9. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu
3.2.3. Biện pháp 3: Biện pháp nâng cao khả năng tự đánh giá các yếu tố tâm lý cá
nhân và xã hội tác động đến mức độ bạo lực đối với trẻ em của giáo viên và cách ứng xử của giáo viên khi xảy ra hành vi bạo lực đối với trẻ em
Mục đích của biện pháp
Nâng cao khả năng tự đánh giá các yếu tố tâm lý cá nhân và xã hội tác động dẫn đến hành vi BL đối với trẻ em của GV và cách ứng xử của GV khi xảy ra hành vi BL đối với trẻ em nhằm giúp GV thấy rõ được mối quan hệ giữa hành vi BL đối với trẻ em của GV và cách ứng xử của GV khi xảy ra hành vi BL đối với trẻ em và các yếu tố, từ đó có ý thức thay đổi bản thân, sử dụng một cách có hiệu quả khi ứng xử với hành vi BL đối với trẻ em trong TMN.
Nội dung của biện pháp
Cho GV thấy rõ sự tác động của các yếu tố tâm lý cá nhân và xã hội đến hành vi BL đối với trẻ em của GV và cách ứng xử của GV khi xảy ra hành vi BL đối với trẻ em như: tính lạc quan, bi quan, khi chất của GV, tự đánh giá cá nhân về các hành vi BL đối với trẻ em của GV,...
Hướng dẫn GV nhận biết những đặc điểm cá nhân và những yếu tố tâm lý cá nhân và xã hội tác động đến các hành vi BL đối với trẻ em của GV và cách ứng xử của GV khi xảy ra hành vi BL đối với trẻ em thông qua các thang đo, bảng kiểm, trắc nghiệm hoặc bảng tự đánh giá. Chỉ rõ cho GV thấy vai trò, ý nghĩa, mức độ tác động của các yếu tố trên đến hành vi BL đối với trẻ em của GV và cách ứng xử của GV khi xảy ra hành vi BL đối với trẻ em.
87
Hướng dẫn GV cách thay đổi các yếu tố cá nhân theo hướng có lợi cho việc huy động cách ứng xử tích cực, chẳng hạn như cách tư duy tích cực trước các vấn đề, nguyên nhân gây ra hành vi BL đối với trẻ em; rèn luyện tính lạc quan; biết chú trọng, nhìn nhận được những đặc điểm tích cực, tốt đẹp của bản thân. Dạy cho GV cách thiết lập các mối quan hệ xã hội bên vững, tin cậy, để có thể huy động sự trợ giúp của các chỗ dựa xã hội khi cần thiết như mối quan hệ với đồng nghiệp, với lãnh đạo nhà trường và với phụ huynh của trẻ.
Cách thức tiến hành
Biện pháp này có thể triển khai lồng nghép trong các lớp tập huấn kỹ năng như: Kỹ năng lắng nghe, kỹ năng chia sẻ, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng tự nhận thức bản thân, kỹ năng tư duy tích cực, huy động sự trợ giúp…