Đối với công tác kiểm tra nhân lực: Theo Quy chế làm việc của Sở Công Thương thì Trưởng các phòng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm đôn đốc kiểm tra công chức, viên chức trong phòng, đơn vị thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả những công việc được giao; quản lý công chức, viên chức của đơn vị mình về kỷ luật lao động và ý thức trách nhiệm.
Đối với công tác giám sát nhân lực: Theo nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân tại các cơ quan hành chính Nhà nước, Ban Thanh tra nhân dân của các tổ chức Công đoàn thuộc Sở Công Thương có trách nhiệm giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nước, nội quy quy chế của cơ quan; giám sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đối với công chức, viên chức.
Thời gian qua, Sở Công Thương đã cơ bản tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công chức, viên chức trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các quy chế, quy định liên quan đến công chức, viên chức, đặc biệt là kiểm tra, giám sát tiến độ, chất lượng và hiệu quả của từng công việc được giao. Qua kiểm tra, giám sát, phát hiện nhắc nhở, phê bình và xử lý nghiêm khắc những vi phạm theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước, đồng thời đã tạo được chuyển biến quan trọng trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống cho công chức, viên chức; nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao, không để quá hạn, bỏ sót nhiệm vụ được phân công; không đùn đẩy trách nhiệm, không né tránh công việc;
59
không lợi dụng chức năng, nhiệm vụ để gây nhũng nhiễu, phiền hà, trục lợi khi xử lý, giải quyết công việc liên quan đến người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn một số phòng, đơn vị, việc kiểm tra, giám sát công chức, viên chức chưa được thường xuyên, còn hình thức dẫn đến ý thức chấp hành kỷ luật lao động của một số công chức và người lao động chưa thực sự cao, chưa sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc, chấp hành thời giờ làm việc chưa nghiêm túc, còn hiện tượng đi muộn về sớm, tranh thủ làm việc riêng trong giờ làm việc; còn công chức, viên chức là Đảng viên được đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế năng lực do chất lượng, hiệu quả công tác còn hạn chế. Ngoài ra hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân còn thụ động trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, chưa thực sự phát huy hiệu quả đối với công tác giám sát.
3.3. Đánh giá chung công tác quản lý nguồn nhân lực tại Sở Công Thƣơng tỉnh Hòa Bình
3.3.1. Những kết quả đạt được
Công tác quản lý nhân lực tại Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình cơ bản đã thực hiện tốt các quy định của Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung năm 2019, Luật Viên chức năm sửa đổi, bổ sung 2019 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật. Thực hiện nghiêm phân cấp quản lý của UBND tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 25/2008/QĐ-UBNDngày 31/10/2008 của UBND tỉnh Hòa Bình quy định về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức.
60
a. Công tác hoạch định và phân tích công việc
Bảng 3.6. Công tác hoạch định và phân tích công việc tại sở Công Thương tỉnh Hòa Bình
(Đơn vị tính: %).
Yếu tố
Nội dung đánh giá Mức điểm Điểm
TB 1 2 3 4 5 Công tác hoạch định nhân lực
Cán bộ thực hiện công tác hoạch định thực sự có trình độ chuyên môn chuyên sâu
4 15 18 36 27 3,67 Công tác hoạch định được xây dựng
dựa trên chiến lược và mục tiêu phát triển trong thời gian tới của Sở.
5 14 17 38 26 3,66
Dự báo về cung cầu lao động là tương đối chính xác và hiệu quả
4 15 18 37 26 3,66 Kết quả hoạch định đã mang lại hiệu
quả cao đối với việc tuyển dụng, đào tạo, bố trí sắp xếp công việc
5 14 19 35 27 3,65 Công tác phân tích công việc
Mô tả công việc và quy trình hướng dẫn thực hiện công việc của Sở đầy đủ, chi tiết, nhân viên dễ dàng áp dụng
4 6 9 35 46 4,13
Kết quả phân tích công việc đã mang lại hiệu quả cao đối với việc lựa chọn và bố trí sử dụng lao động hợp lý, đúng người, đúng việc
6 7 8 34 45 4,05
Nhìn vào bảng đánh giá trên có thể thấy công tác hoạch định nhân lực và phân tích công việc ở Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình hiện nay đang được thực hiện rất tốt. Về công tác hoạch định nhân lực thì điểm đánh giá trung bình rất cao ở các tiêu chí Cán bộ thực hiện công tác hoạch định thực sự có trình độ chuyên môn chuyên sâu đạt ĐTB 3,67 xếp cao nhất trong thang đánh
giá; Công tác hoạch định được xây dựng dựa trên chiến lược và mục tiêu phát
triển trong thời gian tới của Sở.
Cùng với dự báo về cung cầu lao động là tương đối chính xác và hiệu quả đạt ĐTB 3,66 đây là tỷ lệ đánh giá khá cao đã cho thấy việc hoạch định
nhân lực và dự báo về nhân lực đang được thực hiện rất tốt. Chính vì vậy đã mang lại hiệu quả tích chực trong vấn đề quản lý nhân lực tại Sở, Kết quả
61
hoạch định đã mang lại hiệu quả cao đối với việc tuyển dụng, đào tạo, bố trí sắp xếp công việc đạt 3,65 ĐTB.
Về công tác phân tích công việc đạt kết quả khảo sát rất cao, các tiêu chí đạt đều trên 4 ĐTB, cụ thể: Mô tả công việc và quy trình hướng dẫn thực hiện công
việc của Sở đầy đủ, chi tiết, nhân viên dễ dàng áp dụngđạt ĐTB 4,13; Kết quả phân tích công việc đã mang lại hiệu quả cao đối với việc lựa chọn và bố trí sử dụng lao động hợp lý, đúng người, đúng việc đạt ĐTB 4,05. Đã cho thấy việc
phân tích công việc được thực hiện hết sức bài bản, chặt chẽ và có nhiều kết quả đáng khíc lệ, tạo động lực mạnh mẽ cho việc sử dụng nhân lực tại Sở.
b. Công tác quản lý, sử dụng nhân lực
Bảng 3.7. Công tác tuyển dụng và bố trí, sắp xếp công việc tại sở Công Thương tỉnh Hòa Bình
(Đơn vị tính %).
Yếu tố
Nội dung đánh giá Mức điểm Điểm
TB 1 2 3 4 5 Công tác tuyển dụng
Thông tin tuyển dụng của Sở được công bố rộng rãi bằng nhiều kênh thông tin
3 4 12 32 48 4,15
Các nhân viên được tuyển dụng có khả năng phù hợp cao với vị trí yêu cầu
10 9 47 18 16 3,21 Các nhân viên được tuyển dụng thể
hiện khả năng tốt trong môi trường Sở.
15 14 33 20 18 3,12 Công tác tuyển dụng thể hiện sự công
bằng, minh bạch 5 11 25 33 26 3,64 Công tác bố trí sắp xếp công việc
Nhân viên được bố trí công việc một cách khoa học và phù hợp với năng lực từng người
18 15 34 27 6 2,88
Các bộ phận trong Sở có cơ cấu nhân viên hợp lý
4 6 47 30 13 3,42 Quyết định bố trí thay đổi vị trí nhân
sự của Sở là công bằng, thỏa đáng
10 15 42 25 8 3,06 Mỗi cá nhân khi được bố trí công việc
mới đều thể hiện tốt năng lực ở vị trí mới
7 15 44 24 10 3,15
Nhìn vào bảng khảo sát có thể thấy rằng, Nhìn chung, công tác tuyển dụng và việc bố trí, sắp xếp công việc tai Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình
62
trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả tốt và được đánh giá cao. Thông tin tuyển dụng công khai, minh bạch trên các phương tiện thông tin đại chúng, các nhân viên được tuyển dụng có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt, phù hợp với vị trí việc làm.
Công tác bố trí, sắp xếp công việc khoa học, phù hợp với năng lực từng người đạt ĐTB 2,88; Quyết định bố trí, thay đổi vị trí nhân sự của Sở là công bằng, thỏa đáng đạt ĐTB 3,06. Và Mỗi cá nhân khi được bố trí công việc mới đều thể hiện tốt năng lực ở vị trí mới được đánh giá khá cao đạt ĐTB 3,15.
Công tác quản lý, sử dụng đội ngũ công chức, viên chức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Công tác quản lý, sử dụng cán bộ bước đầu được chuẩn hóa, quy trình hóa đi vào nền nếp và tương đối đồng bộ từ việc sắp xếp, bố trí cán bộ có phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn tốt giữ các vị trí chủ chốt trong từng phòng, đơn vị. Công tác quy hoạch cán bộ đã được quan tâm chú trọng để có đủ nguồn kế cận, hàng năm thường xuyên điều chỉnh, bổ sung những cán bộ có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, rút ra khỏi quy hoạch những cán bộ hạn chế về năng lực, uy tín thấp. Có cơ chế sàng lọc những người thiếu năng lực, không đủ năng lực và đáp ứng được yêu cầu, góp phần nâng cao chất lượng cán bộ để sử dụng có hiệu quả.
c. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực
Công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ cho đội ngũ công chức, viên chức trên cơ sở quy hoạch cán bộ của ngành bước đầu được quan tâm và đẩy mạnh, chú trọng đến đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức trẻ có năng lực và trình độ; phát huy nội lực tự đào tạo, bồi dưỡng là chính với hình thức, nội dung,đối tượng đào tạo khá phong phú, đồng bộ đáp ứng nhu cầu nâng cao, bổ sung cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực quản lý điều hành, kiến thức ngoại ngữ, kiến thức công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác cũng như chuẩn bị đội ngũ nhân lực có đủ các tố chất cần thiết để đi hội nhập.
63
Bảng 3.8. Công tác đào tạo nhân lực tại sở Công Thương tỉnh Hòa Bình (Đơn vị tính %)
Yếu tố
Nội dung đánh giá Mức điểm Điểm
TB 1 2 3 4 5 Công tác đào tạo
Sở thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo và bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho CBCNV
4 8 27 26 35 2,20
Công tác đào tạo mang lại kiến thức, kỹ năng phù hợp với công việc và định hướng phát triển nghề nghiệp của CBCNV
8 18 33 24 17 2,76
Công tác đào tạo giúp CBCNV làm việc hiệu quả hơn với những kiến thức, kỹ năng thu nhận được
5 10 45 16 24 2,59
Hình thức và nội dung đào tạo mới, thu hút đối với người tham gia đào tạo
6 4 40 22 28 2,44 Có thể thấy, Công tác đào tạo bồi dưỡng đã được Sở Công Thương quan tâm, tạo điều kiện để nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ. Sở thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo và bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho CBCNV
đạt ĐTB 2,20, ở mức tương đối thấp điều này đã cho thấy trong thời gian tới Sở cần phải quan tâm hơn nữa tới việc tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên của Sở. Hình thức và nội dung đào tạo mới, thu hút đối với người tham gia đào tạo đạt ĐTB 2,44. Trong những năm qua, Sở đã cử nhiều đợt cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, làm cơ sở cho việc chuẩn hóa cán bộ, nhân lực của Sở. Nội dung và hình thức đào tạo liên tục được cập nhật, bổ sung đã thu hút được đối tượng người học, mang lại hiệu quả cao trong đào tạo, bồi dưỡng.
64
d. Công tác đãi ngộ nhân lực
Luôn tạo môi trường thuận lợi cho công chức, viên chức làm việc, phát huy tính chủ động sáng tạo của công chức trong việc giải quyết, xử lý công việc. Thường xuyên quan tâm đời sống vật chất, tinh thần của toàn thể công chức và người lao động trong cơ quan; hàng tháng thực hiện việc cấp phát lương kịp thời đầy đủ, thực hiện tốt chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp công chức, viên chức, tổ chức thăm hỏi động viên kịp thời khi công chức, viên chức động ốm đau, gia đình gặp khó khăn.
Bảng 3.9. Chính sách tiền lương và đãi ngộ tại sở Công Thương tỉnh Hòa Bình ( Đơn vị tính %).
Yếu tố
Nội dung đánh giá Mức điểm Điểm
TB 1 2 3 4 5 Chính sách tiền lƣơng và đãi ngộ
Chính sách tiền lương và đãi ngộ của Sở là tương đối tốt và tạo động lực cho nhân viên làm việc
3 9 15 35 38 2,07
Các hoạt động giao lưu, thể thao được tổ chức thường xuyên, thu hút sự tham gia của đông đảo CBCNV của Sở
5 2 40 33 20 3,61
Các chế độ nghỉ phép, ốm đau, thai sản, nghỉ lễ, Tết được đảm bảo đầy đủ
3 3 39 34 21 3,67 Nhìn vào bảng đánh giá có thể thấy chính sách tiền lương và đãi ngộ nhân lực được thực hiện rất tốt. Các chế độ nghỉ phép, ốm đau, thai sản, nghỉ lễ, Tết được đảm bảo đầy đủ được đánh giá rất cao, đạt ĐTB 3,67; Các hoạt động giao lưu, thể thao được tổ chức thường xuyên, thu hút sự tham gia của đông đảo CBCNV của Sở đạt ĐTB 3,61 đã cho thấy các hoạt động thể thao, giao lưu trong đơn vị được thực hiện thường xuyên và đạt hiệu quả cao.
65
e. Công tác kiểm tra, đánh giá nhân lực
Bảng 3.10. Công tác kiểm tra, đánh giá quản lý nhân lực tại sở Công Thương tỉnh Hòa Bình
(Đơn vị tính %).
Yếu tố Nội dung đánh giá Mức điểm Điểm
TB 1 2 3 4 5 Công tác kiểm tra, đánh giá quản lý nhân lực
Sở thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác quản lý nhân lực và có các báo cáo cụ thể
5 16 41 18 20 2,68
Chất lượng nhân lực ngày càng được cải thiện một cách rõ ràng, cụ thể
6 14 46 13 21 2,55 Nội dung về quản lý nhân lực của
Sở là hợp lý và phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển của Sở.
3 11 48 15 24 2,60
Công tác kiểm tra, đánh giá nhân lực được thực hiện tương đối tốt. Sở thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác quản lý nhân lực và có các báo cáo cụ thể về chất lượng nhân lực; Nội dung về quản lý nhân lực của Sở là hợp lý và phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển của Sở. Chính vì vậy, chất lượng nhân lực ngày càng được cải thiện, đi vào chiều sâu.
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
3.3.2.1. Những hạn chế
Một là, đội ngũ công chức, viên chức của Sở Công Thương còn thiếu về số lượng, một bộ phận yếu về trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Điều đó ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngành. Việc quản lý đội ngũ công chức, viên chức của Sở Công Thương trong những năm qua nhìn chung còn thụ động, khá cứng nhắc, chưa có nhiều đổi mới, sáng tạo, đó là:
+ Đối với vị trí việc làm: Chưa thực hiện bố trí công chức, viên chức theo đúng bản mô tả công việc và khung năng lực cho từng vị trí việc làm. Việc bố trí biên chế theo các vị trí việc làm còn chưa hợp lý, khoa học, cần giảm biên chế cho một số vị trí lãnh đạo quản lý để tăng biên chế chuyên môn, nghiệp vụ.
66
+ Công tác quy hoạch một số cán bộ lãnh đạo trong một số trường hợp chưathật sự chính xác. Cơ cấu, tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ chưa đảm bảo, một số cán bộ, công chức được quy hoạch nhưng chưa thực sự đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định.
+ Chưa thực hiện được công tác tuyển dụng viên chức theo hình thức thi tuyển mà chỉ thực hiện bằng hình thức xét tuyển, dẫn đến chất lượng tuyển dụng không cao, chưa thực sự khách quan và công tâm.
+ Công tác điều động, luân chuyển công chức, viên chức thực hiện nhưng chưa được nhiều. Còn bố trí công chức, viên chức chưa theo đúng sở trường, năng lực, chuyên môn được đào tạo dẫn đến hiệu quả công việc kém;
Trong công tác bổ nhiệm cán bộ, vẫn còn một số trường hợp chưa đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện như thiếu về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học và ngoại ngữ.
+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn chắp vá, chưa có chiến lược dài hạn; việc xây dựng kế hoach đào tạo, bồi dưỡng hàng năm còn khá sơ sài, chưa khoa học. Nội dung bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý hành chính và quản lý chuyên ngành, kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn cho