9. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu
3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức tham vấn tâm lý trợ giúp cho giáo viên và trẻ có cách
ứng xử tích cực đối với hành vi bạo lực đối với trẻ em
Mục đích của biện pháp
Tham vấn tâm lý cho GV, trẻ em khi xảy ra hành vi BL đối với trẻ em để trợ giúp một cách kịp thời, ngăn ngừa những nguy cơ rối nhiễu tâm lý có thể xảy ra.
Nội dung của biện pháp
Trong quá trình tham vấn cần giúp GV nhận thức rõ hành vi BL đối với trẻ em đã xảy ra và những hậu quả của hành vi BL đối với trẻ em. Ngoài ra, cần giúp GV nhận biết những nguyên nhân dẫn đến hành vi BL đối với trẻ em của GV, những ưu điểm, nhược điểm của cách ứng xử của GV khi xảy hành vi BL đối với trẻ em. Bên cạnh đó, cần phân tích cho GV thấy rõ sự tác động của các yếu tố xã hội, cá nhân tác động đến hành vi BL đối với trẻ em của GV và cách ứng xử của GV khi xảy ra hành vi BL đối với trẻ em.
Cách thức thực hiện
Tham vấn tâm lý có thể tổ chức theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau như phân tâm học, nhân văn – hiện sinh, nhận thức – hành vi… Tuy nhiên, hiện nay, tham vấn theo tiếp cận nhận thức – hành vi được áp dụng khá phổ biến trong việc trợ giúp GV khi xảy ra những hành vi BL đối với trẻ em. Tham vấn tâm lý có thể tổ chức với nhiều hình thức tham vấn khác nhau như tham vấn cá nhân, tham vấn nhóm GV có nguy cơ xảy ra hành vi BL đối với trẻ em.
88
Tiểu kết chương 3
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ BL đối với trẻ em trong TMN trên địa bàn thành phố HCM diễn ra với các mức độ, các hình thức BL đối với trẻ em khác nhau. Có rất nhiều nguyên nhân tác động dẫn đến mức độ BL đối với trẻ em trong TMN trên địa bàn thành phố HCM, các nguyên nhân có sự tác động riêng lẻ hoặc đồng thời dẫn đến mức độ BL đối với trẻ em trong TMN. Mức độ nhận thức của GV về các hành vi BL đối với trẻ em trong nhà TMN rất cao. Tuy nhiên, GV nhận thức còn chưa đúng đắn và đầy đủ ở tất cả các hành vi BL đối với trẻ em. Mức độ nhận thức của GV về hậu quả của BL đối với trẻ em trong TMN trên địa bàn thành phố HCM cũng rất cao, GV có nhận thức đúng đắn và đầy đủ đối với tất cả các hậu quả khi xảy ra BL đối với trẻ em trong TMN.
Mức độ BL đối với trẻ em chịu ảnh hưởng và tác động ở mức độ thấp bởi một số yếu tố tâm lý cá nhân và xã hội của giáo viên trong TMN. Trong các yếu tố cá nhân và xã hội, chỉ có yếu tố yếu tố trình độ chuyên môn, loại hình hợp đồng lao động của GV với trường và yếu tố tình trạng hôn nhân của GV có mối tương quan tác động đến mức độ BL đối với trẻ em trong TMN trên địa bàn thành phố HCM. Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề tài đã đề xuất bốn biện pháp giúp GV phòng ngừa hành vi BL đối với trẻ em trong TMN.
89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
1.1.Nghiên cứu lý luận
Từ nghiên cứu lý luận cho thấy, vấn đề BL đối với trẻ em trong trường học luôn là một “vấn nạn“ của mỗi một quốc gia và toàn thế giới, cần được tập trung nghiên cứu nhằm tìm ra biện pháp phòng ngừa và hạn chế những hành vi BL đối với trẻ em.
BL đối với trẻ em trong TMN diễn ra với nhiều hình thức và hành vi khác nhau như: Hình thức BL giữa GV đối với trẻ, hình thức BL giữa trẻ đối với trẻ và hình thức BL giữa các lực lượng giáo dục đối với trẻ.
Các hình thưc BL đối với trẻ, để lại những hậu quả về thể chất và tinh thần cho trẻ và những hậu quả khác đó là gây ra những rối nhiễu tâm lý cho trẻ, gây ra những tổn thương về thể chất và sự phát triển tâm lý của trẻ và gây ra sự mất an toàn trong môi trường giáo dục trẻ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến BL đối với trẻ em trong TMN bao gồm những nguyên nhân từ trẻ, những nguyên nhân từ phụ huynh trẻ, những nguyên nhân từ kỷ luật nhà trường và mối quan hệ của GV và nguyên nhân từ áp lực công việc và biến đổi tâm sinh lý của GV.
Hành vi BL đối với trẻ em trong TMN còn chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố tâm lý cá nhân và xã hội như tính lạc quan, bi quan của GV, lòng yêu nghề, khí chất, thâm niên công tác, trình độ chuyên môn...những yếu tố này có thể làm gia tăng hoặc giảm nhẹ những hành vi BL của GV đối với trẻ em trong hoạt động nghề nghiệp
Có thể xây dựng và đưa ra nhiều biện pháp giúp phòng ngừa và giảm thiểu hành vi BL đối với trẻ em trong TMN bao gồm các biện pháp như: biện pháp pháp lý, biện pháp tập huận kỹ năng cho GV, người quản lý, phụ huynh và trẻ em, biện pháp giúp đỡ, tư vấn tâm lý, biện pháp quan lý bằng nhiều kênh khá nhau... Những biện pháp này cần phải được thực hiện một cách đồng bộ mới có thể đem lại hiểu qua cao trong việc phòng ngừa và giảm thiểu hành vi BL đối với trẻ em trong TMN.
1.2.Nghiên cứu và khảo sát thực trạng
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ BL đối với trẻ em trong TMN trên địa bàn thành phố HCM diễn ra với các mức độ khác nhau từ không bao giờ có đến hiếm
90
khi có hành vi BL đối với trẻ em. Khi xét riêng các hình thức BL thì hình thức BL giữa trẻ đối với trẻ hay trẻ tự gây ra vẫn xảy ra ở mức cao nhất trong các hình thức BL đối với trẻ em trong TMN và đôi khi GV vẫn có những hành vi BL đối với trẻ em trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Có sự khác biệt về mức độ BL đối với trẻ em trong các loại hình trường mầm non và trong các lớp học theo độ tuổi của trẻ trong TMN.
Có rất nhiều nguyên nhân tác động dẫn đến mức độ BL đối với trẻ em trong TMN trên địa bàn thành phố HCM, các nguyên nhân có sự tác động riêng lẻ hoặc đồng thời dẫn đến các mức độ BL đối với trẻ em trong TMN khác nhau. Các nguyên nhân dẫn đến BL đối với trẻ em trong TMN được chia thành 4 nhóm nguyên nhân: nhóm nguyên nhân từ trẻ và những yêu cầu công việc của GV liên quan đến trẻ, nhóm nguyên nhân từ mối quan hệ giữa GV với phụ huynh trẻ, nhóm nguyên nhân từ áp lực công việc và biến đổi tâm sinh lý của GV và nhóm nguyên nhân từ những vi phạm kỷ luật trong công việc và những mâu thuẫn trong các mối quan hệ của GV. Trong bốn nhóm nguyên nhân dẫn đến BL đối với trẻ em trong TMN, nhóm nguyên nhân từ trẻ và những yêu cầu công việc của GV liên quan đến trẻ và nhóm nguyên nhân từ mối quan hệ giữa GV với phụ huynh trẻ có mức độ cao hơn cả.
Mức độ nhận thức của GV về các hành vi BL đối với trẻ em trong TMN rất cao. Tuy nhiên, GV nhận thức còn chưa đúng đắn và đầy đủ ở tất cả các hành vi BL đối với trẻ em. Những hành vi BL trực tiếp gây tổn thương về mặt thể chất cho trẻ do GV gây ra, do trẻ gây ra cho trẻ hay do lực lượng giáo dục khác gây ra cho trẻ được GV nhận cao hơn các hành vi BL khác. Mức độ nhận thức của GV về hậu quả của BL đối với trẻ em trong TMN trên địa bàn thành phố HCM cũng rất cao, GV có nhận thức đúng đắn và đầy đủ đối với tất cả các hậu quả khi xảy ra BL đối với trẻ em trong TMN.
Mức độ BL đối với trẻ em chịu ảnh hưởng và tác động ở mức độ thấp bởi một số yếu tố tâm lý cá nhân và xã hội của GV trong TMN. Trong các yếu tố tâm lý cá nhân và xã hội, chỉ có yếu tố trình độ chuyên môn, loại hình hợp đồng lao động của GV với trường và yếu tố tình trạng hôn nhân của GV có mối tương quan tác động đến mức độ BL đối với trẻ em. Các yếu tố tâm lý cá nhân và xã hội khác của GV không có mối tương quan với mức độ BL đối với trẻ em trong TMN trên địa bàn thành phố HCM.
91
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề tài đã đề xuất một số biện pháp giúp GV phòng ngừa và giảm thiểu BL đối với trẻ em trong TMN bao gồm các biện pháp như: nâng cao nhận thức của GV về các hành vi BL đối với trẻ em, hậu quả của BL đối với trẻ em, những hình thức kỷ luật đối với GV khi xảy ra hành vi BL đối với trẻ em, nguyên nhân dẫn đến GV có hành vi BL đối với trẻ em trong TMN; hình thành và phát triển kỹ năng ứng xử cho GV với các tình huống xảy ra BL đối với trẻ em; biện pháp nâng cao khả năng tự đánh giá các yếu tố tâm lý cá nhân và xã hội tác động đến hành vi BL đối với trẻ em của GV và cách ứng xử của GV khi xảy ra hành vi BL đối với trẻ em; tổ chức tham vấn tâm lý trợ giúp cho GV và trẻ có cách ứng xử tích cực đối với hành vi BL đối với trẻ em.
Kết quả nghiên cứu thực tế về BL đối với trẻ em trong TMN trên địa bàn thành phố HCM đã chứng minh được các giả thuyết nghiên cứu, làm rõ được mức độ BL đối với trẻ em trong TMN; các nguyên nhân dẫn đến BL đối với trẻ em trong TMN; hậu quả của BL đối với trẻ em; sự tác động của các yếu tố tâm lý cá nhân và xã hội của GV đến mức độ BL đối với trẻ em trong TMN; đề tài đã đề ra được một số biện pháp nhằm giúp GV phòng ngừa và giảm thiểu hành vi BL đối với trẻ em trong TMN trên địa bàn thành phố HCM.
2. Kiến nghị
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, và kết hớp với những kiến nghị của GV về một số biện pháp giúp phòng ngừa và giảm thiểu BL đối với trẻ em trong TMN. Chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị cụ thể như sau:
2.1.Đối với các cấp quản lý Nhà nước
- Xây dựng khung pháp lý rõ ràng, cụ thể, quy định những hành vi ứng xử của GV đối với trẻ theo một chuẩn mực, khoa học, nhằm giúp GV tránh vi phạm khi ứng xử đối với trẻ, có thể để lại những hậu quả đáng tiếc đối với trẻ và gây ra những hậu quả đối với chính GV trong hoạt động nghề nghiệp.
- Có chế độ chính sách đãi ngộ cụ thể đối với GVMN như tăng lương, tăng chế độ làm thêm giờ, chế độ biên chế ... giúp GV ổn định tâm lý, tâm huyết, nhiệt tình trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
92
- Nâng cao nhận thức của xã hội về tầm quan trọng của ngành giáo dục mầm non. Coi trọng vai trò, vị trí của ngành giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân đứng ngang tầm với các ngành giáo dục khác.
- Có những kế hoạch, chiến lược ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện lạo động trong các nhà TMN nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục mầm non bắt kịp với sự phát triển của kinh tế xã hội.
2.2.Đối với Ngành mầm non
- Nghiên cứu, xây dựng các chiến lượng, chính sách và đề xuất với các cấp lãnh đạo Nhà nước nhằm hướng đến phát triển ngành GVMN ngang tầm với các ngành giáo dục khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.
- Xây dựng chương trình giảng dạy, chế độ làm việc hợp lý đối với GV nhằm giảm tải áp lực công việc.
- Xây dựng kế hoạch thanh tra/ kiểm tra phù hợp với từng thời điểm cụ thể, với kế hoách trong năm học nhằm tránh gây áp lực và căng thẳng tâm lý cho GV.
- Quan tâm nghiên cứu, xây dựng các mô hình, chính sách, các đợt tập huấn kỹ năng nhằm giúp GV, cán bộ quản lý nhận biết, phòng ngừa và hạn chế tối đa những hành vi BL đối với trẻ em trong TMN.
2.3.Đối vơi nhà trường
- Cần quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của GV khi hoạt động nghề nghiệp tại trường.
- Xây dựng kế hoạch năm học, chế độ làm việc hợp lý, giảm tải áp lực công việc cho GV, tránh gây căng thẳng tâm lý cho GV và cho trẻ em.
- Lãnh đạo nhà trường cần quản lý GV và trẻ em bằng nhiều kênh khác nhau như, lắp camera quan sát, lãnh đạo thường xuyên kiểm tra trong các thời điểm nhạy cảm dễ dẫn đến hành vi BL đối với trẻ em của GV như trong giờ ăn cơm, giờ hoạt động ngoài trời, các trò chơi vận động, giờ chơi tự do của trẻ...
- Cần đánh giá khen thưởng GV kịp thời, đúng người đúng việc, khen chê công bằng tránh gây xung đột mất đoàn kết giữa GV với lãnh đạo nhà trường, giữa GV với GV, giữa GV với phụ huynh trẻ.
- Xây dựng môi trường học đường trong nhà trường an toàn, thân thiện cho trẻ, cho GV, và cho tập thể nhà trường.
93
- Xây dựng văn hóa ứng xử lành mạnh, thân thiết, nhẹ nhàng, thoải mái, vui tươi giữa các cá nhân trong trường, giữa trẻ đối với trẻ.
- Xây dựng các chiến lược phòng tránh và ứng xử với các hành vi BL không mong muôn xảy ra đối với trẻ, nhằm hạn chế tối đa những hậu quả đáng tiếc đối với trẻ, cho chính GV trực tiếp chăm sóc, nuôi dương, giáo dục trẻ, cho nhà trường và cho gia đình trẻ.
- Quan tâm tập huấn kỹ năng cho GV, giúp GV nhận diện hành vi BL đối với trẻ em trong hoạt động nghề nghiệp và có cách thức phòng tránh những hành vi BL đối với trẻ. Giảng dạy các lớp kỹ năng sống phù hợp với từ độ tuổi của trẻ, giúp trẻ ứng xử tốt với GV, với bạn trong lớp nhằm tránh xảy ra những hành vi BL đối với bản thân.
2.4.Đối với giáo viên
- Trước hết GV cần xây dựng cho mình tình thần lạc quan, lòng yêu nghề, mếm trẻ, rèn luyện cho mình cách nhìn nhận, đánh giá tích cực đối với các vấn đề xảy ra trong hoạt động nghề nghiệp của GV nói chung và đối với trẻ nói riêng, có như vậy mới giúp GV ứng xử tốt với những khó khăn trong cuộc sống và sẵn sàng đương đầu với những khó khăn do đặc thù của nghề GVMN.
- Cần xây dựng mối quan hệ thân thiện, gần gũi với đồng nghiệp, lãnh đạo nhà trường, luôn sẵn sàng giúp đỡ và tìm sự giúp đỡ từ đồng nghiệp, lãnh đạo nhà trường khi xảy ra những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong hoạt động nghề nghiệp.
- Đối xử công bằng với trẻ, nhẹ nhàng, ân cần, chăm chút, yêu thương trẻ như yếu chính con đẻ của mình.
- Luôn ứng xử tích cực đối với các tình huống xảy ra với trẻ, tránh gây ra những tổn thương về thể chất, tình thần cho trẻ.
- Tránh sử dụng các hình thức kỷ luật gây tổn thương về tinh thần và thể xác cho trẻ trong lớp, trong TMN.
- Phải hợp tốt với phụ huynh của trẻ trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ và xử lý nhẹ nhàng, hiệu quả đối với các tình huống không may xảy ra với trẻ.
- GV cần làm gương cho trẻ noi theo về thái độ, cách ứng xử của GV với đồng nghiệp, với trẻ, với phụ huynh tại lớp, tại trường nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện