Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại sở công thương tỉnh hòa bình (Trang 79 - 81)

Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, Việt NamTỉnh Hòa Bình có diện tích lớn thứ 29 trong 63 tỉnh thành của Việt Nam và là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 49 về số dân (năm 2018).

Năm 2018, xếp thứ 47 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 30 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 20 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 846,1 nghìn dân, GRDP đạt 40.867 tỉ Đồng (tương ứng với 1,7749 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 48,3 triệu đồng (tương ứng với 2.098 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,36%.

Theo báo cáo của UBND tỉnh về tình hình kinh tế xã hội 5 năm 2016 - 2020, bình quân 5 năm (2016-2020) giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng 9,15%/ năm, thu NSNN tăng 17%/năm, GRDP bình quân đầu người đạt 64 triệu đồng, Giai đoạn 2016-2020, thu NSNN trên địa bàn tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá, bình quân hằng năm tăng 11,3%. Tính chung cả giai đoạn 2016 - 2020, thu NSNN trên địa bàn đạt 17.340 tỷ đồng, bằng 1,66 lần so với thực hiện của giai đoạn 2011 - 2015. Sáu tháng đầu năm 2021, thu NSNN đạt 2.029 tỷ đồng, bằng 40% so với kế hoạch, tăng 44% so với cùng kỳ năm trước.; tỷ lệ đô thị hoá đạt 25%; số xã đạt chuẩn NTM đạt tỷ lệ 45%; 10 chỉ tiêu xã hội và môi trường đều đạt và vượt mục tiêu kế hoạch....Đánh giá chung, trong giai đoạn 2016 -2020 có 6 chỉ tiêu vượt, 12 chỉ tiêu đạt mục tiêu đã đề ra, còn 01 chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế theo 3 khu vực không so sánh do bổ

71

sung thêm lĩnh vực thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt 7,59%, GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt khoảng 63,8 triệu đồng, gấp 1,6 lần so với năm 2015 (cao hơn trung bình khu vực trung du và miền núi phía bắc, bằng khoảng 92% GDP bình quân đầu người của cả nước); tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 44,3%....

Trong 10 tháng đầu năm 2020, Hòa Bình có 291 doanh nghiệp thành lập mới (chiếm 6,4% khu vực Trung du và miền núi Phía Bắc, chiếm 0,3% cả nước) với số vốn đăng ký là 9.959 tỷ đồng (chiếm 20,3% khu vực Trung du và miền núi Phía Bắc, chiếm 0,6% cả nước), giảm 3,64% về số doanh nghiệp và tăng 88,09% về số vốn so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới tại Hòa Bình là 2.085 (chiếm 3,2% khu vực Trung du và miền núi Phía Bắc, chiếm 0,2% cả nước), giảm 71,96% so với cùng kỳ năm ngoái. (Cả nước có 111.160 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 1.594.083 tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 850.315 người, giảm 2,88% về số doanh nghiệp, tăng 11,13% về số vốn và giảm 17% về số lao động đăng ký so với cùng kỳ 2019).

Mục tiêu chiến lược của tỉnh là

- Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 5 năm 2021- 2025 đạt 9%. Đến năm 2025: GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 100 triệu đồng; thu ngân sách nhà nước đạt 10.000 tỷ đồng; tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 38%. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt 8%/năm. Kim ngạch xuất khẩu hằng năm tăng bình quân 18% trở lên.

- Về xã hội: Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2,5-3%/năm (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025). Đến năm 2025: Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội dưới 48%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 63%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ khoảng 25%; có 10 bác sỹ và 30

72

giường bệnh trên 1 vạn dân; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt từ 95% dân số trở lên; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 70%.

Tuy nhiên, kinh tế tăng trưởng chưa bền vững, quy mô còn nhỏ; kết quả thực hiện ba đột phá chiến lược còn hạn chế. Công tác quy hoạch nhìn chung chưa đồng bộ. Công nghiệp phát triển chưa mạnh và chưa có nhiều dự án quy mô lớn, công nghệ cao. Sản xuất nông nghiệp hiệu quả còn thấp. Chất lượng giáo dục chuyển biến chậm; du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; công tác khám, chữa bệnh và quản lý dịch vụ y tế còn hạn chế. Phát triển khoa học công nghệ chưa tạo được sự đột phá, ứng dụng khoa học công nghệ chưa thực sự mạnh mẽ. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, năng suất lao động xã hội còn thấp so với mức trung bình của cả nước; cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, tỷ lệ lao động nông nghiệp còn cao. Một số mặt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị chuyển biến chậm.

Từ những phân tích và nhận định nêu trên cho thấy, trong thời gian tới việc quản lý nhân lực của tỉnh Hòa Bình nói chung và Sở Công Thương nói riêng sẽ gặp phải không ít những khó khăn, thách thức.

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại sở công thương tỉnh hòa bình (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)