9. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu
3.2.2. Biện pháp 2: Hình thành và phát triển kỹ năng ứng xử cho giáo viên với các
tình huống xảy ra bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non
Mục đích của biện pháp
Hình thành và phát triển kỹ năng ứng xử cho GV nhằm giúp GV biết cách ứng xử kịp thời và hợp lý trước những hành vi BL đối với trẻ em nói riêng và với những hành vi có nguy cơ BL đối với trẻ em nói chung trong hoạt động nghề nghiệp tại TMN.
Nội dung biện pháp
Trong biện pháp này trước hết cần làm cho GV hiểu rõ bản chất của ứng xử, các cách ứng xử và ưu, nhược điểm của từng cách ứng xử, trên cơ sở đó GV nhận biết được cách ứng xử tích cực, cách ứng xử tiêu cực, từ đó tăng cường sử dụng các cách ứng xử tích cực và loại trừ các cách ứng xử tiêu cực.
Mặt khác, cần giúp GV nhận biết được cách ứng xử mà GV thường sử dụng khi xảy ra hành vi BL đối với trẻ em; hướng dẫn GV sử dụng các cách ứng xử tích cực, tạo điều kiện cho GV vận dụng các kiến thức, hiểu biết về ứng xử vào các tình huống cụ thể. Kỹ năng ứng xử bao gồm hệ thống nhiều kỹ năng trong ứng xử giáo tiếp của GV trong hoạt động nghề nghiệp, chính vì vậy, khi hình thành kỹ năng ứng xử với các hành vi BL đối với trẻ em cho GV cần tập huấn kết hợp nhiều kỹ năng như: Kỹ năng lắng nghe; kỹ năng chia
86
sẻ; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng giải quyết mâu thuẫn; kỹ năng quản lý cảm xúc và ứng phó với căng thẳng tâm lý; kỹ năng xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra ở trẻ em trong nhà TMN; kỹ năng nhận diện các rối nhiễu tâm lý ở trẻ em trong nhà TMN.
Cách thức thực hiện
Việc hình thành kỹ năng ứng xử cho GV có thể tổ chức dưới dạng những lớp tập huấn nhóm nhỏ thông qua các phương pháp tích cực như đóng vai, tổ chức trò chời, thảo luận nhóm, thi ứng xử với các tình huống giả định… Bên cạnh đó, có thể lồng ghép trong các buổi giao ban sự phạm nhà trường, các chương trình đào tạo cho GVMN ở các trường sư phạm mẫu giáo. Ngoài ra có thể mời các chuyên gia tâm lý về hướng dẫn cho GV kỹ năng ứng xử tích cực với các hành vi BLĐVT trong TMN.