Công tác quản lý nhân lực tại Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình cơ bản đã thực hiện tốt các quy định của Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung năm 2019, Luật Viên chức năm sửa đổi, bổ sung 2019 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật. Thực hiện nghiêm phân cấp quản lý của UBND tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 25/2008/QĐ-UBNDngày 31/10/2008 của UBND tỉnh Hòa Bình quy định về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức.
60
a. Công tác hoạch định và phân tích công việc
Bảng 3.6. Công tác hoạch định và phân tích công việc tại sở Công Thương tỉnh Hòa Bình
(Đơn vị tính: %).
Yếu tố
Nội dung đánh giá Mức điểm Điểm
TB 1 2 3 4 5 Công tác hoạch định nhân lực
Cán bộ thực hiện công tác hoạch định thực sự có trình độ chuyên môn chuyên sâu
4 15 18 36 27 3,67 Công tác hoạch định được xây dựng
dựa trên chiến lược và mục tiêu phát triển trong thời gian tới của Sở.
5 14 17 38 26 3,66
Dự báo về cung cầu lao động là tương đối chính xác và hiệu quả
4 15 18 37 26 3,66 Kết quả hoạch định đã mang lại hiệu
quả cao đối với việc tuyển dụng, đào tạo, bố trí sắp xếp công việc
5 14 19 35 27 3,65 Công tác phân tích công việc
Mô tả công việc và quy trình hướng dẫn thực hiện công việc của Sở đầy đủ, chi tiết, nhân viên dễ dàng áp dụng
4 6 9 35 46 4,13
Kết quả phân tích công việc đã mang lại hiệu quả cao đối với việc lựa chọn và bố trí sử dụng lao động hợp lý, đúng người, đúng việc
6 7 8 34 45 4,05
Nhìn vào bảng đánh giá trên có thể thấy công tác hoạch định nhân lực và phân tích công việc ở Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình hiện nay đang được thực hiện rất tốt. Về công tác hoạch định nhân lực thì điểm đánh giá trung bình rất cao ở các tiêu chí Cán bộ thực hiện công tác hoạch định thực sự có trình độ chuyên môn chuyên sâu đạt ĐTB 3,67 xếp cao nhất trong thang đánh
giá; Công tác hoạch định được xây dựng dựa trên chiến lược và mục tiêu phát
triển trong thời gian tới của Sở.
Cùng với dự báo về cung cầu lao động là tương đối chính xác và hiệu quả đạt ĐTB 3,66 đây là tỷ lệ đánh giá khá cao đã cho thấy việc hoạch định
nhân lực và dự báo về nhân lực đang được thực hiện rất tốt. Chính vì vậy đã mang lại hiệu quả tích chực trong vấn đề quản lý nhân lực tại Sở, Kết quả
61
hoạch định đã mang lại hiệu quả cao đối với việc tuyển dụng, đào tạo, bố trí sắp xếp công việc đạt 3,65 ĐTB.
Về công tác phân tích công việc đạt kết quả khảo sát rất cao, các tiêu chí đạt đều trên 4 ĐTB, cụ thể: Mô tả công việc và quy trình hướng dẫn thực hiện công
việc của Sở đầy đủ, chi tiết, nhân viên dễ dàng áp dụngđạt ĐTB 4,13; Kết quả phân tích công việc đã mang lại hiệu quả cao đối với việc lựa chọn và bố trí sử dụng lao động hợp lý, đúng người, đúng việc đạt ĐTB 4,05. Đã cho thấy việc
phân tích công việc được thực hiện hết sức bài bản, chặt chẽ và có nhiều kết quả đáng khíc lệ, tạo động lực mạnh mẽ cho việc sử dụng nhân lực tại Sở.
b. Công tác quản lý, sử dụng nhân lực
Bảng 3.7. Công tác tuyển dụng và bố trí, sắp xếp công việc tại sở Công Thương tỉnh Hòa Bình
(Đơn vị tính %).
Yếu tố
Nội dung đánh giá Mức điểm Điểm
TB 1 2 3 4 5 Công tác tuyển dụng
Thông tin tuyển dụng của Sở được công bố rộng rãi bằng nhiều kênh thông tin
3 4 12 32 48 4,15
Các nhân viên được tuyển dụng có khả năng phù hợp cao với vị trí yêu cầu
10 9 47 18 16 3,21 Các nhân viên được tuyển dụng thể
hiện khả năng tốt trong môi trường Sở.
15 14 33 20 18 3,12 Công tác tuyển dụng thể hiện sự công
bằng, minh bạch 5 11 25 33 26 3,64 Công tác bố trí sắp xếp công việc
Nhân viên được bố trí công việc một cách khoa học và phù hợp với năng lực từng người
18 15 34 27 6 2,88
Các bộ phận trong Sở có cơ cấu nhân viên hợp lý
4 6 47 30 13 3,42 Quyết định bố trí thay đổi vị trí nhân
sự của Sở là công bằng, thỏa đáng
10 15 42 25 8 3,06 Mỗi cá nhân khi được bố trí công việc
mới đều thể hiện tốt năng lực ở vị trí mới
7 15 44 24 10 3,15
Nhìn vào bảng khảo sát có thể thấy rằng, Nhìn chung, công tác tuyển dụng và việc bố trí, sắp xếp công việc tai Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình
62
trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả tốt và được đánh giá cao. Thông tin tuyển dụng công khai, minh bạch trên các phương tiện thông tin đại chúng, các nhân viên được tuyển dụng có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt, phù hợp với vị trí việc làm.
Công tác bố trí, sắp xếp công việc khoa học, phù hợp với năng lực từng người đạt ĐTB 2,88; Quyết định bố trí, thay đổi vị trí nhân sự của Sở là công bằng, thỏa đáng đạt ĐTB 3,06. Và Mỗi cá nhân khi được bố trí công việc mới đều thể hiện tốt năng lực ở vị trí mới được đánh giá khá cao đạt ĐTB 3,15.
Công tác quản lý, sử dụng đội ngũ công chức, viên chức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Công tác quản lý, sử dụng cán bộ bước đầu được chuẩn hóa, quy trình hóa đi vào nền nếp và tương đối đồng bộ từ việc sắp xếp, bố trí cán bộ có phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn tốt giữ các vị trí chủ chốt trong từng phòng, đơn vị. Công tác quy hoạch cán bộ đã được quan tâm chú trọng để có đủ nguồn kế cận, hàng năm thường xuyên điều chỉnh, bổ sung những cán bộ có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, rút ra khỏi quy hoạch những cán bộ hạn chế về năng lực, uy tín thấp. Có cơ chế sàng lọc những người thiếu năng lực, không đủ năng lực và đáp ứng được yêu cầu, góp phần nâng cao chất lượng cán bộ để sử dụng có hiệu quả.
c. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực
Công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ cho đội ngũ công chức, viên chức trên cơ sở quy hoạch cán bộ của ngành bước đầu được quan tâm và đẩy mạnh, chú trọng đến đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức trẻ có năng lực và trình độ; phát huy nội lực tự đào tạo, bồi dưỡng là chính với hình thức, nội dung,đối tượng đào tạo khá phong phú, đồng bộ đáp ứng nhu cầu nâng cao, bổ sung cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực quản lý điều hành, kiến thức ngoại ngữ, kiến thức công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác cũng như chuẩn bị đội ngũ nhân lực có đủ các tố chất cần thiết để đi hội nhập.
63
Bảng 3.8. Công tác đào tạo nhân lực tại sở Công Thương tỉnh Hòa Bình (Đơn vị tính %)
Yếu tố
Nội dung đánh giá Mức điểm Điểm
TB 1 2 3 4 5 Công tác đào tạo
Sở thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo và bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho CBCNV
4 8 27 26 35 2,20
Công tác đào tạo mang lại kiến thức, kỹ năng phù hợp với công việc và định hướng phát triển nghề nghiệp của CBCNV
8 18 33 24 17 2,76
Công tác đào tạo giúp CBCNV làm việc hiệu quả hơn với những kiến thức, kỹ năng thu nhận được
5 10 45 16 24 2,59
Hình thức và nội dung đào tạo mới, thu hút đối với người tham gia đào tạo
6 4 40 22 28 2,44 Có thể thấy, Công tác đào tạo bồi dưỡng đã được Sở Công Thương quan tâm, tạo điều kiện để nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ. Sở thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo và bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho CBCNV
đạt ĐTB 2,20, ở mức tương đối thấp điều này đã cho thấy trong thời gian tới Sở cần phải quan tâm hơn nữa tới việc tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên của Sở. Hình thức và nội dung đào tạo mới, thu hút đối với người tham gia đào tạo đạt ĐTB 2,44. Trong những năm qua, Sở đã cử nhiều đợt cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, làm cơ sở cho việc chuẩn hóa cán bộ, nhân lực của Sở. Nội dung và hình thức đào tạo liên tục được cập nhật, bổ sung đã thu hút được đối tượng người học, mang lại hiệu quả cao trong đào tạo, bồi dưỡng.
64
d. Công tác đãi ngộ nhân lực
Luôn tạo môi trường thuận lợi cho công chức, viên chức làm việc, phát huy tính chủ động sáng tạo của công chức trong việc giải quyết, xử lý công việc. Thường xuyên quan tâm đời sống vật chất, tinh thần của toàn thể công chức và người lao động trong cơ quan; hàng tháng thực hiện việc cấp phát lương kịp thời đầy đủ, thực hiện tốt chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp công chức, viên chức, tổ chức thăm hỏi động viên kịp thời khi công chức, viên chức động ốm đau, gia đình gặp khó khăn.
Bảng 3.9. Chính sách tiền lương và đãi ngộ tại sở Công Thương tỉnh Hòa Bình ( Đơn vị tính %).
Yếu tố
Nội dung đánh giá Mức điểm Điểm
TB 1 2 3 4 5 Chính sách tiền lƣơng và đãi ngộ
Chính sách tiền lương và đãi ngộ của Sở là tương đối tốt và tạo động lực cho nhân viên làm việc
3 9 15 35 38 2,07
Các hoạt động giao lưu, thể thao được tổ chức thường xuyên, thu hút sự tham gia của đông đảo CBCNV của Sở
5 2 40 33 20 3,61
Các chế độ nghỉ phép, ốm đau, thai sản, nghỉ lễ, Tết được đảm bảo đầy đủ
3 3 39 34 21 3,67 Nhìn vào bảng đánh giá có thể thấy chính sách tiền lương và đãi ngộ nhân lực được thực hiện rất tốt. Các chế độ nghỉ phép, ốm đau, thai sản, nghỉ lễ, Tết được đảm bảo đầy đủ được đánh giá rất cao, đạt ĐTB 3,67; Các hoạt động giao lưu, thể thao được tổ chức thường xuyên, thu hút sự tham gia của đông đảo CBCNV của Sở đạt ĐTB 3,61 đã cho thấy các hoạt động thể thao, giao lưu trong đơn vị được thực hiện thường xuyên và đạt hiệu quả cao.
65
e. Công tác kiểm tra, đánh giá nhân lực
Bảng 3.10. Công tác kiểm tra, đánh giá quản lý nhân lực tại sở Công Thương tỉnh Hòa Bình
(Đơn vị tính %).
Yếu tố Nội dung đánh giá Mức điểm Điểm
TB 1 2 3 4 5 Công tác kiểm tra, đánh giá quản lý nhân lực
Sở thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác quản lý nhân lực và có các báo cáo cụ thể
5 16 41 18 20 2,68
Chất lượng nhân lực ngày càng được cải thiện một cách rõ ràng, cụ thể
6 14 46 13 21 2,55 Nội dung về quản lý nhân lực của
Sở là hợp lý và phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển của Sở.
3 11 48 15 24 2,60
Công tác kiểm tra, đánh giá nhân lực được thực hiện tương đối tốt. Sở thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác quản lý nhân lực và có các báo cáo cụ thể về chất lượng nhân lực; Nội dung về quản lý nhân lực của Sở là hợp lý và phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển của Sở. Chính vì vậy, chất lượng nhân lực ngày càng được cải thiện, đi vào chiều sâu.