Nhận thức của giáo viên về các hành vi và hậu quả của các hành vi bạo lực

Một phần của tài liệu LVTS_ ĐỀ TÀI BẠO LỰC TRƯỜNG MẦM NON (Trang 73 - 83)

9. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu

3.1.2.Nhận thức của giáo viên về các hành vi và hậu quả của các hành vi bạo lực

độ, cách ứng xủ phù hợp với các nguyên nhân tác động, từ đó hạn chế được những cảm xúc, hành vi tiêu cực dẫn đến BL đối với trẻ em trong hoạt động nghề nghiệp của mình. Đây là cơ sở để có thể xây dựng các chuyên đề tập huấn cho GV, các lực lượng giáo dục khác nhằm giúp họ nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến mức độ BL đối với trẻ em trong TMN, từ đó có thể phòng ngừa, giảm thiểu hành vi BL đối với trẻ em và giảm thiểu những hậu quả của BL đối với trẻ em tại TMN trên địa bàn thành phố HCM nói riêng và đối với ngành mầm non nói chung trong giai đoạn hiện nay.

3.1.2. Nhận thức của giáo viên về các hành vi và hậu quả của các hành vi bạo lực đối với trẻ em đối với trẻ em

3.1.2.1. Nhận thức của giáo viên về các hành vi bạo lực đối với trẻ em

Mức độ bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non có mối liên hệ mật thiết với GV, khi xảy ra bạo lực đối với trẻ em trong TMN, GV là người chịu trách nhiệm đầu tiên, bởi GV chính là người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong lớp mình phụ trách. Do đó, mức độ bạo lực đối với trẻ em trong TMN cao hay thấp có thể phụ thuộc vào nhận thức của GV về về các hành vi bạo lực đối với trẻ em trong TMN.

Trong TMN, trẻ em được GV, bảo mẫu và các lực lượng giáo dục chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Trong hoạt động đó, có nhiều hành vi cố ý hoặc vô ý diễn ra trực tiếp hoặc gián tiếp xâm hại, gây tổn thương về mặt tinh thần và thể chất cho trẻ diễn ra giữa GV đối với trẻ, giữa trẻ đối với trẻ và giữa trẻ với các lực lượng giáo dục khác trong trường. Việc nhận thức đầy đủ, rõ ràng về các hành vi bạo lực đối với trẻ em diễn ra trong TMN sẽ giúp GV và lực lượng giáo dục khác trong TMN phòng tránh, hạn chế những hành vi bạo lực đối với trẻ em.

Để tìm hiểu nhận thức của GV về hành vi bạo lực đối với trẻ em trong TMN, chúng tôi đã thiết kế thang đo gồm 25 hành vi bạo lực đối với trẻ em khác nhau được chia thành những hình thức BL trong TMN.

Mức độ nhận thức chung của GV về ba hình thức BL đối với trẻ trong TMN cũng có sự khác nhau (bảng 3.13): GV có nhận thức khá cao với tất cả các hình thức BL đối với trẻ (ĐTB: 2,37). Trong đó, hình thức bao lực giữa lực lượng giáo dục khác

66

đối với trẻ (ĐTB: 2,57, xếp thứ 1), và nhóm hình thức BL giữa GV đối với trẻ (ĐTB: 2,50, xếp thứ 2) được GV nhận thức cao hơn cả. Đối với hình thức BL giữa trẻ đối với trẻ hay tự trẻ gây ra được GV nhận thức ở mức trung bình (ĐTB: 2,03, xếp thứ 3). Qua kết qủa khảo sát này cho thấy GV còn coi nhẹ những hành vi BL giữa trẻ đối với trẻ hay tự trẻ gây ra, có thể GV cho rằng đây không phải là hành vi bạo lực đối với trẻ em của GV.

Bảng 3.13. Nhận thức của giáo viên về các hình thức bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non

Các hình thức bạo lực N ĐTB BLC

Giữa giáo viên đối với trẻ em 175 2,50 0,46

Giữa trẻ đối với trẻ 175 2,03 0,58

Giữa lực lượng giáo dục khác đối với trẻ 175 2,57 0,52

Trung bình 175 2,37 0,42

Các hành vi BL thuộc hình thức BL do các lực lượng giáo dục khác tiến hành đối với trẻ trong TMN được GV nhận thức chung là rất cao (ĐTB: 2,57) (bảng 3.13) cho rằng đây là những hành vi bạo lực đối với trẻ em trong TMN. Trong đó, những hành vi gây tổn thưởng về thể chất cho trẻ (bảng 3.14) như: trẻ bị cán bộ trong trường (bảo vệ, lao công, nhân viên, quản lý...) đánh đập, hành hạ (ĐTB: 2,75, xếp thứ 1), trẻ bị phụ huynh trẻ khác đánh đập, hành hạ trong trường (ĐTB: 2,72, xếp thứ 2), GV để trẻ bị phụ huynh trẻ khác đánh đập, hành hạ trong trường (ĐTB: 2,71, xếp thứ 3), được GV nhận thức rõ ràng nhất.

Đối với những hành vi BL khác (bảng 3.14) như: GV để trẻ bị cán bộ trong trường (bảo vệ, lao công, nhân viên, quản lý...) đe dọa, chửi bới (nói tục), la mắng (ĐTB: 2,59, xếp thứ 4), GV để trẻ bị phụ huynh đánh đập, hành hạ khi đến trường (ĐTB: 2,54, xếp thứ 5), GV để trẻ bị người ngoài trường đe dọa, chởi bới (nói tục), la mắng trong trường (ĐTB: 2,51, xếp thứ 6), GV để trẻ bị phụ huynh trẻ khác đe dọa, chửi bới (nói tục), la mắng trong trường (ĐTB: 2,43, xếp thứ 7), GV để trẻ bị phụ huynh chửi bới (nói tục), la mắng khi đến trường (ĐTB: 2,29, xếp thứ 8) cũng được GV nhân thức cao cho rằng những hành vi này là những hành vi bạo lực đối với trẻ em trong TMN.

67

Bảng 3.14 Nhận thức của giáo viên về các hành vi bạo lực thuộc hình thức bạo lực giữa các lực lượng giáo dục khác đối với trẻ em trong trường mầm non (N= 175)

TT Các hành vi bạo lực đối với trẻ em ĐTB ĐLC TB Mức độ nhận thức

1 Để trẻ bị cán bộ trong trường (bảo vệ, lao công, nhân viên,

quản lý...) đánh đập, hành hạ 2,75 0,57 1

2 Để trẻ bị người ngoài trường đánh đập, hành hạ trong

trường 2,72 0,59 2

3 Để trẻ bị phụ huynh trẻ khác đánh đập, hành hạ trong

trường 2,71 0,62 3

4 Để trẻ bị cán bộ trong trường (bảo vệ, lao công, nhân viên,

quản lý...) đe dọa, chửi bới (nói tục), la mắng 2,59 0,70 4 5 Để trẻ bị phụ huynh đánh đập, hành hạ khi đến trường 2,54 0,74 5

6 Để trẻ bị người ngoài trường đe dọa, chởi bới (nói tục), la

mắng trong trường 2,51 0,72 6

7 Để trẻ bị phụ huynh trẻ khác đe dọa, chửi bới (nói tục), la (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mắng trong trường 2,43 0,77 7

8 Để trẻ bị phụ huynh chửi bới (nói tục), la mắng khi đến

trường 2,29 0,84 8

Nhận thức về các hành vi BL đối với trẻ thuộc hình thức BL giữa GV đối với trẻ em (ĐTB: 2,50, ĐLC: 046, xếp thứ 2) (bảng 3.13) cũng được GV nhận thức rất cao. Đối với những hành vi (bảng 3.16) xâm hại trực tiếp đến thể chất của trẻ do GV gây ra được GV nhận thức đầy đủ, đúng đắn như: Dùng những vật sắc nhọn như kim khâu, đinh, kéo… để hành hạ trẻ (ĐTB: 2,94, xếp thứ 1). Đối với những hành vi BL (bảng 3.15) liên quan đến tinh thần, bỏ bê không chăm sóc trẻ có số lượng không nhỏ GV nhận thức chưa đúng đắn và đầy đủ, GV cho rằng GV dùng những hình phạt như bắt đứng góc lớp, không cho đồ chơi, bắt trực vệ sinh lớp… đối với trẻ khi trẻ mắc lỗi, GV cô lập trẻ, không được chơi trong nhóm bạn khi trẻ mắc lỗi, GV có hành vi bỏ mặc trẻ trong lớp khóc lóc không quan tâm không phải là hành vi BL đối với trẻ.

68

Bảng 3.15. Nhận thức của giáo viên về các hành vi bạo lực thuộc hình thức bạo lực giữa giáo viên đối với trẻ em (N = 175)

TT Các hành vi bạo lực đối với trẻ em ĐTB Mức độ nhận thức ĐLC TB

1 Dùng những vật sắc nhọn như kim khâu, đinh, kéo… để

hành hạ trẻ 2,94 0,29 1

2 Bắt trẻ ăn lại thức ăn trẻ lôn mửa (ói) ra khi cho trẻ ăn 2,75 0,57 2

3 Có những hành động như tát, bẹo, tét vào tay, chân, mông

đít, người mỗi khi trẻ mắc lỗi 2,75 0,58 3

4 La mắng, hù dọa, chửi bới (nói tục) trẻ 2,67 0,67 4 5 Đụng chạm hoặc sờ mó chỗ nhạy cảm trên cơ thể trẻ 2,55 0,73 5 6 Bắt trẻ ăn quá nhanh khiến trẻ ói mửa, khóc lóc 2,47 0,81 6 7 Cô lập trẻ, không được chơi trong nhóm bạn khi trẻ mắc lỗi 2,20 0,95 7 8 Bỏ mặc trẻ khóc lóc trong lớp không quan tâm 2,18 0,89 8

9 Dùng những hình phạt như bắt đứng góc lớp, không cho

đồ chơi, bắt trực vệ sinh lớp… đối với trẻ khi trẻ mắc lỗi 2,04 0,95 9

Nhận thức của GV về những hành vi thuộc hình thức BL diễn ra giữa trẻ đối với trẻ hay tự trẻ gây ra cho trẻ (bản 3.13) ở mức trung bình chưa cao (ĐTB: 2,03, ĐLC: 0,58). Chỉ có một số hành vi gây tổn thưởng đến thể chất do trẻ gây ra đối với trẻ (bảng 3.16) được GV nhận thức cao như: hành vi trẻ bị bạn đánh đập, tát, đấm, đá, giựt tóc, cào cấu, cắn… khi chơi (ĐTB: 2,36, xếp thứ 1), trẻ bị nhóm bạn chọc ghẹo, đánh đập trong lớp, trong trường (ĐTB: 2,35, xếp thứ 2). Tuy nhiên, vẫn có những hành vi (bảng 3.16) gây tổn thưởng về thể chất và tinh thần cho trẻ như: GV để trẻ bị bạn cô lập không cho chơi chung, GV để trẻ bị bạn thực hiện hành động bất ngờ làm té ngã: xô, đẩy…trong trường, lớp học, trẻ tự gây ra cho mình như trẻ tự té ngã, va đập gây tổn thương trong khi hoạt động tại trường, được GV nhận thức chưa đúng đắn và đầy đủ, GV cho rằng đây không phải là hành vi BL đối với trẻ em của GV. Như vây, trong hình thức BL do trẻ gây ra đối với trẻ hay trẻ tự gây ra cho mình, GV có nhận thức chung chưa đúng đắn và đầy đủ ở tất cả các hành vi BL đối với trẻ em trong TMN.

69

Bảng 3.16. Nhận thức của giáo viên về các hành vi bạo lực thuộc hình thức bạo lực giữa trẻ đối với trẻ hay tự trẻ gây ra trong trường mầm non (N = 175)

TT Các hành vi bạo lực đối với trẻ em Mức độ nhận thức ĐTB ĐLC TB 1 Để trẻ bị bạn đánh, đập, tát, đấm, đá, giựt tóc, cào cấu,

cắn… khi chơi 2,36 0,88 1

2 Để trẻ bị nhóm bạn chọc ghẹo, đánh đập trong lớp, trong

trường 2,35 0,81 2

3 Để trẻ bị bạn gọi tên cha mẹ để chửi rủa, bêu xấu gia đình

hoặc cố tình kiếm chuyện với trẻ 2,15 0,90 3

4 Để trẻ bị bạn xúi giục đánh nhau trong lớp 2,13 0,91 4 5 Để trẻ bị bạn ném đồ chơi gây tổn thương 2,05 0,91 5 6 Để trẻ bị bạn cô lập không cho chơi chung 1,96 0,90 6 7 Để trẻ bị bạn thực hiện hành động bất ngờ làm té ngã: xô,

đẩy…trong trường, lớp học 1,82 0,89 7

8 Trẻ tự té ngã, va đập gây tổn thương trong khi hoạt động

tại trường 1,38 0,66 8

Tóm lại, nhận thức của GV về các hành vi BL đối với trẻ em trong TMN trên địa bàn thành phố HCM có nhiều mức độ nhận thức khác nhau, nhìn chung nhận thức của GV về các hành vi BL đối với trẻ em là cao. Tuy nhiên, GV nhận thức còn chưa đúng đắn và đầy đủ ở tất cả các hành vi BL đối với trẻ em. Những hành vi BL trực tiếp gây tổn thương về mặt thể chất cho trẻ do GV gây ra, do trẻ gây ra cho trẻ hay do lực lượng giáo dục khác gây ra cho trẻ được GV nhận cao hơn cả. Từ kết quả nghiên cứu này cho thấy sự cần thiết nghiên cứu xây dựng chương trình và triển khai tập huấn các lớp kỹ năng giúp GV ở tất cả loại hình TMN, phụ trách lớp học theo độ tuổi của trẻ có nhận thức đầy đủ về các hành vi BL đối với trẻ em nhằm phòng tránh, ngăn ngừa và giảm thiểu các hành vi BL đối với trẻ em của GV trong hoạt động nghề nghiệp.

3.1.2.2. Nhận thức của giáo viên về hậu quả của bạo lực đối với trẻ em (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những hành vi BL đối với trẻ em trong TMN khi xảy ra sẽ để lại những hậu quả rất lớn, ảnh hưởng đến thể chất, tâm lý, sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ, ngoài ra còn ảnh hưởng đến tổ chức lớp học, đến nhà trường, để lại những hậu quả cho gia đình và xã hội. Vậy cảm nhận của GV về hậu quả BL đối với trẻ em trong TMN trên địa bàn thành phố HCM hiện nay có nhận thức như thế nào?

Nhìn chung, nhận thức của GV về các hậu quả của BL đối với trẻ em ở mức nghiêm trọng (ĐTB: 2,44) (bảng 3.17), được tập trung ở 3 nhóm hậu quả: nhóm hậu quả

70

về thể chất và tâm lý trẻ, nhóm hậu quả gây ra những rối nhiễu tâm lý cho trẻ, và nhóm hậu quả ảnh hưởng đến môi trường giáo dục trẻ (phụ lục 4.4). Trong các nhóm hậu quả của BL đối với trẻ em, nhóm hậu quả về thể chất và sự phát triển tâm lý trẻ được GV nhận thức cao hơn cả (ĐTB: 2,77, xếp thứ 1), tiếp đến là nhóm hậu quả gây ra những rối nhiễu tâm lý cho trẻ (ĐTB: 2,35, xếp thứ 2), nhóm hậu quả ảnh hưởng đến môi trường giáo dục trẻ (ĐTB: 2,23, xếp thứ 3). Điều này cho thấy, những hậu quả gây tổn thương về thực thể cho trẻ được GV nhận thực rõ ràng, đầy đủ và đúng đắn hơn các hậu quả khác.

Bảng 3.17. Nhận thức của giáo viên theo các nhóm hậu quả của bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non (N: 175)

Các nhóm hậu quả BL đối với trẻ em ĐTB ĐLC TB

Hậu quả về thể chất và tâm lý trẻ 2,77 1,05 1 Hậu quả gây ra những rối nhiễu tâm lý cho trẻ 2,35 0,98 2 Hậu quả ảnh hưởng đến môi trường giáo dục trẻ 2,23 1,04 3

Trung bình chung 2,44 0,93

Nhận thức của GV về những hậu quả trong nhóm hậu quả về thể chất và tâm lý trẻ nhìn chung là rất cao (ĐTB: 2,77, ĐLC: 1,05) (bảng 3.17) ở mức độ nghiệm trọng. Hầu hết GV đều cho rằng khi xảy ra hành vi BL đối với trẻ em sẽ để lại những hậu quả từ nghiêm trọng đến rất nghiêm trọng đối với thể chất và sự phát triển tâm lý của trẻ (bảng 3.18) như: Nếu kéo dài và lặp đi lặp lại hiện tượng bạo hành có thể tạo nên những đứa trẻ vô cảm trước những bất công hay nỗi đau của người khác (ĐTB: 3,04, xếp thứ 1), ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách trong tương lai của trẻ bị bạo hành (ĐTB: 2,99, xếp thứ 2), sức khỏe giảm sút do thường xuyên bị bạo hành (tấn công) (ĐTB: 2,88, xếp thứ 3), đe dọa sự an toàn đến tính mạng của trẻ, của lớp học, của nhà trường (ĐTB: 2,79, xếp thứ 4), dẫn đến những tổn thương về thể chất cho trẻ (ĐTB: 2,57, xếp thứ 5), trẻ có hành vi bắt chước và thể hiện những hành vi BL của các bạn, GV, cán bộ trong trường hoặc người khác (ĐTB: 2,57, xếp thứ 6), gây ra sự tổn thương về đời sống tinh thần, vật chất cho gia đình trẻ (ĐTB: 2,54, xếp thứ 7). Điều này cho thấy, GV đã có nhận thức rất đúng đắn và đầy đủ về những hậu quả đối với thể chất và sự phát triển tâm lý của trẻ khi xảy ra hành vi BL đối với trẻ em của GV trong TMN.

71

Bảng 3.18. Nhận thức của giáo viên về những hậu quả về thể chất và sự phát triển tâm lý của trẻ do bạo lực đối với trẻ em của giáo viên trong trường mầm non (N = 175)

TT Các hậu quả của BL đối với trẻ em ĐT

B ĐLC TB

1 Nếu kéo dài và lặp đi lặp lại hiện tượng bạo hành có thể tạo nên những đứa trẻ vô cảm trước những bất công hay nỗi đau của người khác

3,04 1,23 1

2 Ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách trong tương lai của

trẻ bị bạo hành 2,99 1,20

2

3 Sức khỏe giảm sút do thường xuyên bị bạo hành (tấn công) 2,88 1,26 3 4 Đe dọa sự an toàn đến tính mạng của trẻ, của lớp học, của

nhà trường 2,79 1,30

4

5 Dẫn đến những tổn thương về thể chất cho trẻ 2,57 1,22 5 6 Trẻ có hành vi bắt chước và thể hiện những hành vi bạo lực

của các bạn, giáo viên, cán bộ trong trường hoặc người khác 2,57 1,16 6

7 Gây ra sự tổn thương về đời sống tinh thần, vật chất cho gia

đình trẻ 2,54 1,23

7

Nhận thức của GV về những hậu quả gây ra những rối nhiễu tâm lý cho trẻ ở mức độ khá cao (ĐTB: 2,35, ĐLC: 0,98) (bảng 3.17), hậu quả được GV nhận thức rõ nhất là những hậu quả: trẻ bắt đầu hung hăng hơn để không bị bạn ức hiếp, hoặc để phản ứng với bạn, GV, cán bộ trong trường hoặc người khác (ĐTB: 2,64, xếp thứ 1) (bảng 3.19), trẻ thu mình lại, không dám giao lưu với bạn bè xung quanh vì sợ các bạn, GV đánh mình (ĐTB: 2,50, xếp thứ 2). Một số hậu quả khác chưa được GV nhận thức cao: trẻ trở nên tự ti, nhút nhát không dám thể hiện bản thân vì sợ bị bạo hành tiếp diễn (ĐTB: 2,39, xếp thứ 3), trẻ không muốn đến lớp, đến trường gặp GV, gặp các bạn, GV, cán bộ trong trường (ĐTB: 2,19, xếp thứ 4), mỗi khi đến lớp, đến trường trẻ

Một phần của tài liệu LVTS_ ĐỀ TÀI BẠO LỰC TRƯỜNG MẦM NON (Trang 73 - 83)