Xu thế đẩy mạnh cải cách hành chính

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại sở công thương tỉnh hòa bình (Trang 81)

Cải cách hành chính ngoài yêu cầu của đổi mới phát triển đất nước, công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập kinh tếquốc tế, cải cách nền hành chính còn do yêu cầu bức xúc của người dân: không muốn bị phiền hà, sách nhiễu; được pháp luật bảo vệ... Nền hành chính có trách nhiệm chính trong việc đáp ứng yêu cầu đó. Không phải ngẫu nhiên Đảng ta đề ra mục tiêu, nhiệm vụ của cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính dân chủ phục vụ đắc lực nhân dân; cải cách hành chính là để giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cơ quan hành chính với tổ chức và nhân dân. Đây là vấn đề liên quan đến bản chất của nền hành chính nhà nước ta - Nền hành chính trong nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, nhân dân là chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực nhà nước.

73

Từ năm 2011-2020, công tác cải cách hành chính được Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác chỉ đạo, điều hành nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Một số lĩnh vực cải cách hành chính được các cấp, các ngành triển khai thực hiện tích cực, đạt hiệu quả cao, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân như: Thành lập được Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh; xây dựng Bộ phận một cửa hiện đại ở cấp huyện, cấp xã; xây dựng Cổng dịch vụ công của tỉnh và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 để phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn; tình trạng giải quyết hồ sơ quá hạn theo quy định đã được khắc phục. Kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, thôn, tổ dân phố để giảm đầu mối quản lý, giảm biên chế và chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước. Đã phê duyệt được bản mô tả công việc và khung năng lực theo vị trí việc làm đối với 100% cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Duy trì, đổi mới, nâng cao chất lượng đánh giá, xếp loại Chỉ số cải cách hành chính, mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm; gắn với công tác thi đua, khen thưởng và đánh giá, phân loại người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Kết nối liên thông phần mềm Văn phòng điện tử từ tỉnh đến xã và Trục liên thông văn bản quốc gia. Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO tại 100% UBND cấp xã.

Quý I/2021, UBND tỉnh Hoà Bình đã ban hành 16 quyết định công bố 271 thủ tục hành chính; trong đó, công bố mới 182 TTHC, sửa đổi, bổ sung 39 TTHC, bãi bỏ, hủy bỏ 50 TTHC không cần thiết. Văn phòng UBND tỉnh đã thực hiện nhập, đăng tải công khai toàn bộ những nội dung trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC.

74

Công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện nghiêm túc, khách quan; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức bước đầu thực hiện đổi mới việc quản lý theo quy định. Thông quan chính sách thu hút, đã tuyển dụng, tiếp nhận đội ngũ công chức, viên chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, nâng cao chất lượng công tác chuyên môn trong việc xây dựng, hoạch định những chính sách, chiến lược, kế hoạch, chương trình hợp tác để phát triển kinh tế, xã hội.

Chính từ xu thế cải cách hành chính hiện nay, đòi hỏi thời gian tới Sở Công Thương phải không ngừng cải cách tổ chức bộ máy của Sở; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức; hiện đại hóa hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu của tỉnh đề ra.

4.2. Định hƣớng quản lý nhân lực tại Sở Công Thƣơng tỉnh Hòa Bình

Trong giai đoạn hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh Hòa Bình nói riêng và của cả nước nói chung cùng với sự tác động mạnh mẽ của cách mạng 4.0 đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình nhân lực của Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình.

Tỉnh Hòa Bình là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc với những tiềm năng phát triển kinh tế to lớn, là của ng của vùng Tây Bắc đất nước, có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông và có nhiều cảnh quan đẹp phục vụ cho các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng. Đây là những yếu tố cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư vào tỉnh, đây cũng là thách thức đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Sở, vì cần phải có năng lực và trí tuệ để có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thức đẩy các hoạt động quảng bá sản phẩm của tỉnh,…

Mặt khác, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với hội nhập quốc tế đã tác động rất lớn đến nhân lực của Sở. Đặt ra nhiều thuận lợi

75

và thách thức đối với đội ngũ cán bộ, công chức và quản lý đội ngũ này để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra, nhất là đối với vấn đề tuyển dụng và đào tạo, bồi dưỡng, quy haochj, bổ nhiệm cán bộ.

Thứ nhất, xây dựng môi trường làm việc thuận lợi: 100% công chức,

viên chức tại Sở Công Thương Hòa Bìnhđược trang bị phương tiện làm việc cá nhân theo đúng qui định của Chính phủ; 100% công chức, viên chức được thực hiện chế độ lương, bổ sung thu nhập theo đúng qui định của Nhà nước và của quy chế của đơn vị.

Thứ hai, nâng cao trình độ và năng lực công tác cho công chức, viên

chức của Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình, nhằm đáp ứng yêu cầu công việc được giao: Phấn đấu đến năm 2025 có trên 95% công chức, viên chức là cán bộ lãnh đạo quản lý và chuyên môn nghiệp vụ có trình độ chuyên môn đại học trở lên, trong đó trình độ sau đại học đạt trên 10%; trên 50% công chức, viên chức là lãnh đạo quản lý có trình độ lý luận chính trị cao cấp.

Thứ ba, hằng năm trong giai đoạn 2020 - 2025, 70% công chức, viên

chức được bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý nhà nước; 100% công chức, viên chức được bồi dưỡng nâng cao về chính trị, tư tưởng.

Thứ tư, công chức, viên chức của Sở Công Thương tỉnh Hòa Bìnhcó

bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, có năng lực thực tiễn để hoạt động nghề nghiệp một cách chuyên nghiệp

4.3. Các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại Sở Công Thƣơng tỉnh Hòa Bình Sở Công Thƣơng tỉnh Hòa Bình

4.3.1. Đổi mới sắp xếpvà kiện toàn tổ chức bộ máy

- Củng cố, đổi mới, kiện toàn, củng cố, sắp xếp hợp lý các phòng, ban,

đơn vị trực thuộc: Cần phân định r hơn chức năng, nhiệm vụ giữa phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc cũng như quyền hạn, trách nhiệm củatừng công chức, viên chức và thực thi nghiêm chỉnh theo chức năng, nhiệm vụ đã

76

phân định đảm bảo không lấn sân, chồng chéo lên nhau thực hiện và phối hợp nhịp nhàng, có hiệu quả giữa các phòng, ban, đơn vị trực thuộc.

Thực hiện sắp xếp lại tổ chức, bố trí công chức, viên chức theo vị trí việc làm một các khoa học, hợp lý đảm bảo “đúng người, đúng việc” để tạo ra một bộ máy hoạt động hiệu quả.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định về công tác cán bộ, công chức nhằm đảm bảo sự thống nhất lãnh đạo đối với công tác cán bộ, công chức, viên chức.

- Xác định đúng tiêu chuẩn chức danh cho từng loại công chức, viên chức Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình làm cơ sở thi tuyển, bổ nhiệm, đào tạo đáp ứng được yêu cầu của ngành.

- Thực hiện rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở để sắp xếp lại cho phù hợp, giảm đầu mối, tăng cường kiêm nhiệm, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo đúng tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị khóa XI về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 41/2021/QĐ-UBND ngày 06/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định vị trí, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình ban hành kèm theo Quyết định số 28/2015/QĐ-UBND ngày 28/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình trong đó giải thể Phòng Quản lý đầu tư và Hợp tác quốc tế, nhiệm vụ chuyển về Phòng Quản lý thương mại thuộc Sở.

4.3.2. Tái bố trí công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch công chức, viên chức lượng công tác quy hoạch công chức, viên chức

Thực hiện sắp xếp lại tổ chức, bố trí công chức, viên chức theo vị trí việc làm một các khoa học, hợp lý đảm bảo “đúng người, đúng việc” để tạo ra một bộ máy hoạt động hiệu quả, cụ thể:

77

- Đối với vị trí việc làm của cơ quan tổ chức hành chính (cơ quan Sở Công Thương): Tiến hành rà soát lại biên chế được giao của từng phòng, ban, đơn vị, đánh giá toàn bộ công chức của Sở về: Trình độ, chuyên ngành đạo tạo, khả năng chuyên môn nghiệp vụ sovới yêu cầu của từng vị trí việc làm để có cơ sở dự kiến Phương án tái bố trí công chức theo vị trí việc làm.

- Đối với vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp (Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp).Giám đốc các đơn vị sự nghiệp chủ động tiến hành rà soát lại biên chế được giao của từng phòng, ban, đơn vị, đánh giá toàn bộ viên chức của đơn vị về: Trình độ, chuyên ngành đạo tạo, khả năng chuyên môn nghiệp vụ so với yêu cầu của từng vị trí việc làm để có cơ sở dự kiến Phương án tái bố trí công chức theo vị trí việc làm. Trước mắt nên tiến hành sắp xếp, phân công lại nhiệm vụ của từng viên chức đối với vị trí nhóm chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng tham mưu để hoàn thành tốt hơn các nhiệm vụ, kế hoạch được giao.

Trong những năm qua, Sở Công Thương đã có nhiều cố gắng trong nâng cao chất lượng quy hoạch công chức, viên chức vào các vị trí lãnh đạo, quản lý, tuy nhiên công tác này vẫn còn nhiều bất cập. Trong thời gian tới, Sở cần phải có những chính sách phù hợp, trước tiên phải nhìn nhận, đánh giá đúng cán bộ giỏi, từ đó đưa vào quy hoạch và bồi dưỡng cán bộ để trở thành những lãnh đạo nguồn cho đơn vị để kế cận những cán bộ lãnh đạo, quản lý sắp nghỉ chế độ. Mặt khác, cần phải trẻ hóa cán bộ lãnh đạo quản lý để thích ứng nhanh với thực tiễn đang đặt ra cho sở Công Thương cùng với sự phát triển nhanh của tỉnh Hòa Bình.

Căn cứ vào kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức tổ chức rà soát quy hoạch cán bộ, công chức, bổ sung nguồn quy hoạch giai đoạn 2020 - 2025.

78

Triển khai thực hiện rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý vàcác chức danh lãnh đạo phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở và lãnh đạo các phòng, đội thuộc các đơn vị trực thuộc Sở phải gắn với quy hoạch chung của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, quy hoạch phải sát với thực tiễn, trên cơ sở nắm chắc đội ngũ công chức, viên chức hiện có và nguồn công chức, viên chức dự báo được nhu cầu, khả năng phát triển đội ngũ công chức, viên chức.

Công tác quy hoạch mở và động nhưng cũng phải đảm bảo chất lượng, không quy hoạch ồ ạt và sau quy hoạch phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức đảm bảo cho công chức, viên chức được quy hoạch hội đủ các điều kiện và tiêu chuẩn bổ nhiệm theo quy định. Đồng thời căn cứ vào vị trí và nhu cầu công tác của từng chức danh lãnh đạo cụ thể để xem xét, bổ nhiệm, tránh tình trạng quy hoạch treo, lãng phí nguồn lực.

Công chức, viên chức trong diện quy hoạch phải là những người đáp ứng cơ bản tiêu chuẩn chức danh cán bộ, đồng thời cần được tiếp tục hoàn thiện thông qua đào tạo, rèn luyện và thử thách trong thực tiễn. Sở Công Thương cần xác định ưu công chức, viên chức có triển vọng phát triển, đảm bảo cơ cấu công chức, viên chức lãnh đạo về giới (nam, nữ), cơ cấu thành phần dân tộc, xuất sắc dưới 40 tuổi, có trình độ đại học trở lên.

4.3.3. Đổi mới công tác tuyển dụng viên chức; nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng công chức, viên chức

Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình cần có những cơ chế tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với thực tiễn đặt ra trong thời gian tới, chủ động, tích cực, linh hoạt trong tuyển dụng cán bộ. Bên cạnh vấn đề tuyển dụng là sử dụng cán bộ đó sao cho hợp lý với chuyên ngành được tào tạo để đưa vào những vị trí việc làm phù hợp.

79

- Để đảm bảo tuyển dụng nhân lực có thể lực, trí lực dồi dào, tiềm năng lớn và toàn diện đòi hỏi Sở Công Thương phải có chính sách tuyển dụng khoa học, mang tính thực tiễn, tính chất đặc thù, theo đó trong tuyển dụng viên chức cần thực hiện theo hình thức thi tuyển. Đồng thời trong tuyển dụng cần tuân thủ đầy đủ và đúng trình tự, thủ tục, các điều kiện, tiêu chuẩn tuyển dụng theo quy định đảm bảo công khai minh bạch, công bằng, không để xảy ra sai sót, gian lận hoặc có sự can thiệp từ các mối quan hệ thân quen, quyền lực.

- Bố trí, sử dụng hợp lý

Thực hiện bố trí công chức, viên chức theo vị trí việc làm một cách khoahọc, hợp lý, đảm bảo đúng người, đúng việc để gây kích thích cho người lao động trong quá trình làm việc, làm tăng động cơ làm việc nhằm đạt hiệu quả cao.

- Luân chuyển, điều động công chức, viên chức phù hợp với yêu cầu sử dụng Cần tiếp tục mạnh dạn thực hiện việc luân chuyển, điều động, bố trí lại công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý khi có yêu cầu thực tiễn đặt ra. Qua luân chuyển, điều động để tạo nên sự đồng đều trong đội ngũ, bồi dưỡng toàn diện cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý, tạo điều kiện cho công chức, viên chức trẻ có triển vọng và công chức, viên chức quy hoạch được rèn luyện trong thực tiễn. Như vậy mới khắc phục được tình trạng khép kín, cục bộ, chủ quan, tạo nên sức ỳ trong công việc. Mặt khác, luân chuyển, điều động công chức, viên chức là một biện pháp quan trọng để bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ, công chức; mở rộng môi trường công tác, tăng thêm vốn hiểu biết và kinh nghiệm... nhằm hoàn thiện và phát huy năng lực công chức, viên chức.

- Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ đúng năng lực

Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ đúng năng lực có tác dụng kích thích mạnh mẽ cán bộ tích cực phấn đấu vươn lên, đồng thời tạo ra và duy trì đội ngũ cán bộ quản lý điều hành có chất lượng. Trong thời gian tới, Sở Công

80

Thương cần tập trung triển khai rà soát, đánh giá và ban hành Quy định mới về quy trình đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ. Quy định này có những ưu điểm như bổ sung hoàn chỉnh tiêu chuẩn các chức danh cán bộ quản lý điều hành phù hợp chiến lược phát triển nguồn nhân lực và công khai hóa các tiêu chuẩn để toàn thể công chức, viên chức biết để tự phấn đấu vươn lên, từ đó để được bổ nhiệm vào vị trí xứng đáng, phù hợp. Đồng thời xây dựng, bổ sung hoàn chỉnh quy trình, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ nhằm tạo ra tính đồng bộ triển khai có hiệu quả công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ; trong bổ nhiệm cán bộ cần đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định.

4.3.4. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức theo yêu cầu của vị trí việc làm và tiêu chuẩn ngạch

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại sở công thương tỉnh hòa bình (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)