Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng côngchức, viênchức theo yêucầu của

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại sở công thương tỉnh hòa bình (Trang 89 - 91)

của vị trí việc làm và tiêu chuẩn ngạch

Sở Công Thương cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức vì hiện nay, trước sự phát triển của khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế đòi hỏi cán bộ, công chức phải có sự nhạy bén, phải có năng lực, trình độ thì mới có thể thực hiện tốt công vụ. Nếu công tác đào tạo, bồi dưỡng được quan tâm hơn nữa thì chắc chắn hiệu quả công việc sẽ được nâng lên kéo theo đó là thành tích của Sở trong những năm tới sẽ đạt được nhiều kết quả tốt hơn.

Đây là giải pháp mang tính lâu dài, tác động đến sự phát triển của tổ chức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đào tạo, bồi dưỡng có trọng điểm đáp ứng yêucầu vị trí việc làm, khắc phục những tồn tại trước đây trong xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng của Sở, chú trọng rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho công chức, viên chức đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm chi phí, cần thực hiện như sau:

- Xác định đúng nhu cầu đào tạo của Sở: Việc xác định nhu cầu trước hết quan tâm đến nhu cầu của tổ chức trước mắt và cũng như lâu dài, nghiên cứu sự thay đổi của cơ chế, chính sách, yêu cầu cải cách hành chính để đề xuất ưu

81

tiên cần đào tạo, bồi dưỡng ngành nghề gì. Phân tích nhu cầu từ cá nhân công chức, viên chức để lựa chọn nguồn đào tạo; phân tích yêu cầu của công việc.

Đối với nội dung đào tạo: Đào tạo sau đại học đối với công chức, viên chức dưới 40 tuổi, trong quy hoạch, tập trung vào một số chuyên ngành cần thiết như: Quản lý kinh tế, Kinh tế đối ngoại, Quản lý công, Luật, Kỹ thuật điện, Quản lý công nghiệp… Đồng thời đào tạo về trình độ lý luận chính trị đối với công chức, viên chức trong diện quy hoạch để đáp ứng về tiêu chuẩn bổ nhiệm.

Đối với bồi dưỡng: Tập trung bồi dưỡng theo ngạch như ngạch Chuyên viên, Kiểm soát viên thị trường, chú trọng cử đi học các lớp bồi dưỡng về kỹ năng hành chính, bồi dưỡng về công tác chuyên môn nghiệp vụ như nghiệp vụ công tác tổ chức cán bộ, công tác thanh tra chuyên ngành, công tác quản lý kinh doanh thương mại, quản lý xuất nhập khẩu, quản lý công nghiệp, quản lý năng lượng, quản lý thị trường…Ngoài ra cần bồi dưỡng thêm tiếng Anh cho số công chức, viên chức thường xuyên đi công tác tại nước ngoài; tiếng Dân tộc thiểu số cho số công chức, viên chức thường xuyên đi công tác và làm việc tại các huyện.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện: Xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng; xác định danh sách trích ngang công chức đi đào tạo; xác định về loại hình, thời gian đào tạo cho từng công chức; lựa chọn cơ sở có uy tín để gửi công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng.

Việc đào tạo công chức, viên chức là việc làm quan trọng, lâu dài vì vậy trong quá trình thực hiện cần có lộ trình thực hiện khoảng 3 đến 5 năm. Trên cơ sở quy định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức, thực hiện kế hoạch đào tạo côngchức, viên chức một cách hợp lý và chặt chẽ, đồng thời tăng cường kiểm tra, hướng dẫn thực hiện việc chọn, cử đối tượng công chức, viên chức đi đào tạo, giải quyết hỗ trợ kinh phí cho công chức, viên chức đi học và quản lý công chức, viên chức đi vào nề nếp.

82

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại sở công thương tỉnh hòa bình (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)