Một số yếu tố ảnh hưởng đến bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non

Một phần của tài liệu LVTS_ ĐỀ TÀI BẠO LỰC TRƯỜNG MẦM NON (Trang 36 - 39)

9. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu

1.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non

- Tính lạc quan, bi quan trong hoạt động nghề nghiệp của GV.

Tính lạc quan hay bi quan được coi là một trong những thiên hướng của nhân cách, Tinh thần lạc quan được Scheier và Carver định nghĩa là luôn được mong đợi, tin tưởng rằng những điều tốt đẹp sẽ xảy ra. Với những đặc điểm này, cách suy nghĩ, thái độ nói chung của người lạc quan đối với thế giới, con người xung quanh luôn theo chiều hướng tích cực. Nhờ thế nó cho phép con người ứng phó hiệu quả hơn trước những tình huống khó khăn, bất ngờ, giảm đi nguy cơ của bệnh tất [9], [20].

Tính lạc quan, bi quan có môi liên hệ với sức khỏe ở chỗ cách nhìn nhận và ứng xử của cá nhân với bệnh tật của mình cũng như với tất cả những gì xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Cách ứng xử tích cực, hợp lý của những người lạc quan sẽ tạo điều kiện cho việc khắc phục những hậu quả không mong muốn và tạo cách sống lành mạnh. Còn cách ứng xử bi quan, thiếu niềm tin có thể làm bệnh tật thêm phat triển và cuộc sống thêm nặng nề.

Như vậy, người GV trong TMN có tinh thần lạc quan sẽ giúp GV có cách nhìn nhận đánh giá, ứng xử với các vấn đề xảy ra trong hoạt động nghề nghiệp một cách đúng đắn, chính xác, giúp GV có tinh thần thoải mái, thúc đẩy GV hoàn thành tốt công việc

- Sự hài lòng trong hoạt động nghề nghiệp của GV.

Công việc và gia đình là hai khía cạnh quan trọng trong cuộc sống của một cá nhân. Những thay đổi tại nơi làm việc và thay đổi nhân sự đã được nhiều nhà nghiên cứu chú ý tìm hiểu mối quan hệ gữa công việc và cuộc sống gia đình của nhân viên. Sự hài lòng và

29

căng thẳng tâm lý trong hoạt động nghề nghiệp đều có nguồn gốc từ công việc và cuộc sống gia đình của cá nhân. Toàn cầu hóa đã làm thay đổi môi trường làm việc đã dẫn đến cơ cấu lại công ăn việc làm, khối lượng công việc nhiều, thời gian làm việc kéo dài, cạnh tranh trong công việc. Điều kiện vật chất cũng như tinh thần có ảnh hưởng đáng kể về mức độ hài lòng công việc của nhân viên và mức độ thường xuyên vắng mặt tại nơi làm việc của họ. (Tennant, 2001). Sự hài lòng công việc có tầm quan trọng sống còn đối với hiệu quả của một tổ chức cũng như hiệu quả hoạt động của cá nhân. "Sự hài lòng công việc được gọi là một sự kết hợp tâm lý, môi trường và sinh lý làm cho một cá nhân thực sự cảm thấy hài lòng về công việc của mình" (Hoppock, 1935).

Hài lòng công việc là một khái niệm linh hoạt và phức tạp mỗi người có sự cảm nhận nó một cách khác nhau. Nó thường được xem xét trong bối cảnh tác động của yếu tố bên ngoài. Nó giống như sự nhận thức nội tâm của một người và cảm xúc mà có thể liên quan đến những thứ như một cảm giác con người đạt được một cái gì đó (Mullins, 2005) . Thứ hai, đó là thái độ đối với công việc là một trong những thái độ tích cực hoặc là tiêu cực. (Abdul, Ismail, & Jaafar, 2010). Thực tế cho thấy, một người có thái độ tích cực đối với công việc nếu người đó có mức độ cao của sự hài lòng công việc và một cá nhân có thái độ tiêu cực đối với công việc nếu người đó có sự bất mãn từ công việc. Người quản lý sử dụng nhân viên có thái độ tích cực như một sự thay thế cho sự hài lòng trong công việc của nhân viên (P.Robbins & Coulter, 2004) [25].

Đối với GV trong TMN, sự hài lòng trong công việc thể hiện qua thái độ cách ứng xử với trẻ, với đồng nghiệp một cách tích cực trong hoạt động nghề nghiệp, và tính hiệu quả trong công việc ở mức độ cao. Sự hài lòng trong công việc sẽ giúp GV nỗ lực, khắc phục và hoàn thành nhiệm vụ trong những điều kiện, hoàn cảnh công việc khó khăn mang tính đặc thù của nghề GVMN.

- Yếu tố khí chất của GV.

Khí chất là đặc điểm chung nhất của mỗi con người, là đặc điểm cơ bản của hệ thần kinh, tạo ra các diện mạo nhất định của toàn bộ hoạt động ở mỗi cá thể. Cần phải lưu ý rằng, khí chất bị quy định không những bởi những đặc tính bẩm sinh của hệ thần kinh mà còn bởi những điều kiện sống và hoạt động. Khí chất không phải là bất biến trong cuộc đời của một cá nhân. Bất kỳ khí chất nào cũng đều không cản trở sự phát

30

triển của tất cả các đặc tính xã hội cần thiết của cá nhân, song mỗi khí chất lại đòi hỏi những con đường và những phương thức hình thành riêng.

Theo quan điểm của tâm lý học: khí chất là thuộc tính tâm lý nhân cách gắn liền với đặc điểm của từng kiểu loại hoạt động thần kinh cấp cao, quy định tính năng động của tâm lý và hình vi của cá nhân. Khí chất bao giờ cũng tương ứng với kiểu hoạt động thần kinh cấp cao và phản ánh các đặc điểm hoạt động sinh lý thần kinh của từng người. Biểu hiện cường độ, tốc độ, nhịp độ của hoạt động tâm lý in dấu lên toàn bộ thái độ, hành vi, hoạt động của mỗi người. I.P.Páplốp – nhà sinh lý học thần kinh của Nga – đã chỉ ra sự phụ thuộc chủ yếu của khí chất con người vào đặc điểm hoạt động và mối quan hệ của hai quá trình thần kinh cơ bản là hưng phấn và ức chế với ba thuộc tính cơ bản: Cường độ, tính cân bằng, tính linh hoạt. Sự kết hợp theo các cách khác nhau giữa 3 thuộc tính này tạo ra 4 kiểu khí chất: Nóng, hoạt , trầm và ưu tư [9].

+ Khí chất nóng: Ứng với kiểu thần kinh mạnh, không cân bằng và linh hoạt. GV thuộc kiểu khí chất này thường dễ xúc động, hành động nhanh nhưng không bền vững. Xúc cảm mạnh, dễ thay đổi, tính tình nóng nảy.

+ Khí chất hoạt bát: Ứng với kiểu thần kinh mạnh, cân bằng và linh hoạt. Những GV thuộc kiểu khí chất này thường năng động, linh hoạt, ham thích tìm tòi cởi mở; nhạy cảm, vui vẻ, nhưng xúc cảm không bền vững, sâu sắc, dễ tiếp xúc, dễ hòa nhập, dễ tiếp thu cái mới những cũng dễ di chuyển chú ý, chóng quên, không thích ngồi yên một chỗ.

+ Khí chất trầm (bỉnh thản): Ứng với kiểu thần kinh mạnh, cần bằng, không linh hoạt. GV thuộc kiểu khí chất này thường điềm tĩnh, chậm chạp, khó quen với hoàn cảnh mới. Trong sinh hoạt thường kiên trì, cố gắng hoàn thành công việc.

+ Khí chất yếu (ưu tư): Ứng với kiểu thần kinh, không cân bằng và ít linh hoạt. GV thuộc kiểu khí chất này có các quá trình tâm lý diễn ra chậm chạp, khó đáp ứng với những kích thích mạnh, kéo dài, khó thích nghi với môi trường mới, dễ lo sợ, xúc cảm xuất hiện muộn nhưng sâu sắc, bền vững.

Các đặc điểm khí chất tạo nên sự khác biệt cá nhân là một trong những tác nhân ảnh hưởng mạnh mẽ đến những hoạt động nghề nghiệp, ảnh hưởng đến mức độ BL đối với trẻ và những hành vi ứng xử khác nhau khi xảy ra hành vi BL đối với trẻ của GV

31 trong TMN.

- Một số yếu tố như trình độ chuyên môn, thâm niên công tác, yếu tố về tuổi, của GV có liên quan đến kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp, kinh nghiệm xử lý các tình huống xảy ra trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ, đây là một trong những yếu tố có thể làm tăng hoặc giảm hành vi BL của GV đối với trẻ em trong TMN.

- Một số yếu tố khác như thu nhập của cá nhân, kinh tế gia đình, tình trạng hôn nhân gia đình là một trong những yếu tố góp phần là những nguyên nhân ảnh hưởng dẫn đến hành vi bạo lực đối với trẻ em của GV trong TMN, ảnh hưởng đến tính ổn định, cách ứng xử của GV với trẻ em, với đồng nghiệp và lãnh đạo nhà trường, với phụ huynh của trẻ. Khi những yếu tố này ổn định sẽ là động lực thúc đẩy giúp GV yên tâm công tác, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của người GVMN, giảm bớt được mức độ bạo lực đối với trẻ em trong TMN.

Một phần của tài liệu LVTS_ ĐỀ TÀI BẠO LỰC TRƯỜNG MẦM NON (Trang 36 - 39)