Bài học cho Sở Công thương tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại sở công thương tỉnh hòa bình (Trang 40)

Khi nghiên cứu mô hình của 03 Sở: Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Tài chính Đà Nẵngcho thấy, những năm gần đây nhiều Sở đã tự tìm ra hướng đổi mới công tác quản lý nhân lực của đơn vị mình, đây là mô hình tốt cần được nhân rộng để áp dụng cho nhiều Sở, ngành của tỉnh Hòa Bình mà đặc biệt là sở Công Thương. Qua đó cần rút ra những kinh nghiệm quý báu về quản lý nhân lực cho sở Công Thương tỉnh Hòa Bình như sau:

Một là, Đổi mới và nâng cao chất lượng tuyển dụng viên chức để có

nguồn nhân lực viên chức có trình độ chuyên môn phù hợp, đáp ứng yêu cầu công việc.

Tuyển dụng đầu vào là chìa khóa quyết định chất lượng nhân lực vì một người đã vào viên chức có thời gian công tác rất lâu, trung bình từ 20 – 30 năm, việc luân chuyển, thôi việc hay ra khỏi đội ngũ là rất hãn hữu nên tuyển dụng là khâu đầu tiên và quan trọng trong quản lý nhân lực. Cần thực hiện tốt khâu tuyển dụng đầu vào, có cơ chế sử dụng, giữ chân người tài để có đội ngũ viên chức ngày càng chính quy, tinh nhuệ, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo về đạo đức công vụ.

Hai là, Đổi mới công tác đánh giá, phân loại công chức, viên chức bằng

cách đánh giá thường xuyên, nâng cao vai trò đánh giá trực tiếp của Cấp trưởng và đảm bảo lấy kết quả, hiêụ quảthực hiện nhiệm vụ đươc giao làm thước đo chính trong đánh giá, phân loại; gắn với đáp ứng các yêu cầu vềtiêu chuẩn, trình độ theo vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh công chức, chức

32

danh nghềnghiệp viên chức gắnvới việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước, đảm bảo khách quan, công bằng, chính xác và không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức và phù hợp với từng đối tượng, loại hình, chức năng, nhiệm vụ và đặc thùcủa cơ quan, đơn vi, tổchức.

Đánh giá cán bộ có vai trò hết sức quan trọng, là cơ sở để quy hoạch, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm, bố trí, sử dụng. Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác này vẫn còn mang tính hình thức, cảm tính, chưa đánh giá đúng thực chất năng lực cán bộ. Vì vậy, cần phải đổi mới, nâng cao chất lượng đánh giá cán bộ, thực hiện tốt công tác này sẽ là căn cứ để thực hiện việc tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ và thực hiện chế độ, chính sách khen thưởng, đãi ngộ đối với công chức, viên chức.

Ba là, Nâng cao hiệu quả đào đạo, bồi dưỡng công chức, viên chức theo

yêu cầu của vị trí việc làm và tiêu chuẩn ngạch.

Đây là nội dung quan trọng thiết yếu nhằm nâng cao trình độ của đội ngũ công chức, viên chức về chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức công vụ, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

33

Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin

Nghiên cứu theo phương pháp tổng hợp là một trong những điều kiện để nghiên cứu có hiệu quả hoạt động Quản lý nhân lực của Sở Công thương tỉnh Hòa Bình.

Nghiên cứu về vấn đề này đòi hỏi phân định r tác động của quản lý nhân lực đến đội ngũ nhân lực tại Sở, để từ đó xây dựng và phát triển được đội ngũ nhân lực có chất lượng.

Luận văn “Quản lý nhân lực tại Sở Công thương tỉnh Hòa Bình” sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh là một trong những phương pháp quan trọng để nghiên cứu.

Các nội dung có liên quan với việc sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh bao gồm:

- Trong Chương 1, phân tích các kết quả nghiên cứu có liên quan đến hoạt động quản lý nhân lực tại Sở Công thương tỉnh Hòa Bình, tổng hợp và hệ thống hóa thành cơ sở lý luận của hoạt động quản lý nhân lực; trên cơ sở các nghiên cứu trước đó về quản lý nhân lực đề hướng nghiên cứu tiếp của luận văn.

- Trong Chương 3, phân tích chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của Sở Công thương tỉnh Hòa Bình, thực trạng quản lý nhân lực để từ đó có thể đánh giá nội dung của hoạt động quản lý nhân lực của Sở Công thương tỉnh Hòa Bình.

- Trong từng nội dung cụ thể, phương pháp phân tích và tổng hợp vẫn tiếp tục được sử dụng để đạt được mục đích nghiên cứu. Trong quá trình phân tích, tổng hợp, luận văn có sử dụng các bảng biểu, các biểu đồ để thấy r hơn tính chất, thực trạng của vấn đề nghiên cứu.

Tác giả thu thập dữ liệu từ các công trình nghiên cứu trước đó có liên quan đến quản lý nguồn nhân lực đã được công bố như: giáo trình, sách tham khảo, đề tài nghiên cứu, luận án tiến sỹ, …, các văn bản pháp luật của nhà

34

nước cũng như của tỉnh Hòa Bình, các báo cáo, tài liệu của Sở Công thương tỉnh Hòa Bình. Trên cơ sở đó, phân tích, đánh giá thực trạng công tác Quản lý nhân lực tại Sở Công thương tỉnh Hòa Bình, những kết quả đạt được và hạn chế, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Quản lý nhân lực tại Sở Công thương tỉnh Hòa Bình

Thu thập thông tin về tình hình, kinh nghiệm nghiên cứu có liên quan đề tài: Qua thu thập thông tin từ các Công trình, Đề tài khoa học đã được áp dụng, Luận án, Luận văn thạc sỹ, các bài nghiên cứu và các loại ấn phẩm khác là cơ sở để nghiên cứu và đưa vào nội dung tổng quan tình hình nghiên cứu, kinh nghiệm về công tác quản lý nhân lực của một số cơ quan, đơn vị và bài học rút ra cho Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình.

Thu thập thông tin về quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh đối với công tác quản lý nhân lực: Thông qua tìm hiểu về Hệ thống văn bản pháp luật (gồm: Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức, các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn về công tác quản lý, sử dụng công chức, viên chức) và quy định phân cấp của UBND tỉnh về tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh để nghiên cứu, đưa vào đánh giá về thực trạng thực hiện công tác quản lý nhân lực tại Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình.

Thu thập thông tin về số lượng, chất lượng, các nội dung có liên quan đến công tác quản lý nhân lực tại Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình trong 05 năm, từ năm 2015 đến 2020 bao gồm: Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương, Báo cáo về số lượng, chất lượng công chức, viên chức hàng năm, Báo cáo về công tác quản lý nhân lực như biên chế, quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, tiếp nhận, đào tạo bồi dưỡng đối với công chức, viên chức hàng năm để phục vụ việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý nhân lực của Sở Công Thương trong giai đoạn nghiên cứu.

Thu thập các văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVI, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020 của tỉnh Hòa

35

Bìnhcó tư liệu liên quan đến công trình nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và chính quyền tỉnh, để từ đó đề ra được định hướng và giải pháp cho việc hoàn thiện công tác quản lý nhân lực của Sở Công Thương Hòa Bình.

Tài liệu thứ cấp sau khi thu thập đầy đủ, được phân ra từng loại phục vụ viết từng nội dung của đề tài nghiên cứu.

Các tài liệu dưới dạng văn bản được đọc kỹ, tóm lược nội dung cần thiết để đưa vào phân tích trong các phần có liên quan.

Số liệu được đưa vào các Bảng tổng hợp, phân tích kỹ và so sánh để tìm ra mối quan hệ giữa các chỉ số, đưa ra quy luật phát triển, bản chất của các vấn đề có liên quan đến mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.

2.2. Phƣơng pháp phân tích thông tin

Phương pháp phân tích được học viên sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn. Mọi vấn đề đưa ra đều nhằm trả lời câu hỏi “Tại sao?”. Điều đó cho phép mọi vấn đề đều được tìm hiểu một cách chi tiết, cặn kẽ. Trên cơ sở đó, luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp để có được cái nhìn tổng thể về sự vật, hiện tượng.

2.2.1. Phương pháp tổng hợp, so sánh

Hoạt động nghiên cứu sẽ kết hợp việc tổng hợp và kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng, trong đó, phương pháp định tính đóng vai trò chủ đạo và các phân tích định lượng đóng vai trò minh họa, hỗ trợ. Dựa vào các tài liệu thu thập, tác giả tiến hành tổng hợp và phân tích, so sánh để tìm ra những mặt hạn chế trong công tác quản lý nhân lực tại sở Công thương tỉnh Hòa Bình.

Trên cơ sở kết quả phân tích, phương pháp tổng hợp được sử dụng để kết nối giữa các mặt, các nhân tố để có được cái nhìn tổng thể về sự vật, hiện tượng.

Ở Chương 1, bằng phương pháp tổng hợp, tác giả đã nêu một cách khái quát những cơ sở lý luận về các vấn đề cần quan tâm trong khuôn khổ của đề

36

tài, đồng thời chỉ ra được những thành tựu và hạn chế của các công trình nghiên cứu đã có. Đây là cơ sở quan trọng để luận văn thừa kế được các thành tựu, vừa tránh được sự trùng lặp trong nghiên cứu.

Ở Chương 3, từ việc phân tích thực trạng của Sở Công Thương trong thời gian qua, tác giả đã sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra những đánh giá về công tác quản lý nhân lực, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân. Đây là những căn cứ quan trọng để tác giả đưa ra được các giải pháp ở chương 4.

Trong Chương 4, phương pháp tổng hợp được sử dụng để đảm bảo các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực mang tính hệ thống, đồng bộ, đồng thời có thể thực thi được trong thực tế.

Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở kết hợp so sánh các phương án thực hiện, tổng hợp kết quả và rút ra những bài học kinh nghiệm, xây dựng các giải pháp mang tính chiến lược và ứng dụng cho sở Công thương tỉnh Hòa Bình trong quản lý nhân lực.

2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được tại thời điểm hiện tại về nguồn nhân lực tại Sở Công thương tỉnh Hòa Bình, từ việc nghiên cứu thực nghiệm qua các tài liệu thu thập được và qua điều tra, khảo sát, lấy ý kiến. Với việc sử dụng các kỹ thuật của phương pháp thống kê mô tả như: bảng biểu, đồ thị, sơ đồ…giúp tác giả đưa ra những thống kê, mô tả một cách chính xác và chân thực nhất về nguồn nhân lực tại sở Công thương để đưa ra những giải pháp tốt nhất để hoàn thiện công tác quản lý nhân lực.

Tác giả đã thực hiện điều tra, khảo sát thực trạng quản lý nhân lực tại sở Công Thương tỉnh Hòa Bình với 100 cán bộ, công chức, viên chức. Qua đó đánh giá được thực trạng quản lý nhân lực tại sở Công Thương tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn hiện nay.

37

Chƣơng 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝNHÂN LỰC TẠI SỞ CÔNG THƢƠNG TỈNH HÕA BÌNH

3.1. Tổng quan về Sở Công Thƣơng tỉnh Hòa Bình

Tháng 8/1951, Chi sở mậu dịch Hòa Bình đã được thành lập thuộc phân Sở Mậu dịch liên khu III – tiền thân của Ngành Thương nghiệp. Trụ sở đặt tại Xóm Gừng, Mớ Đá thuộc huyện Lương Sơn cũ (nay thuộc xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi). Trước năm 1959, công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp do Phòng Công nghiệp trực thuộc UBND tỉnh đảm nhận. Do nhu cầu phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, ngày 23/9/1959, Ty Công nghiệp Hòa Bình được thành lập, đánh dấu sự phát triển mới của Ngành Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Hòa Bình.

Cùng với sự phát triển của đất nước, do nhiệm vụ của từng thời kỳ, sau nhiều lần chia tách, ngày 31/7/2007, Quốc hội khóa XII đã thông qua Nghị quyết hợp nhất Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại thành Bộ Công Thương hiện nay. Tiếp đó, ngày 17/3/2008, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình đã ra Quyết định thành lập Sở Công Thương trên cơ sở sáp nhập Sở Công Nghiệp và Sở Thương mại - Du lịch, chuyển phần quản lý Nhà nước về du lịch sang Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

Căn cứ Quyết định số 28/2015/QĐ-UBND ngày 28/9/2015 của UBND tỉnh Hòa Bình Ban hành Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình.

* Vị trí, chức năng:

Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công thương, bao gồm các ngành và lĩnh vực: cơ khí; luyện kim; điện; năng lượng mới, năng lượng tái tạo; hóa chất; vật liệu nổ

38

công nghiệp; công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ vật liệu xây dựng); công nghiệp tiêu dùng; công nghiệp thực phẩm; công nghiệp chế biến khác; an toàn thực phẩm; lưu thông hàng hóa trên địa bàn tỉnh; xuất khẩu, nhập khẩu; quản lý thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế; quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá; chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; khuyến công, quản lý cụm công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ; quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật.

Sở Công Thương có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Công Thương.

* Nhiệm vụ, quyền hạn:

Tham mưu cho UBND tỉnh dự thảo quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, đề án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về phát triển ngành công thương trên địa bàn…Dự thảo các quyết định, chỉ thị cá biệt thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực công thương.

Hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các quy định về phát triển công thương sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo d i thi hành pháp luật về lĩnh vực công thương.

Giúp ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì, kiểm tra, thẩm định thiết kế các dự án đầu tư xây dựng, chất lượng các công trình thuộc ngành công thương trên địa bàn tỉnh theo phân cấp; cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn và thu hồi các loại

39

giấy phép, chứng nhận thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của Sở Công Thương theo quy định của pháp luật, sự phân công hoặc ủy quyền của ủy ban nhân dân tỉnh.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan của tỉnh kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng, bảo quản, kinh doanh và vận chuyển hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, xăng dầu, khí dầu mở hóa lỏng và các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn theo quy định của pháp luật;

Triển khai thực hiện các nội dung quản lý về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực công thương theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện quy hoạch và các chính sách phát triển ngành công nghiệp môi trường,…

Công tác cải cách hành chính tại Sở luôn được xác định là nhiệm vụ then chốt trong công tác chỉ đạo, điều hành; là công việc thường xuyên và liên tục, coi đây là một trong những công tác trọng tâm của ngành Công Thương ... Đảng ủy, Lãnh đạo Sở đã quan tâm chỉ đạo và quán triệt triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các nhiệm vụ cải cách hành chính đến các phòng chuyên môn,

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại sở công thương tỉnh hòa bình (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)