9. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu
3.2.1. Ảnh hưởng từ các yếu tố tâm lý cá nhân của giáo viên đến mức độ bạo lực
cũng như giúp GV có kỹ năng nhận diện, kiểm soát và hạn chế các nguyên nhân dẫn đến BL đối vởi trẻ em trong trường mầm non.
3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non mầm non
Một số yếu tố tâm lý cá nhân như: tính lạc quan, lòng yêu nghề, khi chất trình độ chuyên môn, thâm niên công tác và một số yếu tố xã hội như: kinh tế gia đình, tình trạng hôn nhân, thu nhập tại trường và loại hình lao động của giáo viên với TMN, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến mức độ BL đối với trẻ em trong TMN.Vậy các yếu tố tâm lý cá nhân và xã hội của GV có ảnh hưởng như thế nào đến mức độ BL đối với trẻ em trong TMN?
3.2.1. Ảnh hưởng từ các yếu tố tâm lý cá nhân của giáo viên đến mức độ bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non với trẻ em trong trường mầm non
Ảnh hưởng bởi tính lạc quan của giáo viên
Dữ liệu ở bảng 3.22 cho thấy sự lạc quan của GVMN trên địa bàn thành phố HCM ở mức độ trung bình (23,93/48). Với điểm số lạc quan cao hơn bi quan, nhìn chung GV vẫn thiên về chiều hướng lạc quan hơn. Đây là một điểm thuận lợi cho quá trình hoạt động nghề nghiệp trong TMN.
76
Bảng 3.22. Tính lạc quan của giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Tính lạc quan ĐTB ĐLC Tần suất < 23 (SL/%) ≥ 23 (SL/%) Lạc quan 18,49 3,76 72/41,1 103/58,9 Bi quan 5,44 2,42 Chung 23,93 3,97
Tính lạc quan giúp GV duy trì được sự tích cực, nhiệt tình, hi vọng và niềm tin, vào trẻ, vào đồng nghiệp và cồng việc. Điều này có thể có tác động đến GV làm tăng hoặc giảm hành vi BL đối với trẻ em của GV hoặc là động lực để GV lựa chọn các cách ứng xử tích cực khi xảy ra BL đối với trẻ em trong lớp mình phụ trách.
Ảnh hưởng từ lòng yêu nghề của giáo viên.
Nhìn chung, lòng yêu nghề của GV trong TMN là khá cao (ĐTB: 6,90, ĐLC: 1,97) (bảng 3.23), đây cũng chính là động lực giúp GV vượt qua được những khó khăn thách thức của đặc thù nghề nghiệp, của môi trường nghề nghiệp và đối tượng trong lao động nghề nghiệp, là cơ sở giúp GV hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
Bảng 3.23. Điểm trung bình, độ lệch chuẩn, tần suất lòng yêu ghề của giáo viên trong trường mầm non trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
ĐTB ĐLC Tần suất
< 6 (SL/%) ≥ 6 (SL/%) Lòng yêu nghề 6,90 1,97 44/25,1 131/74,9
Qua số liệu bảng 3.23 cho thấy đa số GV có lòng yêu nghề cao (74,9 % GV), nhưng cũng có không ít GV có lòng yêu nghề thấp. Kết quả phỏng vấn sâu một GV đã chia sẻ: Khi chọn nghề làm GVMN, em đã xác định yêu nghề, yêu trẻ và chấp nhận những khó khăn trong nghề của mình. Nhưng chính trẻ và áp lực công việc trong nghề nghiệp nhiều khi làm em cảm chán nản với nghề mình đã lựa chọn (MP:12, 26 tuổi, GV trường công lập, Q.10). Như vậy, cũng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lòng yêu nghề của GV khiến GV tăng cường hoặc giảm bớt lòng yêu nghề của GV và có thể ảnh hưởng đến hoạt động nghề nghiệp của GV
77
Biểu đồ 3.1. Mối quan hệ giữa lòng yêu nghề của giáo viên với mức độ bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non
Vậy lòng yêu nghề có môi quan hệ với mức độ BL đối với trẻ em trong TMN không?. Qua hiển thị ở biểu đồ 3.2 cho chúng ta thấy, dù cho đánh giá của GV về mức độ BL đối với trẻ em ở mức không bao giờ hay mức độ BL đối với trẻ em ở mức hiếm khi thì GV đều có lòng yêu nghề cao (tiến đến gần 8 điểm lòng yêu nghề), tuy nhiên, mức độ BL đối với trẻ em ở mức không bao giờ (có đường trung vị gần đến 7 (6,96)) được GV đánh giá có lòng yêu nghề cao hơn so với mức độ BL đối với trẻ em được GV đánh ở mức hiếm khi (có đường trung vị 6,61). Điều này cho thấy, có thể GV có lòng yêu nghề cao sẽ giảm thiểu được hành vi BL đối với trẻ em.
Yếu tố khí chất của giáo viên
Mỗi một loại khí chất của GV biểu hiện cường độ, tốc độ, nhịp độ của hoạt động tâm lý, thể hiện thông qua sắc thái hành vi, cử chỉ, cách nói năng. Trong hoạt động nghề nghiệp, khí chất của GV được thể hiện thông qua sắc thái hành vi, cử chỉ, cách nói năng trong mối quan hệ với trẻ, với đồng nghiệp, với phụ huynh tại TMN.
Để làm rõ trong mối tương quan giữa nhân tố khí chất của GV ảnh hưởng như thế nào đến mức độ BL đối với trẻ em trong TMN? Bằng các phép thống kê, chúng tôi đã có kết quả như sau:
Với kiểm định mối quan hệ Phi – Cramer, kết quả cho thấy giữa hai yếu tố nay có mối quan hệ tác động với nhau, tuy nhiên, xét về mức độ chặt chẽ thì giữa hai yếu tố này là không cao với hệ số Cramer's V = 0,045 và mối quan hệ này là không có ý nghĩa (p = 0,953) (về mặt thống kê) (Phụ lục 4.5)
78
Bảng 3.24. Mối quan hệ yếu tố khi chất của giáo viên với mức độ bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non
Khí chất của GV
Tổng Bình thản Ưu tư Hoạt bát Nóng nảy
Mức độ BL đối với trẻ em Không bao giờ SL 42 22 81 12 157 TL % 26,8% 14,0% 51,6% 7,6% 100% Hiếm khi SL 5 2 9 2 18 TL % 27,8% 11,1% 50,0% 11,1% 100% Tổng SL 47 24 90 14 175 TL % 26,9% 13,7% 51,4% 8,0% 100%
Trong các loại khí chất (bảng 3.24), GV có khí chất hoạt bát và bình thản chiếm đa số, kết quả khảo sát cho thấy có 51,6% GV có khí chất hoạt bát có đánh giá là không bao giờ có hành vi BL đối với trẻ em trong TMN nhưng cũng có đến 50% GV có đánh giá mức độ BL đối với trẻ em trong TMN ở mức độ hiếm khi, và GV có khí chất bình thản cũng có 26,8 % lựa chọn không có hành vi BL đối với trẻ em, 27,8% lựa chọn có hành vi BL đối với trẻ em ở mức hiếm khi, cao hơn so với tỷ lệ GV có loại khi chất ưu tư và nóng này.
Yếu tố trình độ chuyên môn của giáo viên
Xét tương quan giữa yếu tố trình độ chuyên của GV với mức độ BL đối với trẻ em trong TMN cho thấy, hai yếu tố này có sự tác động qua lại với nhau, nhưng xét về mức chặt chẽ của hai yếu tố là rất thấp (Cramer's V= 0,17, p= 0,08). Kết quả khảo sát cho thấy, GV có trình độ đại học (43.3%) và cao đẳng (41.4%) có đánh giá cho rằng mức độ BL đối với trẻ em trong TMN ở mức không bao giờ cao hơn so với GV có trình độ trung cấp (15.3%). Xét về mức độ BL đối với trẻ em trong TMN ở mức độ hiếm khi, có 22.2% GV có trình độ đại học, 44.4% GV có trình độ cao đẳng cao đẳng đánh giá có mức độ BL đối với trẻ em ở mức hiếm khi, 33.3% GV có trình độ trung cấp có đánh giá mức độ BL đối với trẻ em ở mức độ hiếm khi (phụ lục 4.5).
Yếu tố thâm niên công tác của giáo viên
Mối tương quan giữa yếu tố thâm niên công tác của GV với mức độ BL đối với trẻ em trong TMN cũng có mối tương quan với nhau, mức độ chặt chẽ của sự tác động cũng rất thấp (Cramer's V = 0,17, p= 0,08). GV có thâm niên công tác thấp thì có đánh giá mức độ BL đối với trẻ em trong TMN cao hơn GV có trình độ thâm niên cao (77.8% GV có thâm niên công tác từ 1 đến 5 năm, 22.2% GV có thâm niên công tác từ 6 đến 10 năm có đánh giá mức độ BL đối với trẻ em trong TMN ở mức hiếm khi) (phụ lục 4.5).
79