Một số biện phóng ngừa và giảm thiểu mức độ bạo lực đối với trẻ em trong

Một phần của tài liệu LVTS_ ĐỀ TÀI BẠO LỰC TRƯỜNG MẦM NON (Trang 39)

9. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu

1.7.Một số biện phóng ngừa và giảm thiểu mức độ bạo lực đối với trẻ em trong

trường mầm non

Theo báo cáo (2011) cuối cùng của kỳ họp về giải quyết vấn đề BL trong trường học, do chính phủ Na Uy phối hợp tổ chức cùng với Hội đồng châu Âu và các đại diện đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, đã đề cập đến phương pháp tiếp cận chung nhằm đưa ra những biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu hành vi bạo lực đối với trẻ em [27]:

1. Xây dựng chính sách, các chương trình và hoạt động nghiên cứu cần thực hiện cả về mặt lý luận và thực tiễn.

2. Các phương pháp nhằm xoá BL trong trường học cần được thực hiện ở tất cả các cấp, từ thực thi đầy đủ những quy định về pháp luật và những chính sách đào tạo GV, quản trị, chương trình giảng dạy, trường học, lớp học, GV, phụ huynh và cộng đồng địa phương để mỗi một cá nhân hiểu được tầm quan trọng rằng trẻ em luôn là trọng tâm.

3. Tất cả các biện pháp được thực hiện ở các khu vực, quốc gia và trên toàn thế giới cần nâng cao hiểu biết và nhận thức của mỗi người về BL học đường đó là sự vi phạm quyền trẻ em. Do đó, các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ phải được thực hiện để đảm bảo quyền trẻ em.

32

hiện từng biện pháp cụ thể nhằm giải quyết vấn đề BL trong trường học.

Báo cáo cũng chỉ ra những phương pháp và cách thức thực hiện cụ thể đối với vấn đề BL với trẻ em trong trường học [27]: (1) Giáo dục sớm về nhân quyền và dân chủ đây là cơ sở cần được áp dụng vào thực tế trong công tác phòng chống và giải quyết các trường hợp BL trong trường học; (2) Hiểu biết về những hành vi BL của trẻ em nam và nữ thuộc các nhóm khác nhau (ví dụ như tuổi tác, nguồn gốc dân tộc) đây là cơ sở quan trọng để giải quyết các hình thức BL khác nhau trong trường và trong xã hội nói chung. Quan điểm tiếp cận giới tính cần được chú ý như là một phần của bất kỳ phương pháp tiếp cận chung nào; (3) Xây dựng, phát triển các hướng dẫn và các công cụ để tiếp cận cụ thể được với các nhóm trẻ em cũng như người lớn tiếp cận với trẻ em, và đảm bảo các phương tiện tiếp cận đến các nhóm được triển khai theo các kế hoạch và chiến lược cụ thể; (4) Việc phổ biến, tuyên truyền về BL trong trường học nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu hành vi BL cần được triển khai thông qua nhiều hình thức, phương tiện truyền thông khác nhau nhằm tiếp cận được với tất cả trẻ em dễ bị tổn thương nhất và có nguy cơ trở thành nạn nhân của BL học đường; (5) Ở nhiều nước, khung pháp lý cần thiết được xây dựng để phòng chống BL trong trường và phải có sự cam kết của chính phủ; (6) Tại những nước có khung pháp lý được xây dựng nhưng việc thi hành pháp luật, những quy định về trách nhiệm chưa cụ thể, cần đưa những cam kết cụ thể để áp dụng khung pháp lý vào trong các chương trình, chính sách thực tế; (7) Những nỗ lực nên tiếp tục tập trung cả về phòng ngừa và can thiệp. Sự can thiệp khi BL đã xảy ra là một biện pháp ngắn hạn, trong khi chiến lượng, biện pháp phòng ngừa giúp giảm thiểu BL trong trường học là một cách bền vững.

Như vậy, theo quan điểm chúng tôi để có thể phòng tránh và hạn chế hành vi bạo lực đối với trẻ em trong TMN, chúng ta cần xây dựng một số biện pháp phù hợp liên quan đến các vấn đề như: xây dựng khung pháp lý về vấn đề bạo lực đối với trẻ em, đề ra những hình thức kỷ luật nghiêm khác với các hình thức bạo lực đối với trẻ em của GV trong TMN, có biện pháp can thiệp kịp thời khi có hiện tượng BL xảy ra trong lớp trong trường, có những biện pháp, cách thức giúp đỡ, tư vấn tâm lý cho GV và trẻ em, giám sát quản lý các hoạt động của GV và trẻ bằng các kênh khác nhau, tổ chức các lớp học kỹ năng cho GV, cán bộ quản lý, phụ huynh của trẻ liên quan đến các hành vi

33

bạo lực đối với trẻ em, tổ chức dạy kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với từng lứa tuổi, Có chính sách, chế độ phù hợp cho GV, Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện trong nhà trương.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra, GV có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề tiêu cực trong lớp học liên quan đến trẻ. Trong lớp học có những lúc trẻ có hành vi mất kiểm soát và không thể chấp nhận, do đó GV đã sử dụng quyền hạn của mình để kiểm soát hành vi của trẻ. Cách ứng xử của GV có thể làm tổn thương về mặt cảm xúc của trẻ em và khiến trẻ né tránh và phòng ngự (Gordon, 2003, 2000; Tepeli và Ari, 2004). Để đối phó với những vấn đề này, GV cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt để tạo dựng một môi trường lớp học tích cực [24].

Nhằm phòng ngừa và giảm thiểu bạo lực đối với trẻ em chúng ta cần chú trọng đến biện pháp tập huấn kỹ năng cho GV trong TMN thông qua các lớp chuyên đề cụ thể như: Tập huấn kỹ năng lắng nghe, kỹ năng chia sẻ, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng quản lý cảm xúc và ứng phó với căng thẳng tâm lý, kỹ năng xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra ở trẻ em trong nhà TMN, kỹ năng nhận diện các rối nhiễu tâm lý ở trẻ em trong nhà TMN, nhận biết về BL đối với trẻ: nguyên nhân và thực trạng, nhận viết về BL đối với trẻ - Các biện pháp ứng phó. Thông qua các lớp tập huấn kỹ năng này có thể giúp GV nhận biết đầy đủ về các vi bạo lực đối với trẻ em, những nguyên nhân, cách thức ứng xử và phối hợp ứng xử với các lực lượng giáo dục khác khi những tình huống xảy ra tương tự trong hoạt động nghề nghiệp của mình.

34

Tiểu kết chương 1

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận về bạo lực đối với trẻ em trong TMN, chúng tôi nhận thây: Nghiên cứu về bạo lực đối với trẻ em trong trường học nói chung và trong TMN nói riêng chỉ mới tập trung nghiên cứu ở các nước phát triển trên thế giới, ở Việt Nam vấn đề bạo lực đối với trẻ em trong TMN vẫn còn chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều, việc nghiên cứu vấn đề này của đề tài càng có tính thiết thực.

Xây dựng cơ sở lý luận thực trạng về mức độ bạo lực đối với trẻ em trong TMN là cơ sở để làm rõ các vấn đề nghiên cứu thực tiễn của đề tài. Trong nghiên cứu này chúng tôi quan niệm: Bạo lực đối với trẻ em trong TMN là những hành vi trực tiếp hay dán tiếp của GV xâm hại hoặc đe dọa đến sự phát triển về thể chất, tâm lý của trẻ em, gây ra những hậu quả xấu cho trẻ, nảy sinh do sự tác động của các nguyên nhân, yếu tố đến GV trong hoạt động nghề nghiệp, ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội”

Bạo lực đối với trẻ em trong TMN diễn ra với nhiều hình thức và hành vi khác nhau, để lại những hậu quả về thể chất và tinh thần cho trẻ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực đối với trẻ em của GV trong nhà TMN. Khi xảy ra những hành vi BL đối với trẻ trong TMN, mức độ bạo lực đối với trẻ em của trong TMN chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố cá nhân và xã hội như tính lạc quan, bi quan của GV, lòng yêu nghề, khí chất, thâm niên công tác, trình độ chuyên môn...những yếu tố này có thể làm gia tăng hoặc giảm nhẹ những hành vi bạo lực đối với trẻ em trong TMN. Từ những nghiên cứu về lý luận còn cho thấy có thể xây dựng và đưa ra nhiều biện pháp tác động giúp phòng ngừa và giảm thiểu bạo lực đối với trẻ em trong TMN.

35

CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

Đề tài được tổ chức nghiên cứu theo bốn giai đoạn:

Giai đoạn 1: Xây dựng cơ sở lý luận thực trạng về mức độ bạo lực đối với trẻ em trong TMN.

Giai đoạn 2: Khảo sát thực tiễn về mức độ bạo lực đối với trẻ em trong TMN trên địa bàn thành phố HCM.

Giai đoạn 3: Đề xuất biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu bạo lực đối với trẻ em trong TMN trên địa bàn thành phố HCM.

Các giai đoạn nghiên cứu diễn ra kế tiếp nhau, nhưng cũng có lúc được tiến hành lồng ghép với nhau. Tùy theo mục đích, nhiệm vụ, mỗi giai đoạn sử dụng những phương pháp nghiên cứu riêng, tuy nhiên, có những phương pháp được sử dụng trong nhiều giai đoạn nghiên cứu.

2.1.1. Giai đoạn 1: Xây dựng cơ sở lý luận thực trạng về mức độ bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non em trong trường mầm non

2.1.1.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của giai đoạn này là xây dựng cơ sở lý luận cho toàn bộ quá trình nghiên cứu của đề tài nghiên cứu và từ khung lý luận, xác lập luận điểm chủ đạo của đề tài trong việc nghiên cứu thực trạng về mức độ bạo lực đối với trẻ em trong TMN.

2.1.1.2. Nội dung nghiên cứu

- Khảo sát các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến vấn đề BL, bạo lực đối với trẻ em, bạo lực đối với trẻ em trong TMN, từ đó chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong các công trình này để tiếp tục tiến hành nghiên cứu.

- Xác định quan điểm tiếp cận nghiên cứu bạo lực đối với trẻ em trong TMN. - Xác định các khái niệm công cụ và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tài như: BL, bạo lực đối với trẻ em, bạo lực đối với trẻ em trong TMN, các hình thức bạo lực đối với trẻ em trong TMN, nguyên nhân của bạo lực đối với trẻ em, hậu quả của bạo lực đối với trẻ em, các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ bạo lực đối với trẻ em trong TMN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

36

2.1.1.3. Phương pháp tiến hành

Để xây dựng cơ sở lý luận của để tài nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, cụ thể chúng tôi đã tiến hành các công việc như phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các tài liệu đã được đăng tải ở các sách báo, tạp chí và trên hệ thống thông tin internet... bàn về những vấn đề liên quan đến bạo lực đối với trẻ em, bạo lực đối với trẻ em trong TMN. Bên cạnh đó chúng tôi cũng đã xin ý kiến của chuyên gia về các vấn đề lý luận.

2.1.1.4. Thời gian và địa điểm

- Thời gian: từ tháng 8/2019 đến tháng 7/2020. - Địa điểm: Thành phố HCM.

2.1.2. Giai đoạn 2: Khảo sát thực tiễn mức độ bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh

2.1.2.1. Mục đích

Khảo sát, phân tích đánh giá mức độ bạo lực đối với trẻ em trong TMN và các yếu tố có liên quan đến bạo lực đối với trẻ em trong TMN.

2.1.2.2. Mẫu nghiên cứu

Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, chúng tôi đã lựa chọn ngẫu nhiên mẫu nghiên cứu bao gồm 175 khách thể là GVMN ở các TMN công lập và ngoài công lập thuộc các quận, huyện trên địa bàn thành phố HCM. Mỗi một quận, huyện chúng tôi chọn ngẫu nhiên mẫu nghiên cứu theo phương pháp phần tầng một số TMN công lập và ngoài công lập sau đó tiến hành phát phiếu điều tra cho từng khách thể nghiên cứu, sau khi tổng hợp xử lý phiếu điều tra, cuối cùng mẫu nghiên cứu được chúng tôi sử dụng bao gồm các khách thể được phân bổ như sau (bảng 2.1):

Bảng 2.1. Phân bố mẫu nghiên cứu:

Lớp theo độ tuổi của trẻ Loại hình trường Tổng GV

Công lập Ngoài công lập

Dưới 19 tháng tuổi 0 4 4 Từ 19 đến 24 tháng tuổi 6 17 23 Từ 25 đến 35 tháng tuổi 12 11 23 Lớp trẻ từ 3 đến 4 tuổi 27 21 48 Lớp trẻ từ 4 đến 5 tuổi 22 16 38 Lớp trẻ từ 5 đến 6 tuổi 23 16 39 Tổng GV 90 85 175

37

Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành phỏng vấn sâu 10 GVMN phụ trách giảng dạy lớp theo từng độ tuổi của trẻ ở các trường công lập và ngoài tông lập và 68 GVMN trong mẫu điều tra thử nhằm đánh giá tính hiệu lực của phiếu điều tra sử dụng trong nghiên cứu này.

2.1.2.3. Nội dung nghiên cứu

Để làm rõ bạo lực đối với trẻ em trong TMN, đề tài đã nghiên cứu những nội dung cơ bản sau:

- Mức độ và các hình thức bạo lực đối với trẻ em trong TMN. - Nguyên nhân dẫn đến bạo lực đối với trẻ em trong TMN. - Hậu quả của bạo lực đối với trẻ em trong TMN.

- Mối quan hệ giữa mức độ bạo lực đối với trẻ em với một số yếu tố cá nhân và xã hội khác của GVMN.

2.1.2.4. Phương pháp tiến hành

Đề tài sử dụng các phương pháp sau để thực hiện các nội dung nghiên cứu ở giai đoạn này: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp phân tích dữ liệu.

2.1.2.5. Thời gian, địa điểm

- Thời gian: từ tháng 7/2019 – 09/2020. - Địa điểm: Thành phố HCM.

2.1.3. Giai đoạn 3: Đề xuất biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu mức độ bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non với trẻ em trong trường mầm non

2.1.3.1. Mục đích

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về mức độ bạo lực đối với trẻ em trong TMN, đề tài đề xuất các biện pháp giúp ngăn ngừa và giảm thiểu bạo lực đối với trẻ em trong TMN.

2.1.3.2. Nội dung nghiên cứu

- Đề xuất các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu bạo lực đối với trẻ em trong TMN.

2.1.3.3. Phương pháp tiến hành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để triển khai các nội dung nghiên cứu trong giai đoạn này, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương

38

pháp phỏng vấn sâu, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp phân tích dữ liệu.

2.1.3.4. Thời gian, địa điểm

- Thời gian: từ tháng 7/2020 – 9/2020. - Địa điểm: Thành phố HCM.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Mục đích

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến mức độ bạo lực đối với trẻ em trong TMN nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu, từ đó xác lập cơ sở để xây dựng công cụ điều tra và tìm hiểu một số biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu mức độ bạo lực đối với trẻ em trong TMN một cách hiệu quả.

Cách thức tiến hành

Thu thập, lựa chọn các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến các vấn đề về bạo lực đối với trẻ em trong TMN, từ đó phân tích, tổng hợp và đánh giá tổng quát về vấn đề nghiên cứu nhằm mục đích xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu, thiết kế công cụ nghiên cứu và lấy tư liệu sử dụng trong quá trình phân tích, lý giải, đánh giá kết quả thu được từ thực tiễn cũng như xây dựng các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu mức độ bạo lực đối với trẻ em trong TMN.

2.2.2. Phương pháp chuyên gia

Mục đích

Phương pháp này được sử dụng nhằm tranh thủ ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn có kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lý học và những lĩnh vực liên quan về các vấn đề nghiên cứu mức độ BL đối với trẻ em trong TMN.

Cách thức tiến hành

Xin ý kiến trực tiếp từ các chuyên gia về từng vấn đề: định hướng lựa chọn quan

Một phần của tài liệu LVTS_ ĐỀ TÀI BẠO LỰC TRƯỜNG MẦM NON (Trang 39)