Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Sở trong thời gian qua chú trọng vào các lĩnh vực: Đào tạo chuyên môn đại học, sau đại học. Đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị cao cấp, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học, tiếng dân tộc thiểu số cho dự nguồn.
Việc đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Sở Công Thương đã được cụ thể hoá bằng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cả giai đoạn và hàng năm.
Bảng 3.3. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức từ năm 2016 -2020
(Đơn vị tính: người)
TT Đào tạo, bồi dƣỡng Năm Năm Năm Năm Năm
2016 2017 2018 2019 2020 I Đào tạo 8 10 9 19 20 1 Thạc sĩ 4 4 4 10 15 2 Cử nhân 2 2 1 5 1 3 Cao cấp lý luận chính trị 2 4 4 4 4 II Bồi dƣỡng 60 60 64 72 89
1 Ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc
5 5 2 2 10
tiếng Trung Quốc)
2 Tin học văn phòng 2 2 3 2 2 3 QLNN chương trình
1 1 1 Chuyên viên cao cấp
4 QLNN chương trình 2 5 3 5 3 Chuyên viên chính 5 QLNN chương trình 11 5 10 17 17 Chuyên viên 6 Kỹ năng lãnh đạo 3 3 3 3 4 7 Nghiệp vụ, chuyên ngành 35 35 40 40 50 8 Tiếng dân tộc thiểu số 2 5 2 2 2
Nguồn: Tổng hợp từ các Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Sở Công Thương từ năm 2016 đến năm 2020
51
Thực hiện Kế hoạch đào tạo: Trên cơ sở tiêu chuẩn để lựa chọn, cử công chức, viên chức đi học đúng đối tượng, theo kế hoạch đã đề ra. Chế độ, chính sách đối với từng công chức, viên chức đi học được công bố công khai và thực hiện nghiêm túc theo quy định, đã khuyến khích, động viên công chức, viên chức yên tâm học tập.
Nhìn vào bảng 3.3 có thể thấy rằng, Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình đã hết sức quan tâm đến vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, mà đặc biệt là đội ngũ cán bộ trẻ. Từ 2016 đến 2020, kế hoạch đào tạo cán bộ được đưa ra tăng lên qua các năm từ 8 người năm 2016 lên 20 người năm 2020, điều này đã cho thấy nhu cầu về công tác đào tạo cán bộ của Sở là rất lớn, mặt khác cũng cho thấy sự quan tâm của lãnh đạo đơn vị đến công tác nhân sự, công tác cán bộ của Sở.
Nhu cầu về đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức là yêu cầu bức thiết hiện nay đối với tất cả các cơ quan, đơn vị trong bộ máy nhà nước mà dặc biệt là sở Công Thương tỉnh Hòa Bình. Kế hoạch đào tạo trình độ thạc sĩ được đề ra tăng lên qua các năm từ 4 người năm 2016 lên 15 người năm 2020, cùng với đó là cử đi học lớp cao cấp và hoàn thiẹn cao cấp lý luận chính trị để phục vụ cho công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ với 2 chỉ tiêu vào năm 2016 tăng lên 4 chỉ tiêu vào năm 2020. Bên cạnh đó, việc chuẩn hóa cán bộ đang là yêu cầu bức thiết hiện nay, việc cử đi đào tạo trình độ đại học giảm xuống đã cho thấy công tác tuyển dụng cán bộ hiện nay đang được thực hiện rất tốt, cán bộ, công chức được tuyển dụng đều phải có trình độ đại học trở lên, vì vậy việc cử đi đào tạo đại học đã giảm xuống.
52
Bảng 3.4. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức từ năm 2016-2020 (Đơn vị tính: người)
TT Đào tạo, bồi dƣỡng Năm Năm Năm Năm Năm
2016 2017 2018 2019 2020 I Đào tạo 4 4 2 13 2 1 Thạc sĩ 3 1 7 2 Cử nhân 1 1 4 3 Cao cấp lý luận chính trị 2 2 2 2 II Bồi dƣỡng 49 57 57 69 81
1 Ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc
4 5 2 2 10
tiếng Trung Quốc)
2 Tin học văn phòng 1 2 3 2 2 3 QLNN chương trình
1 Chuyên viên cao cấp
4 QLNN chương trình 1 4 2 5 1 Chuyên viên chính 5 QLNN chương trình 11 3 9 17 13 Chuyên viên 6 Kỹ năng lãnh đạo 2 3 2 3 4 7 Nghiệp vụ, chuyên ngành 28 35 38 40 50 8 Tiếng dân tộc thiểu số 2 5 1
Tổng cộng 53 61 59 82 83
Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Sở Công Thương từ năm 2016 đến năm 2020
53
Bảng 3.4 cho thấy, Sở Công Thương đã luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, thể hiện số lượng công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ngày một tăng. Tuy nhiên việc cử công chức, viên chức đi đào tạo thạc sĩ, lý luận chính trị vẫn còn hạn chế, nhất là việc cử đi đào tạo lý luận chính trị, đây là một tiêu chuẩn bắt buộc trong bổ nhiệm cán bộ.
Thông qua bảng số liệu có thể thấy kết quả đạo tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở Sở đã có nhiều kết quả đáng khích lệ. Số lượng cán bộ đã được đào tạo sau khi lập kế hoạch đã có những kết quả như trình độ thạc sĩ đã tăng lên và đạt 7 người vào năm 2019, trình độ cao cấp lý luận chính trị được chuẩn hóa là 2 người đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu của công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ.
Về công tác bồi dưỡng cán bộ có thể thấy về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đề ra và đáp ứng được kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức mà Sở đã xây dựng lên. Trong đó, nổi bật nhất là kết quả bồi dưỡng về nghiệp vụ, chuyên ngành với số lượng cán bộ, công chức được bồi dưỡng tăng lên qua các năm với số lượng lớn, chiếm đa số trong kế hoạch và kết quả đào tạo, bồi dưỡng cná bộ, công chức của Sở, tăng từ 28 người năm 2016 lên 50 người vào năm 2020. Điều này đã cho thấy, cán bộ, công chức của Sở đa chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ cho quá trình công tác của mình để từ đó tạo nên sự thành công chung của cả tập thể cơ quan.
Tuy nhiên, vấn đề bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số của Sở vẫn còn hạn chế, cần phải có sự thay đổi trong thời gian tới, vì Hòa Bình là một tỉnh miền núi nên vấn đề bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức của Sở là hết sức quan trọng, đặc biệt là hiện nay có nhiều trung tâm liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, thu hút đầu tư vào tỉnh ở những vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nếu như cán bộ, công chức, viên chức biết và hiểu được tiếng dân tộc thiểu số thì sẽ rất thuận lợi trong công tác của bản thân, mang lại hiệu quả công việc cho cơ quan, đơn vị mình.
Sau mỗi đợt, khóa đào tạo, bồi dưỡng Sở Công Thương chưa tổ chức lấy ý kiến của công chức, viên chức về kết quả đào tạo, bồi dưỡng. Đánh giá kết
54
quả đào tạo, bồi dưỡng sau mỗi đợt, khóa đào tạo, bồi dưỡng là một việc làm cần thiết và Sở Công Thương có thể sử dụng các phương pháp như: Đánh giá bằng trắc nghiệm; Đánh giábằng phiếu thăm dò; Đánh giá của cấp quản lý trước và sau đào tạo, bồi dưỡng.
Việc không tổ chức lấy ý kiến của công chức, viên chức về kết quả đào tạo sau mỗi đợt, khóa đào tạo, bồi dưỡng sẽ không giúp cho những người tổ chức có kinh nghiệm làm tốt hơn cho những đợt, khóa sau.