9. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu
1.3. Các hình thức bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non
Một số tác giả khi đề cập đến BL trong nhà trường hay BL học đường đã phân chia thành các hình thức như: BL tinh thần, BL thể chất, BL về kinh tế và BL tình dục. Tác giả Dương Thị Thùy Dung (2012) khi tiến hành nghiên cứu nhận thức của học sinh THPT Nguyễn Trường Tộ (thành phố Vinh – Nghệ An) về vấn đề BL học đường, cho rằng BL học đường về tinh thần là loại hình thức BL không sử dụng vũ lực, tác động lên tinh thần nạn nhân, bao gồm: mắng chửi, lăng mạ, miệt thị; bỏ rơi không quan tâm, cô lập, tránh giao tiếp với nạn nhân; để nạn nhân luôn lo lắng, trạng thái tinh thần bất an, sống trong bầu không khí bị đe dọa hoặc bị lăng mạ với những lời lẽ mạt sát; bị xúc phạm khiến nạn nhân ngộ nhận, bị mất đi niềm tin vào chính bản thân mình, buộc họ phải tin rằng họ bị hành hạ như thế là đúng; chụp ảnh, quay phim cảnh làm nhục nạn nhân phát tán trên Internet, trên điện thoại…, đáng chú ý là loại bạo hành ngôn ngữ. Bạo hành về mặt thể chất là loại BL có sử dụng vũ lực, tác động trực tiếp lên thân thể nạn nhân, bao gồm: những hành vi dùng sức mạnh bản thân để tấn công nạn nhân (đấm đá, bạt tai, làm gãy xương, bầm dập…); những hành vi dùng các loại vật dụng công cụ để đánh đập gây tổn thương về mặt cơ thể (roi, gậy, ghế gộc, lưỡi lam…). BL về mặt kinh tế là hình thức BL có sử dụng vũ lực, sử dụng ngôn ngữ tác động trực tiếp lên nạn nhân để cướp đoạt về vật chất, bao gồm: uy hiếp, cướp giật các đồ vật có giá trị (tiền, điện thoại, đồng hồ…); bắt buộc “nộp phí” (tiền) hàng ngày (hay hàng tuần, hàng tháng…) [5, tr.17-18].
Theo tác giả Lê Thị Quyên (2011), BL học đường bao gồm hình thức BL tâm lý, tình cảm gồm những hành động, lời nói, cử chỉ mang tính chất xúc phạm, dọa nạt, mắng mỏ, gây áp lực, buộc làm những việc mà các em không muốn và các quan niệm gây ra những hậu quả xấu về mặt tâm lý, tình cảm. BL về thể chất bao gồm những hành động
22
dùng tay, chân hoặc các vật dụng xâm hại đến người khác trong trường học có thể gây tổn thương về thân thể hoặc làm tổn thương về tâm lý. BL về vật chất, là những hành động gây thiệt hại về đồ dùng, trang phục, phương tiện đi lại, tiền của cho học sinh, hình thức BL về vật chất thường hay xảy ra giữa học sinh trong trường với nhau. BL về tình dục bao gồm những hành động quấy rối tình dục và lạm dụng tình dục [14].
Nguyễn Thị Minh Sao (2011) đưa ra các hình thức BL học đường chủ yếu bao gồm: BL về thể chất gồm các hành vi sử dụng vũ lực làm tổn thương một ai đó, cụ thể như: xô đẩy, đánh đập, đấm, đá,… hoặc dùng các công cụ để gây thương tích như roi, gậy, các vật dụng khác,… BL về tinh thần, bao gồm các hành vi như: Đe dọa làm người khác sự hãi; dọa nạt bạn bằng lời nói; hét lên, cao giọng, lớn tiếng quát tháo với bạn; chế nhạo hoặc chỉ trích, mắng chửi bạn, làm mất thanh thế của bạn và gia đình bạn; buộc tội sai cho bạn, đổ oan, vu cáo bạn; bới móc và nói ra những lỗi của bạn; tung tin đồn thất thiệt,… BL về tình dục là việc buộc người khác tham gia vào các hành vi tình dục, có nhiều hình thức như: làm nhục bằng lời nói với các từ mang tính chất tình dục, bị buộc phải hôn nhau, tiếp xúc với những cảnh tình dục,..; cưỡng ép bạn quan hệ tình dục; đối xử với bạn như một đối tượng tình dục, cưỡng ép bạn xem sách báo khiêu dâm; săn lùng bạn vì mục đích tình dục,…[15].
Theo tác giả Tăng Phương Tuyết (2011) cho rằng bạo lực đối với trẻ em bao gồm các hình thức: BL trẻ em về thể chất như: hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em; cưỡng ép quan hệ tình dục; cưỡng ép trẻ em lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của trẻ; kiểm soát thu nhập của trẻ nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính. BL trẻ em về tinh thần như: lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm trẻ em; cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên đối với trẻ về tâm lí gây hậu quả nghiêm trọng; ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa anh chị, em với nhau; cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, li hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ [16].
Tổ chức y tế thế giới đã đưa ra hệ thống loại hình BL tự thân, BL giữa các cá nhân và BL tập thể [21]:
23
Hình 1.1. Các loại hình bạo lực
Theo Công ước quốc tế về quyền Trẻ em năm 1989 tại điều 19 đưa ra quan điểm: “Các quốc gia thành viên phải thực hiện tất cả các biện pháp lập pháp, hành chính, xã hội và giáo dục thích hợp để bảo vệ trẻ em khỏi tất cả các hình thức BL về thể chất hoặc tinh thần, bị thương tổn hay lạm dụng, bị bỏ mặc hoặc sao nhãng việc chăm sóc, bị ngược đãi hoặc bóc lột, gồm cả lạm dụng tình dục trong khi trẻ em vẫn nằm trong vòng chăm sóc của cha mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ, một hay nhiều người giám hộ pháp lý, hoặc của bất kỳ người nào khác được giao việc chăm sóc trẻ em” Như vậy, theo quan điểm này thì bạo lực đối với trẻ em được chia thành 4 loại: BL về thể chất; chểnh mảng trầm trọng trong chăm sóc; BL tâm lý; hành hạ tình dục [1].
Trong TMN, trẻ em tham gia vào các mối quan hệ với GV, bảo mẫu, trẻ với trẻ, và trẻ với các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường. BL đối với trẻ trong nhà TMN có thể xảy ra giữa GV, bảo mẫu đối với trẻ, giữa trẻ đối với trẻ, giữa các lực lượng khác đối với trẻ em, và những hành vi BL do chính trẻ gây ra cho bản thân (tự té ngã, tự gây thương tích…), theo quy định về nhiệm vụ của GV trong hoạt động nghề nghiệp là, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, vì vậy, mọi hình vi BL đối với trẻ GV đều có trách nhiệm, theo quan điểm của chúng tôi, căn cứ vào mối quan hệ có thể chia những hành vi BL của GV đối với trẻ thành những hình thức BL trực tiếp (GV trực
24
tiếp gây ra cho trẻ) và những hình thức BL gián tiếp (hành vi BL giữa trẻ đối với trẻ, hành vi BL do các lực lượng khác đối với trẻ, hành vi BL do trẻ tự gây ra cho trẻ), căn cứ vào tính chất của hành vi, những hành vi BL đối với trẻ có thể chia ra 2 hình thức BL chính đối với trẻ trong TMN bao gồm hình thức BL về thể chất và hình thức BL về tinh thần.
- Các biểu hiện của hình thức BL về thể chất: Để trẻ bị bạn đánh, đập, tát, đấm, đá, giựt tóc, cào cấu, cắn… khi chơi; Dùng những vật sắc nhọn như kim khâu, đinh, kéo… để hành hạ trẻ; Bắt trẻ ăn quá nhanh khiến trẻ ói mửa, khóc lóc; Đụng chạm hoặc sờ mó chỗ nhạy cảm trên cơ thể trẻ; Bắt trẻ ăn lại thức ăn trẻ lôn mửa (ói) ra khi cho trẻ ăn; Có những hành động như tát, bẹo, tét vào tay, chân, mông đít, người mỗi khi trẻ mắc lỗi; Dùng những hình phạt như bắt đứng góc lớp, không cho đồ chơi, bắt trực vệ sinh lớp… đối với trẻ khi trẻ mắc lỗi; Để trẻ bị bạn ném đồ chơi gây tổn thương; Để trẻ bị nhóm bạn chọc ghẹo, đánh đập trong lớp, trong trường; Trẻ tự té ngã, va đập gây tổn thương trong khi hoạt động tại trường; Để trẻ bị bạn thực hiện hành động bất ngờ làm té ngã: xô, đẩy…trong trường, lớp học; Để trẻ bị bạn xúi giục đánh nhau trong lớp; Để trẻ bị cán bộ trong trường (bảo vệ, lao công, nhân viên, quản lý...) đánh đập, hành hạ; Để trẻ bị phụ huynh đánh đập, hành hạ khi đến trường; Để trẻ bị phụ huynh trẻ khác đánh đập, hành hạ trong trường; Để trẻ bị người ngoài trường đánh đập, hành hạ trong trường.
- Các biểu hiện của hình thức BL về tinh thần: Cô lập trẻ, không được chơi trong nhóm bạn khi trẻ mắc lỗi; La mắng, hù dọa, chửi bới (nói tục) trẻ; Bỏ mặc trẻ khóc lóc trong lớp không quan tâm; Để trẻ bị bạn cô lập không cho chơi chung; Để trẻ bị bạn gọi tên cha mẹ để chửi rủa, bêu xấu gia đình hoặc cố tình kiếm chuyện với trẻ; Để trẻ bị cán bộ trong trường (bảo vệ, lao công, nhân viên, quản lý...) đe dọa, chửi bới (nói tục), la mắng; Để trẻ bị phụ huynh chửi bới (nói tục), la mắng khi đến trường; Để trẻ bị phụ huynh trẻ khác đe dọa, chửi bới (nói tục), la mắng trong trường; Để trẻ bị người ngoài trường đe dọa, chởi bới (nói tục), la mắng trong trường.