Phương pháp điều tra bằng hỏi

Một phần của tài liệu LVTS_ ĐỀ TÀI BẠO LỰC TRƯỜNG MẦM NON (Trang 47 - 50)

9. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu

2.2.3. Phương pháp điều tra bằng hỏi

Mục đích

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính của đề tài, được sử dụng với những mục đích tìm hiểu các vấn đề sau:

- Hành vi và các hình thức bạo lực đối với trẻ em trong TMN. - Nguyên nhân dẫn đến bạo lực đối với trẻ em trong TMN. - Hậu quả của bạo lực đối với trẻ em trong TMN.

- Một số yếu tố tâm lý cá nhân và xã hội của GV tác động đến mức độ bạo lực đối với trẻ em trong TMN.

- Một số thông tin cá nhân của GVMN (độ tuổi, thâm niên công tác, hoàn cảnh kinh tế gia đình...)

Cách thức tiến hành

Phương pháp điều tra bảng hỏi được tiến hành thông qua các bước sau:

a. Thiết kế bảng hỏi

- Thu thập thông tin xây dựng bảng hỏi.

Để thu thập thông tin làm cơ sở xây dựng bảng hỏi, chúng tôi sử dụng từ 3 nguồn tư liệu:

Nguồn thứ nhất, tham khảo một số trắc nghiệm và bảng hỏi đã được ứng dụng trong các nghiên cứu tâm lý học ở Việt Nam và ở nước ngoài về việc đánh giá bạo lực đối với trẻ em nói chung, bạo lực đối với trẻ em trong TMN.

Nguồn thứ hai là ý kiến của các chuyên gia về các nội dung chủ yếu của từng vấn đề nghiên cứu: đánh giá mức độ, hành vi và các hình thức bạo lực đối với trẻ em; các nguyên nhân dẫn đến bạo lực đối với trẻ em trong TMN; nhận thức của GV về hành vi bạo lực đối với trẻ em và hậu quả của hành vi bạo lực đối với trẻ em; một số yếu tố cá nhân và xã hội của GV ảnh hưởng đến mức độ bạo lực đối với trẻ em trong TMN... Ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu là những định hướng chính cho việc xây dựng nội dung bảng hỏi.

Nguồn thứ ba là khảo sát thăm dò GVMN giảng dạy tại các trường công lập, và ngoài công lập tại một số quận, huyện trên địa bàn thành phố HCM về các vấn bạo lực đối với trẻ em trong TMN (phụ lục 1). Các câu trả lời của GV được sử dụng vào thiết kế các thang đo của bảng hỏi nghiên cứu bạo lực đối với trẻ em trong TMN.

40 - Xây dựng nội dung bảng hỏi

Tổng hợp tư liệu từ 3 nguồn trên, bảng hỏi đã được hình thành (phụ lục 2)

+ Phần thứ nhất, nhận thức của GV về các hình thức bạo lực đối với trẻ em, mức độ và các hình thức bạo lực đối với trẻ em trong TMN, các nguyên nhân dẫn đến bạo lực đối với trẻ em trong TMN, hậu quả bạo lực đối với trẻ em trong TMN.

Câu 1 nhằm tìm hiểu nhận thức của GV về các hành vi bạo lực đối với trẻ em trong hoạt động nghề nghiệp tại TMN, các hành vi BL gồm 25 item (hành vi) được chia thành 3 nhóm hình thức bạo lực đối với trẻ em bao gồm (phụ lục 2 và 4): Hình thức BL giữ GV đối với trẻ; hình thức BL giữa trẻ đối với trẻ; hình thức BL giữa lực lượng giáo dục khác đối với trẻ.

Câu 2 được thiết kế nhằm đánh giá mức độ và các hình thức bạo lực đối với trẻ em trong TMN. Câu 2 bao gồm 25 item chia ra 3 nhóm hình thức bạo lực đối với trẻ em bao gồm: Hình thức BL giữ GV đối với trẻ; hình thức BL giữa trẻ đối với trẻ; hình thức BL giữa lực lượng giáo dục khác đối với trẻ (phụ lục 2 và 4).

Câu 3 thiết kế nhằm tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới bạo lực đối với trẻ em trong TMN bao gồm 39 item được chia thành 4 nhóm nguyên nhân khác nhau bao gồm: Nhóm nguyên nhân từ phía trẻ; nhóm nguyên nhân từ phía phụ huynh; nhóm nguyên nhân liên quan đến vi phạm kỷ luật và mối quan hệ với đồng nghiệp; nhóm nguyên nhân từ áp lực công việc và những biến đổi tâm sinh lý của GV (phụ lục 2,4). Để hiểu sâu hơn nữa về những nguyên nhân, và những nhìn nhận, đánh giá của GV khi các xảy ra những hành vi BL đối với trẻ, chúng tôi đã thiết kế câu hỏi mở để phỏng vấn sâu GV (phụ lục 3) kèm theo trong nghiên cứu thực tiễn.

Câu 4 được thiêt kế nhằm đánh giá nhận thức của GV về hậu quả hành vi bạo lực đối với trẻ em trong TMN. Câu hỏi bao gồm 20 item được chia thành 3 nhóm hậu quả: nhóm hậu quả gây ra những rối nhiễu tâm lý cho trẻ; nhóm hậu quả ảnh hưởng đến thể chất và sự phát triển tâm lý trẻ; nhóm hậu quả ảnh hưởng đến môi trường giáo dục trẻ.

Câu 5 và câu 6 được chúng tôi thiết kế nhằm tìm hiểu những đề xuất kiến nghị và biện pháp giúp phòng ngừa và giảm thiểu hành vi bạo lực đối với trẻ em trong TMN của GV.

Phần thứ 2, được thiết kế nhằm mục đích tìm hiểu một số yếu tố cá nhân cũng như xã hội của GV ảnh hưởng đến mức độ bạo lực đối với trẻ em trong TMN.

41

Câu 7, chúng tôi thiết kết nhằm tìm hiểu sự lạc quan hoặc bi quan nhằm xác định nét nhân cách của GV ảnh hưởng đối với các mức độ bạo lực đối với trẻ em trong TMN. Thang đo này được thiết kế nhằm đánh giá sự khác biệt giữa các cá nhân về sự lạc quan hoặc bi quan xảy ra hành vi bạo lực đối với trẻ em và tính hiệu quả các cách ứng của GV khi xảy ra hành vi bạo lực đối với trẻ em.

Câu 8, chúng tôi thiết kế nhằm tìm hiểu đánh giá cá nhân của GV về sự hai lòng đối với nghề nghiệp của GV. Qua đó xác định mối liên hệ giữa sự hài lòng nghề nghiệp của GV với mức độ bạo lực đối với trẻ em trong TMN.

Câu 9, chúng tôi thiết kế nhằm đánh giá về khí chất của GV, nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa các lại khí chất của GV mức độ bạo lực đối với trẻ em trong nhà TMN, qua đó có cái nhìn đầy đủ hơn về môi liên hệ giữa tính cách, khi chất của GV với mức độ bạo lực đối với trẻ em của GV.

Phần thứ 3, tìm hiểu một số thông tin cá nhân về khách thể có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, bao gồm những thông tin: độ tuổi, thâm niên công tác, trình độ chuyên môn, loại hình nhà trường nơi GV công tác, lớp học theo độ tuổi của trẻ, loại hình hợp đồng lao động của GV với TMN, mức thu nhập của GV, hoàn cảnh kinh tế gia đình, tình trạng hôn nhân.

b. Khảo sát thử

Mục đích của bước này là xác định độ tin cậy và hiệu lực của bảng hỏi và tiến hành chỉnh sửa mệnh đề chưa đạt yêu cầu. Đối tượng khảo sát 68 GV tại các TMN công lập và ngoài công lập tại thành phố HCM. Kết quả khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0 với hai kỹ thuật thống kê là phân tích độ tin cậy bằng cách tính hệ số Alpha của Cronbach và hệ số tương quan giữa từng item và toàn bộ thang đo để xác định độ tin cậy của các thang đo trong bảng hỏi và độ hiệu lực về nội dung của từng thang đo. Kết quả phân tích như sau:

- Hệ số Cronbach’s alpha của bảng hỏi về bạo lực đối với trẻ em trong nhà TMN là 0,807. Mỗi item bị xóa đều làm cho độ tin cậy của bảng hỏi bị giảm xuống. Mỗi item đều có mối tương quan với toàn bộ thang đo.

- Ngoài ra, kết quả quan sát các phản ứng của GV trong quá trình khảo sát cho thấy GVMN về cơ bản hiểu hết tất cả những câu hỏi và phương án trả lời.

42

Kết quả phân tích trên cho thấy, việc sử dụng bảng hỏi này để đánh giá có thể mang lại kết quả chính xác.

c. Điều tra chính thức

Mỗi khách thể tham gia trả lời bảng hỏi một cách độc lập, theo những suy nghĩ của riêng từng người, tránh sự trao đổi với nhau. Trước khi tiến hành điều tra, điều tra viên hướng dẫn làm từng câu cụ thể, đặc biệt với những câu hỏi gợi nhớ về các tình huống bạo lực đối với trẻ em. Việc hướng dẫn này không mang tính chất gợi ý cho GV cách trả lời nội dung các câu hỏi trong bảng hỏi.

Trong những mệnh đề khách thể không hiểu, điều tra viên có thể giải thích giúp họ sáng tỏ. Trong quá trình khảo sát, điều tra viên sẽ quan sát, nhắc nhở GV điền đầy đủ những thông tin vào bảng hỏi.

Một phần của tài liệu LVTS_ ĐỀ TÀI BẠO LỰC TRƯỜNG MẦM NON (Trang 47 - 50)