Hậu quả của bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non

Một phần của tài liệu LVTS_ ĐỀ TÀI BẠO LỰC TRƯỜNG MẦM NON (Trang 34 - 36)

9. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu

1.5. Hậu quả của bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non

Cơ sở dữ liệu toàn cầu của UNICEF năm 2014 cho thấy, chỉ tính riêng trong năm 2012, có khoảng 95.000 trẻ em và thanh thiếu niên ở độ tuổi dưới 20 bị giết. và có khoảng

27

6 trong 10 trẻ em từ 2 đến 14 tuổi trên toàn thế giới (gần 1 tỷ trẻ) đang bị người chăm sóc trừng phạt đánh đập một cách thường xuyên. Khoảng 3 trong 10 người lớn trên toàn thế giới tin rằng sự trừng phạt thể chất là cần thiết nhằm giáo dục con cái hiệu quả. [27].

Bạo lực đối với trẻ em trong trường học để lại những hậu quả đó là những tổn thương về thể chất và tinh thần cho trẻ, trẻ có thể bị kỷ luật, đuổi học, nghỉ học, tự tử, gây ra những rối nhiễu tâm lý cho trẻ. Bạo lực đối với trẻ em còn gây ra tình trạng mất trật tự an ninh cho xã hội, gây mất an toàn trong môi trường học đường, ảnh hưởng đến tinh thần, tính mạng và hoạt động nghề nghiệp của GV, các lực lượng giáo dục trong trường học [6].

Dựa trên kết qua nghiên cứu tài liệu, theo quan điểm của chúng tôi, bạo lực đối với trẻ em trong TMN có thể để lại một số hậu qua sau:

- Gây ra những rối nhiễu tâm lý cho trẻ như: Trẻ trở nên tự ti, nhút nhát không dám thể hiện bản thân vì sợ bị bạo hành tiếp diễn; Trẻ thu mình lại, không dám giao lưu với bạn bè xung quanh vì sợ các bạn, GV đánh mình; Trẻ bắt đầu hung hăng hơn để không bị bạn ức hiếp, hoặc để phản ứng với bạn, GV, cán bộ trong trường hoặc người khác; Trẻ không muốn đến lớp, đến trường gặp GV, gặp các bạn, GV, cán bộ trong trường; Mỗi khi đến lớp, đến trường trẻ thường la hét không muốn rời cha mẹ; Trẻ ngủ hay giật mình, la hét trong lớp/ ở nhà; Trẻ có hành vi bắt chước và thể hiện những hành vi BL của các bạn, GV, cán bộ trong trường hoặc người khác.

- Ảnh hưởng đến thể chất và sự phát triển tâm lý của trẻ như: Sức khỏe giảm sút do thường xuyên bị bạo hành (tấn công); Nếu kéo dài và lặp đi lặp lại hiện tượng bạo hành có thể tạo nên những đứa trẻ vô cảm trước những bất công hay nỗi đau của người khác; Ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách trong tương lai của trẻ bị bạo hành; Dẫn đến những tổn thương về thể chất cho trẻ.

- Ảnh hưởng đến môi trường giáo dục cho trẻ: Gây ra sự tổn thương về đời sống tinh thần, vật chất cho gia đình trẻ; Đe dọa sự an toàn đến tính mạng của trẻ, của lớp học, của nhà trường; Ảnh hưởng xấu đến hoạt động học tập, vui chơi của trẻ; Mất kỷ cương, nề nếp của nhà trường; Gây ra sự căng thẳng, mất đoàn kết, bè phái trong trường; Ảnh hưởng tới an ninh, trật tự của xã hội; Làm nảy sinh mâu thuẫn giữa phụ huynh với GV; Làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các phụ huynh của trẻ; Ảnh hưởng đến

28

hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ cua GV, của nhà trường.

Ngoài ra bạo lực đối với trẻ em trong TMN con để lại những hậu quả đối với GV khi xảy ra hành vi bạo lực đối với trẻ em, đó chính là ảnh hưởng đến hoạt động nghề nghiệp, danh dự của GV và những vấn đề liên quan khác, khi GV tiến hành hành vi BL đối với trẻ có thể nhận những hình thức kỷ luật của nhà trường và của luật pháp nhà nước. Tùy thuộc vào mức độ của hành vi BL và các hình thức hành vi BL đối với trẻ mà GV có thể nhận các hình thức kỷ lật như: Không bị bất cứ hình thức kỷ luật nào; Nhắc nhở trước tập thể nhà trường; Cảnh cáo, hạ bậc thi đua, khen thưởng; Kỷ luật, hạ bậc lương hoặc buộc thôi việc; Khởi tố trước pháp luật.

Một phần của tài liệu LVTS_ ĐỀ TÀI BẠO LỰC TRƯỜNG MẦM NON (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)