Công tác đánh giá và đãi ngộ nhânlực

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại sở công thương tỉnh hòa bình (Trang 63 - 67)

3.2.5.1. Công tác đánh giá

Việc thực hiện đánh giá công chức, viên chức của Sở Công Thương thực hiện theo đúng quy định đánh giá cán bộ, công chức và theo thẩm quyền phân cấp; được tiến hành thường xuyên, định kỳ (mỗi năm một lần vào tháng 12), đánh giá công chức, viên chức được gắn với việc đánh giá đảng viên hàng năm, trước khi hết nhiệm kỳ và khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chức, viên chức. Kết quả đánh giá được lấy làm căn cứ để xem xét quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ chính sách cán bộ, công chức, viên chức.

Về thẩm quyền đánh giá:

- Giám đốc Sở Công Thương: Đánh giá phân loại công chức và nhân viên thừa hành, phục vụ hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của cơ quan Sở Công Thương; Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp.

- Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp: Đánh giá phân loại công chức, viên chức và nhân viên thừa hành, phục vụ hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị (từ cấp trưởng, cấp phó các phòng, đội trở xuống).

Khi đánh giá công chức, viên chức, Sở luôn đảm bảo tính khách quan, trên cơ sở thực hiện phê bình và tự phê bình, tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, kết luận theo đa số, do đó nội dung đánh giá công chức,

55

viên chức ngày càng sát hơn, vì vậy, công tác đánh giá công chức, viên chức của Sở trong thời gian qua đã phục vụ kịp thời trong việc xây dựng nguồn quy hoạch và bổ nhiệm đề bạtcông chức, viên chức hàng năm.

3.2.5.2. Chính sách đãi ngộ

Công chức, viên chức làm việc tại Sở Công Thương được chi trả thù lao lao động theo chế độ chính sách của Nhà nước, được chi từ nguồn ngân sách nhà nước, gồm các khoản sau:

- Tiền lương: Chính sách tiền lương theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày14/12/2014 của Chính phủ về: Mức lương tối thiểu chung; các bảng lương; các chế độ trả lương, nguồn kinh phí để thực hiện chế độ tiền lương; quản lý tiền lương và thu nhập đối với công chức, viên chức; bảng lương chuyên môn nghiệp vụ, nhân viên thừa hành trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp.

Chế độ nâng bậc lương được thực hiện định kỳ theo ứng với ngạch công chức, cụ thể: Công chức, viên chức chưa xếp bậc cuối cùng của bảng lương, đạt tiêu chuẩn, điều kiện quy định (hoàn thành nhiệm vụ được giao, không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bãi nhiệm) thì: Đủ 03 năm được nâng một bậc lương đối với công chức, viên chức giữ ngạnh chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên và tương đương; Đủ 02 năm được nâng một bậc lương đối với công chức, viên chức giữ ngạnh cán sự hoặc nhân viên. Việc nâng bậc lương trước thời hạn thực hiện khi công chức, viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc khi nghỉ hưu. Chỉ tiêu số lượng công chức, viên chức được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích là tối đa 10% so với biên chế hiện có.

Việc thực hiện nâng lương trước thời hạn là sự khích lệ rất lớn đối với cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đây là động lực để cán bộ, công chức phấn đấu, đạt những kết quả cao trong công việc để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công tác.

56

Từ ngày 15/8/2021, sẽ có thêm 4 trường hợp về thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên. Bốn trường hợp về thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên gồm:

1. Thời gian tập sự (bao gồm cả trường hợp được hưởng 100% mức lương của ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tập sự).

2. Thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đào ngũ trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.

3. Thời gian thử thách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo; trường hợp thời gian thử thách ít hơn thời gian bị kéo dài nâng bậc lương thường xuyên thì tính theo thời gian bị kéo dài nâng bậc lương thường xuyên.

4. Thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành của pháp luật.

Bảng 3.5. Kết quả nâng bậc lương, phụ cấp thâm niên vượt khung của Sở Công Thương từ năm 2016-2020

(Đơn vị tính: người) STT Số công chức, viên chức đƣợc nâng lƣơng Tổng số Chỉ tiêu

Năm Năm Năm Năm Năm

2016 2017 2018 2019 2020

1

Nâng bậc lương thường

xuyên 20 30 32 40 42 164

2

Nâng phụ cấp thâm niên vượt khung

18 19 26 23 21 107

3 Nâng lương trước thời hạn 11 13 15 18 20 77

Tổng cộng 49 62 73 81 83

Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo nâng bậc lương của Sở Công Thương từ năm 2016 đến năm 2020

57

Nhìn vào bảng số liệu 3.5 trên có thể thấy việc nâng lương và phụ cấp thâm niên vượt khung hàng năm của Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình có nhiều sự thay đổi, bên cạnh đó cũng cho thấy công tác nâng lương và phụ cấp vượt khung được lãnh đạo cơ quan, đơn vị hết sức quan tâm và được duy trí với số lượng tăng lên qua các năm từ 49 người năm 2016 lên 83 người vào năm 2020.

- Chế độ phụ cấp lương gồm: Phụ cấp thâm niên vượt khung, khu vực, công vụ, chức vụ lãnh đạo, thâm niên nghề. Ngoài ra đối với công chức quản lý thị trường còn được hưởng phụ cấp ngành. Việc thực hiện chi trả chế độ phụ cấp được Sở Công Thương thực hiện cùng kỳ chi lương hàng tháng.

- Ngoài chế độ tiền lương và phụ cấp theo quy định của Nhà nước nêu trên, công chức, viên chức còn được hưởng chế độ phúc lợi gồm: Chế độ nghỉ phép năm, nghỉ lễ tết, bảo hiểm khi ốm đau, thai sản… được hưởng nguyên lương. Ngoài ra vào các ngày lễ lớn của đất nước như Tết Dương lịch, Tết Độc lập, tết Nguyên đán, mỗi công chức, viên chức được chi trả trung bình 1/3 tháng lương.

Căn cứ vào quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, phân cấp quản lý công chức, viên chức của tỉnh. Chính sách quản lý nhân lực của Sở Công Thương được cụ thể hóa và áp dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Sở, mỗi công chức, viên chức đều phải thực hiện. Các chính sách đã được cụ thể và quy định r trong Quy chế làm việc và Quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý tài sản của Sở. Theo đó công chức, viên chức được cử đi đào tạo chuyên môn nghiệp vụ được trả nguyên Lương, phụ cấp, chế độ khác theo quy định. Ngoài ra được hỗ trợ tiền tài liệu, tiền tàu xe đi về/năm (đối với học ngoại tỉnh); công chức, viên chức đi học trên đại học (có Bằng đúng vị trí việc làm) được hỗ trợ 40 tháng lương tối thiểu.

Tóm lại: Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức tại Sở Công Thương đã đầy đủ, kịp thời và đúng quy định của Nhà nước. Tuy

58

nhiên chính sách tiền lương và phụ cấp hiện nay còn nhiều bất cập, chậm được cải cách vàđổi mới theo nguyên tắc thị trường. Lương chưa đáp ứng được yêu cầu tái sản xuất sức lao động, chưa theo kịp đà tăng của thị trường; cơ chế trả lương, nâng bậc lương còn mang tính bình quân, “đến hẹn lại lên” chưa tạo động lực khuyến khích năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc.

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại sở công thương tỉnh hòa bình (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)