9. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Mục đích
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến mức độ bạo lực đối với trẻ em trong TMN nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu, từ đó xác lập cơ sở để xây dựng công cụ điều tra và tìm hiểu một số biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu mức độ bạo lực đối với trẻ em trong TMN một cách hiệu quả.
Cách thức tiến hành
Thu thập, lựa chọn các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến các vấn đề về bạo lực đối với trẻ em trong TMN, từ đó phân tích, tổng hợp và đánh giá tổng quát về vấn đề nghiên cứu nhằm mục đích xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu, thiết kế công cụ nghiên cứu và lấy tư liệu sử dụng trong quá trình phân tích, lý giải, đánh giá kết quả thu được từ thực tiễn cũng như xây dựng các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu mức độ bạo lực đối với trẻ em trong TMN.
2.2.2. Phương pháp chuyên gia
Mục đích
Phương pháp này được sử dụng nhằm tranh thủ ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn có kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lý học và những lĩnh vực liên quan về các vấn đề nghiên cứu mức độ BL đối với trẻ em trong TMN.
Cách thức tiến hành
Xin ý kiến trực tiếp từ các chuyên gia về từng vấn đề: định hướng lựa chọn quan điểm nghiên cứu cho đề tài nghiên cứu; những khái niệm công cụ của đề tài; công cụ nghiên cứu; các biện pháp giúp phòng ngừa và giảm thiểu mức độ BL đối với trẻ em trong TMN.
39
2.2.3. Phương pháp điều tra bằng hỏi
Mục đích
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính của đề tài, được sử dụng với những mục đích tìm hiểu các vấn đề sau:
- Hành vi và các hình thức bạo lực đối với trẻ em trong TMN. - Nguyên nhân dẫn đến bạo lực đối với trẻ em trong TMN. - Hậu quả của bạo lực đối với trẻ em trong TMN.
- Một số yếu tố tâm lý cá nhân và xã hội của GV tác động đến mức độ bạo lực đối với trẻ em trong TMN.
- Một số thông tin cá nhân của GVMN (độ tuổi, thâm niên công tác, hoàn cảnh kinh tế gia đình...)
Cách thức tiến hành
Phương pháp điều tra bảng hỏi được tiến hành thông qua các bước sau:
a. Thiết kế bảng hỏi
- Thu thập thông tin xây dựng bảng hỏi.
Để thu thập thông tin làm cơ sở xây dựng bảng hỏi, chúng tôi sử dụng từ 3 nguồn tư liệu:
Nguồn thứ nhất, tham khảo một số trắc nghiệm và bảng hỏi đã được ứng dụng trong các nghiên cứu tâm lý học ở Việt Nam và ở nước ngoài về việc đánh giá bạo lực đối với trẻ em nói chung, bạo lực đối với trẻ em trong TMN.
Nguồn thứ hai là ý kiến của các chuyên gia về các nội dung chủ yếu của từng vấn đề nghiên cứu: đánh giá mức độ, hành vi và các hình thức bạo lực đối với trẻ em; các nguyên nhân dẫn đến bạo lực đối với trẻ em trong TMN; nhận thức của GV về hành vi bạo lực đối với trẻ em và hậu quả của hành vi bạo lực đối với trẻ em; một số yếu tố cá nhân và xã hội của GV ảnh hưởng đến mức độ bạo lực đối với trẻ em trong TMN... Ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu là những định hướng chính cho việc xây dựng nội dung bảng hỏi.
Nguồn thứ ba là khảo sát thăm dò GVMN giảng dạy tại các trường công lập, và ngoài công lập tại một số quận, huyện trên địa bàn thành phố HCM về các vấn bạo lực đối với trẻ em trong TMN (phụ lục 1). Các câu trả lời của GV được sử dụng vào thiết kế các thang đo của bảng hỏi nghiên cứu bạo lực đối với trẻ em trong TMN.
40 - Xây dựng nội dung bảng hỏi
Tổng hợp tư liệu từ 3 nguồn trên, bảng hỏi đã được hình thành (phụ lục 2)
+ Phần thứ nhất, nhận thức của GV về các hình thức bạo lực đối với trẻ em, mức độ và các hình thức bạo lực đối với trẻ em trong TMN, các nguyên nhân dẫn đến bạo lực đối với trẻ em trong TMN, hậu quả bạo lực đối với trẻ em trong TMN.
Câu 1 nhằm tìm hiểu nhận thức của GV về các hành vi bạo lực đối với trẻ em trong hoạt động nghề nghiệp tại TMN, các hành vi BL gồm 25 item (hành vi) được chia thành 3 nhóm hình thức bạo lực đối với trẻ em bao gồm (phụ lục 2 và 4): Hình thức BL giữ GV đối với trẻ; hình thức BL giữa trẻ đối với trẻ; hình thức BL giữa lực lượng giáo dục khác đối với trẻ.
Câu 2 được thiết kế nhằm đánh giá mức độ và các hình thức bạo lực đối với trẻ em trong TMN. Câu 2 bao gồm 25 item chia ra 3 nhóm hình thức bạo lực đối với trẻ em bao gồm: Hình thức BL giữ GV đối với trẻ; hình thức BL giữa trẻ đối với trẻ; hình thức BL giữa lực lượng giáo dục khác đối với trẻ (phụ lục 2 và 4).
Câu 3 thiết kế nhằm tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới bạo lực đối với trẻ em trong TMN bao gồm 39 item được chia thành 4 nhóm nguyên nhân khác nhau bao gồm: Nhóm nguyên nhân từ phía trẻ; nhóm nguyên nhân từ phía phụ huynh; nhóm nguyên nhân liên quan đến vi phạm kỷ luật và mối quan hệ với đồng nghiệp; nhóm nguyên nhân từ áp lực công việc và những biến đổi tâm sinh lý của GV (phụ lục 2,4). Để hiểu sâu hơn nữa về những nguyên nhân, và những nhìn nhận, đánh giá của GV khi các xảy ra những hành vi BL đối với trẻ, chúng tôi đã thiết kế câu hỏi mở để phỏng vấn sâu GV (phụ lục 3) kèm theo trong nghiên cứu thực tiễn.
Câu 4 được thiêt kế nhằm đánh giá nhận thức của GV về hậu quả hành vi bạo lực đối với trẻ em trong TMN. Câu hỏi bao gồm 20 item được chia thành 3 nhóm hậu quả: nhóm hậu quả gây ra những rối nhiễu tâm lý cho trẻ; nhóm hậu quả ảnh hưởng đến thể chất và sự phát triển tâm lý trẻ; nhóm hậu quả ảnh hưởng đến môi trường giáo dục trẻ.
Câu 5 và câu 6 được chúng tôi thiết kế nhằm tìm hiểu những đề xuất kiến nghị và biện pháp giúp phòng ngừa và giảm thiểu hành vi bạo lực đối với trẻ em trong TMN của GV.
Phần thứ 2, được thiết kế nhằm mục đích tìm hiểu một số yếu tố cá nhân cũng như xã hội của GV ảnh hưởng đến mức độ bạo lực đối với trẻ em trong TMN.
41
Câu 7, chúng tôi thiết kết nhằm tìm hiểu sự lạc quan hoặc bi quan nhằm xác định nét nhân cách của GV ảnh hưởng đối với các mức độ bạo lực đối với trẻ em trong TMN. Thang đo này được thiết kế nhằm đánh giá sự khác biệt giữa các cá nhân về sự lạc quan hoặc bi quan xảy ra hành vi bạo lực đối với trẻ em và tính hiệu quả các cách ứng của GV khi xảy ra hành vi bạo lực đối với trẻ em.
Câu 8, chúng tôi thiết kế nhằm tìm hiểu đánh giá cá nhân của GV về sự hai lòng đối với nghề nghiệp của GV. Qua đó xác định mối liên hệ giữa sự hài lòng nghề nghiệp của GV với mức độ bạo lực đối với trẻ em trong TMN.
Câu 9, chúng tôi thiết kế nhằm đánh giá về khí chất của GV, nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa các lại khí chất của GV mức độ bạo lực đối với trẻ em trong nhà TMN, qua đó có cái nhìn đầy đủ hơn về môi liên hệ giữa tính cách, khi chất của GV với mức độ bạo lực đối với trẻ em của GV.
Phần thứ 3, tìm hiểu một số thông tin cá nhân về khách thể có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, bao gồm những thông tin: độ tuổi, thâm niên công tác, trình độ chuyên môn, loại hình nhà trường nơi GV công tác, lớp học theo độ tuổi của trẻ, loại hình hợp đồng lao động của GV với TMN, mức thu nhập của GV, hoàn cảnh kinh tế gia đình, tình trạng hôn nhân.
b. Khảo sát thử
Mục đích của bước này là xác định độ tin cậy và hiệu lực của bảng hỏi và tiến hành chỉnh sửa mệnh đề chưa đạt yêu cầu. Đối tượng khảo sát 68 GV tại các TMN công lập và ngoài công lập tại thành phố HCM. Kết quả khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0 với hai kỹ thuật thống kê là phân tích độ tin cậy bằng cách tính hệ số Alpha của Cronbach và hệ số tương quan giữa từng item và toàn bộ thang đo để xác định độ tin cậy của các thang đo trong bảng hỏi và độ hiệu lực về nội dung của từng thang đo. Kết quả phân tích như sau:
- Hệ số Cronbach’s alpha của bảng hỏi về bạo lực đối với trẻ em trong nhà TMN là 0,807. Mỗi item bị xóa đều làm cho độ tin cậy của bảng hỏi bị giảm xuống. Mỗi item đều có mối tương quan với toàn bộ thang đo.
- Ngoài ra, kết quả quan sát các phản ứng của GV trong quá trình khảo sát cho thấy GVMN về cơ bản hiểu hết tất cả những câu hỏi và phương án trả lời.
42
Kết quả phân tích trên cho thấy, việc sử dụng bảng hỏi này để đánh giá có thể mang lại kết quả chính xác.
c. Điều tra chính thức
Mỗi khách thể tham gia trả lời bảng hỏi một cách độc lập, theo những suy nghĩ của riêng từng người, tránh sự trao đổi với nhau. Trước khi tiến hành điều tra, điều tra viên hướng dẫn làm từng câu cụ thể, đặc biệt với những câu hỏi gợi nhớ về các tình huống bạo lực đối với trẻ em. Việc hướng dẫn này không mang tính chất gợi ý cho GV cách trả lời nội dung các câu hỏi trong bảng hỏi.
Trong những mệnh đề khách thể không hiểu, điều tra viên có thể giải thích giúp họ sáng tỏ. Trong quá trình khảo sát, điều tra viên sẽ quan sát, nhắc nhở GV điền đầy đủ những thông tin vào bảng hỏi.
2.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu a. Mục đích a. Mục đích
Phương pháp phỏng vấn sâu nhằm thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin đã thu được từ khảo sát thực tiễn trên diện rộng và đồng thời tìm hiểu sự nhìn nhận đánh giá cá nhân của GVMN về thực trạng mức độ bạo lực đối với trẻ em trong TMN hiện nay.
b. Cách thức tiến hành
Khác với việc trả lời bằng bảng hỏi với đa số là những câu hỏi đóng, khách thể không thể trả lời câu hỏi theo ý muốn chủ quan, trong phỏng vấn trực tiếp với những câu hỏi mở khách thể được trả lời khá tự do. Trong quá trình phỏng vấn, chúng tôi đưa ra những câu hỏi mở, những tình huống khác nhau để GVMN trả lời trực tiếp hoặc hồi tưởng lại những trải nghiệm khi rơi vào tình huống tương tự.
- Chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn. - Gặp gỡ để phỏng vấn.
- Ghi chép các chi tiết các ý kiến trả lời.
c. Nội dung phỏng vấn
Nội dung phỏng vấn sâu được xây dựng nhằm tìm hiểu rõ hơn về mức độ bạo lực đối với trẻ em của GV trong nhà TMN với các nội dung.
- Miêu tả một hành vi (tình huống cụ thể) bạo lực đối với trẻ em của GV trong hoat động nghề tại TMN.
43
- Miểu tả lại nguyên nhân, hậu quả, ứng xử của GV khi xảy ra hành vi bạo lực đối với trẻ em của GVMN.
- Ý kiến của GV về biện pháp giúp phòng ngừa và giảm thiểu những hành vi bạo lực đối với trẻ em nói chung và những hành vi tương tự của GV trong hoạt động nghề nghiệp tại TMN.
2.2.5. Phương pháp phân tích dữ liệu
Dữ liệu dùng để phân tích báo cáo trong công trình nghiên cứu là 175 phiếu trưng cầu ý kiến về hành vi BL đối vớ tre em của GV trong TMN trên địa bàn TP. HCM. Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 22.0 để xử lý 175 phiếu thu được. Các phép phân tích được sử dụng trong xử lý kết quả nghiên cứu là thống kê mô tả và thống kê suy luận.
Phương pháp phân tích dữ liệu định tính
Sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu định tính để xử lý phiếu khảo sát mở và phỏng vấn sâu.
- Xử lý câu hỏi mở trong phiếu khảo sát
Các kết quả khảo sát mở với 175 khách thể trả lời về câu hỏi “ Xin thầy cô hãy đề xuất một số biện pháp giúp phòng ngừa và giảm thiểu hành vi bạo lực đối với trẻ em trong TMN?”. Kết quả được chúng tôi mã hóa thành các biện pháp phòng ngừa cụ thể như sau: Đề ra những hình thức kỷ luật nghiêm khác với các hình thức bạo lực đối với trẻ em; can thiệp kịp thời khi có hiện tượng BL xảy ra trong lớp trong trường; giúp đỡ, tư vấn tâm lý cho GV và trẻ em; giám sát quản lý các hoạt động của GV và trẻ bằng các kênh khác nhau; tổ chức các lớp học kỹ năng cho GV; cán bộ quản lý; phụ huynh của trẻ liên quan đến các hành vi bạo lực đối với trẻ em; xây dựng môi trường giáo dục thân thiện trong nhà trường.
- Xử lý kết quả phỏng vấn sâu.
Các kết quả phỏng vấn sâu đối với các khách thể được chúng tôi trình bày, trích dẫn, phân tích trong các vấn đề cụ thể của kết quả nghiên cứu đề tài, bổ xung cho những kết quả phân tích bằng phương pháp phân tích định lượng. Thông tin về khách thể khi trích dẫn được thống nhất là viết tắt mã phiếu phỏng vấn; để thêm một số thông tin về tuổi, loại hình trường GV công tác, quận hoặc huyện trong khi luận giải, phân tích.
44
Phương pháp phân tích dữ liệu định lượng
Số liệu thu được từ điều tra bằng bảng hỏi được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 22.0. Các phép phân tích được sử dụng trong xử lý kết quả nghiên cứu là thống kê mô tả và thống kê suy luận.
- Phân tích hệ số Anpha Cronbach để xác định độ tin cậy của bảng hỏi và tính hiệu lực của các nhân tố, các item trong bảng hỏi
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chấp nhận hệ số tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (60%). Dùng hệ số tin cậy để đánh giá mức độ ổn định của các mệnh đề biểu hiện cụ thể trong từng vấn đề nghiên cứu, so sánh hệ số toàn thang đo lúc đầu với hệ số Alpha khi một số item bị loại bỏ, đảm bảo khi bỏ đi hay thêm một item nào đó, hệ số Alpha vẫn cần đạt được độ tin cậy lớn hơn 60%. Tính hiệu lực của từng nhân tố được xem xét đánh giá là có tính hiệu lực khi có hệ số tải của các nhân tố ≥ 0,30, các nhân tố có hệ số tải thấp được chúng tôi loại bỏ và nhóm thành các nhóm nhân tố để phân tích.
- Phân tích thống kê mô tả
Các chỉ số được sử dụng trong thống kê mô tả gồm:
+ Giá trị trung bình (Mean) được dùng để tính điểm đạt được của từng mệnh đề, trong bảng dành cho khách thể là GV.
+ Độ lệch chuẩn (Standardizied Deviation) được dùng để mô tả mức độ phân tán hay tập trung của các câu trả lời được lựa chọn.
+ Tần suất và chỉ số phần trăm của các phương án trả lời câu hỏi đóng, câu hỏi mở, qua đó để tính được số đông những người cùng chung ý kiến.
- Phân tích thống kê suy luận
+ Phân tích so sánh: Dùng phép so sánh giá trị trung bình (compare means) để so sánh các giá trị trung bình giữa nhóm khách thể khác nhau, với mức ý nghĩa có ý nghĩa về mặt thống kê p < 0,05 (mức ý nghĩa giải thích được 95%), p < 0,01( mức ý nghĩa giải thích được 99%). Chúng tôi sử dụng phép so sánh T – Test để so sánh giữa hai