9. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu
1.2.2. Khái niệm bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non
1.2.2.1. Khái niệm bạo lực trong trường học
Theo tác giả Trần Thị Minh Đức, ngoài thuật ngữ khoa học sử dụng theo nghĩa rộng nhằm chỉ việc làm tổn thương người khác về thể chất, tinh thần một cách cố ý (ngay cả khi không đạt được mục đích) trong lĩnh vực học đường là “gây hấn học đường”, trong tâm lý học xã hội người ta dùng thuật ngữ chuyên hơn là “bắt nạt học đường” để chỉ hiện tượng học sinh lớn hơn, mạnh hơn đe dọa học sinh yếu hơn và không có khả năng chống trả. Trong khuôn khổ mối quan hệ chính thức giữa trường
19
học (GV) và học sinh người ta có thể dùng từ “trừng phạt học đường”. Thuật ngữ ngoài đời chung nhất, quen gọi nhất là “BL học đường”. Ngoài ra sự “xâm hại học đường” đôi khi cũng được xử dụng cho đối tượng học sinh nhỏ, là trẻ em bị xâm hại bởi người lớn… tùy vào từng tình huống cụ thể , ngữ cảnh và thói quen sử dụng từ ngữ, tất cả đều xoay quanh bản chất chung nhất của hành vi là “làm hại, gây tổn thương về thể chất, tình thần cho học sinh một cách cố ý” [6, tr.182].
Một số nghiên cứu của các tác giả trong nước và nước ngoài đề cập đến vấn đề BL học đường từ các góc độ nghiên cứu khác nhau đã đưa ra các định nghĩa khác nhau:
BL học đường là một dạng hành vi lệch chuẩn của học sinh [13]. BL học đường là những hành vi sai lệch vừa có tính chủ động vừa có tính thụ động của học sinh trong môi trường học đường hoặc những hành vi của lứa tuổi học đường. Nó bao gồm một loạt các hành vi BL giữa GV với học sinh và ngược lại, giữa học sinh với nhau gây tổn hại nghiêm trọng tới tính mạng, danh dự và nhân phẩm của người bị hại [7].
BL học đường là một thuật ngữ để chỉ những hành vi BL trong môi trường học đường, hoặc những hành vi BL của lứa tuổi học đường. Bao gồm trong thuật ngữ này là hàng loạt các hành vi BL với các mức độ khác nhau, từ không lời đến có lời, từ hành động đơn giản đến những hành động thù địch, gây hấn, phá phách, gây tổn thương thâm chí tổn hại đến người khác [8 tr.8]. BL học đường là một thuật ngữ dùng để chỉ các hành vi làm tổn hại đến thể chất, tinh thần và vật chất của người khác, dưới những hình thức khác nhau diễn ra trong môi trường học đường [14]. BL học đường là hành vi cố ý của học sinh và GV diễn ra trong hay ngoài phạm vi nhà trường mà gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với học sinh hay GV khác [5].
Bất kỳ hành vi nào vi phạm một nhiệm vụ giáo dục của nhà trường hoặc môi trường học đường, gây nguy hiểm cho mục đích của nhà trường: Xâm lược, chống lại người hoặc tài sản, ma túy, vũ khí, gián đoạn và gây rối loạn [23]. BL học đường là những BL xảy ra trong trường học bao gồm: Bằng lời nói, thể chất, tình dục, BL tâm lý, BL liên quan đến tài sản…[26].
Như vậy, theo cách hiểu của chúng tôi và trong luận văn này, chúng tôi coi BL học đường hay BL trong trường học được hiểu đó là những hành vi BL được tiến hành trong môi trường học đường giữa GV với học sinh, giữa học sinh với học sinh hoặc
20
học sinh với lực lượng giáo dục có liên quan khác, gây ra những tổn hại về thể chất, tinh thần và vật chất cho người bị hại.
Từ những định nghĩa trên chúng ta thấy có một số điểm chung: Trước hết, những hành vi BL được hiểu là những hành vi được tiến hành trong môi trường học đường. Thứ hai, hành vi BL được tiến hành giữa GV với học sinh hoặc học sinh với học sinh hay học sinh với các lực lượng giáo dục có liên quan trong nhà trường. Thứ ba, những hành vi BL được tiến hành với nhiều hình thức khác nhau từ lời nói cho đến hành động. Thứ tư hành vi BL gây ra những tổn hại về thể chất, tinh thần và vật chất.
1.2.2.2. Khái niệm bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non
Ở Việt Nam, nhà TMN nuôi dương, chăm sóc và giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi [3]. Hoạt động lao động của GV tại các TMN có những đặc thù riêng về đối tượng, nội dung, thời gian giảng dạy và các đặc điểm khác nảy sinh trở thành những nguyên nhân, yếu tố tác động đến GV đến trẻ làm nảy sinh những mức độ bạo lực đối với trẻ em khác nhau trong TMN.
Khi xảy ra những bạo lực đối với trẻ em trong nhà TMN, thông thường trẻ em là đối tượng bị động chịu sự tác động của các hành vi BL, còn chủ thể tiến hành hành vi BL là những GV, bảo mẫu, người quản lý, nhân viên và cả những hành vi BL giữa các trẻ em với nhau. Trong giới hạn nghiên cứu đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu bạo lực đối với trẻ em trong TMN có liên quan trực tiếp đến GVMN, bởi GV là người trực tiếp chăm sóc, nuôi dương, giáo dục trẻ và trực tiếp chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động có liên quan đến trẻ tại lớp, tại trường.
Theo cách hiểu trên, chúng tôi xem bạo lực đối với trẻ em trong TMN là những hành vi trực tiếp hay gián tiếp của GV xâm hại hoặc đe dọa đến sự phát triển về thể chất, tâm lý của trẻ em, gây ra những hậu quả xấu cho trẻ, nảy sinh do sự tác động của các nguyên nhân, yếu tố đến GV trong hoạt động nghề nghiệp, ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội.
Một số điểm chúng ta cần lưu ý khi đề cập đến khái niệm bạo lực đối với trẻ em trong TMN, đó chính là do đặc thù hoạt hoạt động nghề nghiệp, có rất nhiều nguyên nhân, yếu tố tác động đến GVMN, tuy nhiên không phải bất kỳ nguyên nhân, yếu tố nào tác động đến GV cũng đều xảy ra hành vi bạo lực đối với trẻ em. Tùy thuộc vào
21
cách nhìn nhận, đánh giá cá nhân đối với những nguyên nhân, yếu tố tác động đến GV làm nảy sinh những hành vi bạo lực đối với trẻ em là khác nhau ở mỗi GVMN dẫn đến mức độ bạo lực đối với trẻ em trong TMN là khác nhau. Khi nghiên cứu về bạo lực đối với trẻ em trong TMN, chúng tôi chú ý làm rõ các vấn đề: mực độ, các hình thức bạo lực đối với trẻ em trong TMN, các nguyên nhân dẫn đến bạo lực đối với trẻ em trong TMN, hậu quả của bạo lực đối với trẻ em, tìm hiểu sự tác động của một số yếu tố cá nhân của GV đến mức độ bạo lực đối với trẻ em trong TMN.