyết điểm: Nhiệt độ hơi thứ thấp, không thỏa mãn đầy đủ yêu cầu công nghệ, giảm khả năng sử dụng hơi thứ, hơi thứ hiệu cuối vào thiết bị ngưng tụ tăng tổn thất hơi

Ÿ Phương án bốc hơi áp lực:

Đặc điểm: của phương án này là các hiệu cô đặc làm việc ở điều kiện áp lực.

Ưu điểm:

ˉ Việc sử dụng hơi tương đối triệt để, toàn bộ hơi hiệu cuối đều dùng.

ˉ Nhiệt độ hơi thứ của các hiệu tương đối cao, có thể giảm diện tích truyền nhiệt của thiết bị truyền nhiệt Không cần thiết bị ngưng tụ lớn, chỉ cần một thiết bị nhỏ dùng khi khởi động hệ cô đặc.

Khuyết điểm:

hủy và tạo caramen nhiều.

ˉ Khi sản xuất nếu hút hơi thứ không bình thường không những không giảm lượng hơi tiêu hao mà còn tăng lên do hiện tượng xả hơi và từ đó khó duy trì ổn định các chỉ tiêu bốc hơi, nồng độ mật chè không ổn định

Ÿ Phương án bốc hơi áp lực chân không:

Đặc điểm: Nhiệt độ sôi của dung dịch đường hiệu cuối tương đối cao có thể dùng hơi thứ hiệu đó đun nóng nước mía dẫn đến độ chân không hiệu cuối không lớn khoảng 550mmHg. Phương án này được dùng phổ biến trong các nhà máy đường.

Ưu điểm:

ˉ Thỏa mãn đầy đủ yêu cầu công nghệ vì bốc hơi ở điều kiện chân không, nhiệt độ tương đối thấp tránh được hiện tượng phân hủy đường khử và biến đường sacaroza thành caramen, phẩm chất mật chè tốt, quản lý thao tác dễ dàng.

ˉ Việc sử dụng hơi tương đối triệt để, toàn bộ hơi hiệu cuối đều dùng.

Nhược điểm:

ˉ Màu sắc nước mía tương đối đậm, pH giảm nhiều do nhiệt độ cao, đường khử bị phân hủy và tạo caramen nhiều.

ˉ Khi sản xuất nếu hút hơi thứ không bình thường không những không giảm lượng hơi tiêu hao mà còn tăng lên do hiện tượng xả hơi và từ đó khó duy trì ổn định các chỉ tiêu bốc hơi, nồng độ mật chè không ổn định

ˉ Nhiệt độ hơi thứ thấp, không thỏa mãn đầy đủ yêu cầu công nghệ, giảm khảnăng sử dụng hơi thứ, hơi thứ hiệu cuối vào thiết bị ngưng tụ tăng tổn thất hơi

4. Mục đích của quá trình kết tinh đường?

- Khai thác.

- Tách nước ra khỏi mật chè, đưa dung dịch đến trạng thái quá bão hòa để thực hiện tiếp quá trình kết tinh.

- Tạo điều kiện chuyển đường saccharose từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn (kết tinh dạng tinh thể). Yêu cầu kỹ thuật của quá trình kết tinh là các tinh thể đường tạo ra phải đồng đều về mặt kích thước và hàm lượng đường còn lại trong dụng dịch càng ít càng tốt.

- Sản phẩm cuối là đường non.

Một phần của tài liệu Tong hop bao cao Duong Banh Keo HUFI (1) (Trang 129 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w