Đặc điểm thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giầy dép của công ty cổ phần giầy thăng long (Trang 25)

Đặc điểm thị trường - khách hàng của Công ty

Đặc điểm thị trường theo phạm vi hoạt động của Công ty

Thị trường khu vực: Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty là xuất

khẩu giầy dép, vì vậy nhóm khách hàng chính của Công ty là khách hàng ngoại quốc. Mặt hàng giầy dép của Công ty phần lớn xuất khẩu sang thị trường EU (Anh, Pháp, Đức, Italia…), Đông Âu, Nga…với những khách hàng truyền thống là FOOTTECH, FEREAST, KINBO, HEUNGIL, FT…Bên cạnh thị trường truyền thống, Công ty cũng đã thường xuyên đa dạng hóa và mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều nước trong khu vực Mỹ - Bắc Mỹ, Châu Á và một số thị trường khác.

Thị trường toàn quốc: Giầy dép của Công ty đã có mặt trên thị trường nội địa song chưa nhiều so với xuất khẩu. Hiện nay, Công ty đang tăng cường công tác xúc tiến mở rộng thị trường nội địa bằng một số hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia triển lãm hàng công nghiệp trong nước, tìm kiếm các đơn vị, cá nhân làm đại lý cho Công ty và phân phối sản phẩm thông qua kênh bán hàng trên toàn quốc.

Đặc điểm thị trường theo nhu cầu khách hàng của Công ty

Thị trường Việt Nam: đây là một thị trường rộng lớn với dân số trên 80 triệu người. Và đây là một lợi thế lớn để Công ty có thể tận dụng được nguồn nhân lực dồi dào cũng như nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giầy dép lớn từ thị trường nội địa.

Thị trường xuất khẩu thuộc Liên Xô và các nước Đông Âu cũ: Đây là khu

vực thị trường có dân số đông, mức sống khá cao nhưng yêu cầu về mẫu mã cũng như chất lượng của sản phẩm giầy dép lại khá là đơn giản, do vậy mà rất phù hợp với tình hình sản xuất giầy dép cũng như khả năng đáp ứng yêu cầu của Công ty.

Thị trường xuất khẩu Châu Âu (EU): là thị trường xuất khẩu giầy dép chính của Công ty hiện nay, mức sống của người dân EU thuộc loại cao nhất thế giới nên yêu cầu về kiểu dáng, chất lượng mặt hàng giầy dép được đặt lên hàng đầu.

Thị trường xuất khẩu Mỹ - Bắc Mỹ: Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng

tại thị trường này đòi hỏi Công ty phải lưu ý đến kiểu dáng và mẫu mã của giầy dép: có tính quốc tế cao, kiểu dáng đẹp, mang nhãn mác của các hãng giầy nổi tiếng.

Thị trường xuất khẩu Châu Á (Nhật Bản): Thị trường này có dân số đông,

nhu cầu sử dụng lớn, mức sống cao và rất khó tính. Do đó, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại thị trường này đòi hỏi giầy dép của Công ty phải hội tủ đủ các yếu tố về chất lượng, kiểu mẫu, giá cả hợp lý và phù hợp với truyền thống của người Nhật.

SVTH: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LIÊN GVHD: TH.S ĐINH LÊ HẢI HÀ

Đối thủ cạnh tranh của Công ty

Trên thị trường thế giới: Hiện nay, sản phẩm giầy dép Công ty đang phải

chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ các đối thủ mạnh khác như: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Thái Lan… bởi họ có ưu thế hơn về vốn, công nghệ, đặc biệt là chủ động được nguồn nguyên vật liệu. Trong khi đó, Công ty lại chủ yếu sản xuất và xuất khẩu giầy dép theo hình thức gia công nên không chủ động được nguyên liệu, lại còn hạn chế về vốn và công nghệ. Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Công ty hiện vẫn là các sản phẩm giầy dép của Trung Quốc như: giầy thể thao, giầy giả da, giầy vải, sandal, dép… với giá bán rất rẻ, mẫu mã phong phú và đa dạng. Và đây thực sự đang là một thách thức rất lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu giầy dép của Công ty Giầy Thăng Long trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài.

Trên thị trường nội địa: Mặt hàng giầy dép của Công ty hiện đang phải

cạnh tranh với Giầy da giá rẻ được nhập lậu từ Trung Quốc. Ngoài ra, Công ty còn phải cạnh tranh với các Công ty giầy dép trong nước khác về kiểu dáng, mẫu mã và giá cả như: Công ty Giầy vải Thượng Đình (cạnh tranh về Giầy vải, Giầy thể thao, Giầy Bata…), Giầy Thụy Khuê (cạnh tranh về Giầy thể thao, Giầy Bata), Giầy da Hà Nội (cạnh tranh về Giầy da), Vina Giầy…Hơn nữa, các doanh nghiệp giầy dép có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có ưu thế hơn về vốn, kinh nghiệm quản lý, sản xuất, công nghệ, tiếp thị xuất khẩu… nên sản phẩm của họ có lợi thế cạnh tranh hơn sản phẩm của Công ty về chất lượng, giá cả cũng như về thị trường xuất khẩu. 1.1.4.4 Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty Giầy Thăng Long

Các công đoạn để sản xuất và hoàn thiện một đôi giầy bao gồm các khâu sau:

Phân xưởng chuẩn bị sản xuất: tiếp nhận nguyên vật liệu ở kho. Đảm nhận hai khâu của quy trình sản xuất là bồi và cắt vải. Nguyên vật liệu chủ yếu là vải bạt các màu, phin, xốp… Mặt khác, phân xưởng còn chuẩn bị các khâu: đơn, lắc, lót cổ, pho hậu, pho mũi, lót lưỡi gà, nẹp ô đê… để sản xuất các bộ phận của mũi giầy. Nguyên vật liệu được chuyển đến máy bồi để kết dính vật liệu bằng một lớp keo dính. Các tấm vải sau khi bồi xong thì chuyển sang bộ phận khác. Phân xưởng chuẩn bị bán thành phẩm rồi chuyển sang phân xưởng may để lắp ráp mũi giầy…

Phân xưởng may mũi giầy:đảm nhận sản phẩm của phân xưởng chuẩn

bị chuyển sang và tiến hành may các bộ phận mũi giầy hoàn chỉnh. Quá trình may

qua nhiều thao tác kỹ thuật khó: can, đấu góc, kẻ chỉ, may nẹp và mũi... Phân xưởng còn làm các khâu: đấu hậu, rập ô đê, đường viền…Mũi giầy được kiểm hóa từng đôi, đạt yêu cầu thì mới chuyển sang phân xưởng giầy để gò thành giầy hoàn chỉnh.

SVTH: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LIÊN GVHD: TH.S ĐINH LÊ HẢI HÀ

Phân xưởng cán – ép cao su:có nhiệm vụ chế biến hóa chất, sản xuất đế

giầy bằng cao su. Phân xưởng sử dụng nguyên liệu là cao su và các hóa chất. Sản

phẩm của phân xưởng là cao su tinh và thô được chế biến theo tiêu chuẩn lý hóa và mẫu mã nhất định, sau đó đưa qua máy cán và đưa vào chặt thành xoải liền và xoải dời…sau đó ép đế giầy, ép xoải các loại vải, cuối cùng chuyển cho phân xưởng giầy.

Phân xưởng gò và hoàn thiện giầy: là khâu cuối cùng của quy trình

công nghệ, sản phẩm của khâu này là hoàn chỉnh giầy thành phẩm. Sau khi nhận

được các sản phẩm từ phân xưởng may và cán ép cao su chuyển sang, cùng với các nguyên liệu phụ khác như: dây giầy, xăng, dây gai, giấy lót giầy…đi qua dây truyền sản xuất liên tục bao gồm: chuẩn bị keo, gò mũi, gò mang, ép đế, dán bím, kiểm tra, kiểm hóa, đóng gói…thì sẽ hoàn thành quy trình sản xuất và tạo ra giầy thành phẩm.

Đóng thùng Kho thành

phẩm

Bôi keo Gò mũi Gò mang

Sơ đồ 1.2 Quy trình sản xuất và dây chuyền công nghệ

Vải bạt Cao su, hóa chất

Bồi Luyện kín

Cắt vải Cán

May Ép đế

Kiểm tra Gò hậu

Lò hấp Kiểm tra Dán bím Ép đế Gò

SVTH: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LIÊN GVHD: TH.S ĐINH LÊ HẢI HÀ

1.1.4.5 Đặc điểm về đội ngũ lao động của Công ty Giầy Thăng Long

Trong Doanh nghiệp, lao động là yếu tố quan trọng được sự quan tâm nhiều của lãnh đạo. Đội ngũ lao động trong Công ty Giầy Thăng Long bao gồm: Lao động quản trị; Lao động hành chính và Lao động tại các phòng ban chức năng. Trong đó: Phân theo chức năng: lao động trực tiếp (85%) và lao động gián tiếp (15%); Phân theo giới tính: lao động nam và nữ (nữ chiếm phần đông 75-80%); Phân theo trình độ: trên Đại học, Đại học - Cao đẳng, Trung cấp, Phổ thông (Lao động phổ thông chiếm tỷ trọng lớn (85%) – đây là đội ngũ công nhân làm việc trong các phân xưởng sản xuất). Lực lượng lao động trong Công ty hiện nay tuổi đời còn rất trẻ, bình quân từ 22 – 25 tuổi, được đào tạo tại chỗ dựa trên những kinh nghiệm đã được đúc kết trong quá trình sản xuất. Lực lượng lao động của Công ty đến từ nhiều nơi khác nhau và đòi hỏi phải là những người có hiểu biết, am hiểu về lĩnh vực Da Giầy.

Lao động quản trị: Yêu cầu phải có trình độ, kiến thức và hiểu biết sâu sắc về chuyên môn cũng như đặc thù kinh doanh Da - Giầy của Công ty.

Lao động sản xuất phổ thông: Yêu cầu phải có sức khỏe, đồng thời đòi hỏi phải là người cẩn thận, tỉ mỉ và có tinh thần trách nhiệm với công việc.

Bảng 1.1 Tình hình lao động của Công ty giai đoạn 2007 – 2009 (ĐVT: người)

Năm Chỉ tiêu

2007 2008 2009

SL TL % SL TL % SL TL % 1. Phân theo chức năng

- Lao động trực tiếp 1.168 84,96 1.064 82,93 1.132 85,43

- Lao động gián tiếp 207 15,04 219 17,07 193 14,57

2. Phân theo giới tính

- Nam 347 25,22 250 19,49 293 22,11 - Nữ 1.028 74,78 1.033 80,51 1.032 77,89 3. Phân theo trình độ - Trên đại học 4 0,29 6 0,47 6 0,45 - Đại học và Cao đẳng 167 12,15 157 12,24 168 12,68 - Trung cấp 42 3,05 37 2,88 32 2,42 - Phổ thông 1.162 84,51 1.083 84,41 1.119 84,45 Tổng số lao động 1.375 100 1.283 100 1.325 100

SVTH: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LIÊN GVHD: TH.S ĐINH LÊ HẢI HÀ

1.1.4.6 Đặc điểm tài chính của Công ty Giầy Thăng Long

Hiện nay, Công ty phát triển nguồn vốn của mình bằng hai nguồn chủ yếu là:

Nguồn vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh: đây là nguồn vốn tự cấp được lấy ra từ lợi nhuận, quỹ khuyến khích phát triển sản xuất và khoản tiền khấu hao để lại Công ty phục vụ cho sự tăng trưởng và tái đầu tư vào tài sản cố định.

Nguồn vốn bên ngoài: nguồn này được thực hiện qua vay vốn từ Ngân hàng, từ các hãng và các tổ chức tín dụng khác…thông qua việc liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế cũng như nguồn vốn tự huy động từ đội ngũ CBCNV trong Công ty.

Bảng 1.2 Bảng cân đối kế toán của Công ty trong giai đoạn 2007 - 2009

ĐVT: Đồng

Năm

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 A. TÀI SẢN I. Tài sản ngắn hạn 21.321.375.205 29.935.594.852 32.773.061.938 1. Tiền mặt 8.120.819.456 9.867.636.875 11.164.245.152 2. Phải thu ngắn hạn 4.915.780.955 5.949.845.996 7.128.346.724 3. Hàng tồn kho 7.118.796.851 10.221.912.452 11.242.521.318 4. Tài sản ngắn hạn khác 1.165.977.938 3.896.199.529 3.237.948.746

II. Tài sản dài hạn 30.263.772.978 28.804.125.737 31.640.174.921

1. Tài sản cố định 30.263.722.978 28.642.545.737 31.382.814.921

2. Đầu tư tài chính 0 161.580.000 257.360.000

Tổng Tài Sản 51.585.098.183 58.739.720.589 64.413.236.859 B. NGUỒN VỐN

I. Nợ phải trả 23.487.378.551 26.137.197.292 28.325.300.523

1. Nợ ngắn hạn 12.350.068.132 18.253.411.493 21.108.373.174

2. Nợ dài hạn 11.137.310.419 7.883.785.799 11.817.251.349

II. Nguồn vốn chủ sở hữu 28.097.719.632 32.602.523.297 36.087.936.336

1. Vốn chủ sở hữu 24.454.731.495 25.904.364.196 27.283.174.452 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 3.642.988.137 6.698.159.101 8.804.761.884

Tổng Nguồn Vốn 51.585.098.183 58.739.720.589 64.413.236.859

SVTH: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LIÊN GVHD: TH.S ĐINH LÊ HẢI HÀ

Dưới đây là một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình sử dụng vốn của Công ty:

Bảng 1.3 Chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động của Công ty giai đoạn 2007 - 2009

STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009

1 Bố trí cơ cấu tài sản

- Tài sản cố định / Tổng Tài sản (%) 58,67 49,04 49,12

- Tài sản lưu động (TSLĐ) / Tổng Tài sản (%) 41,33 50,96 50,88

2 Tỷ suất lợi nhuận

- Lợi nhuận / Doanh thu (%) 3,68 3,56 4,07

3 Tình hình tài chính

- Tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn (%) 54,95 55,50 56,03 - Khả năng thanh toán (lần)

+ Thanh toán hiện hành: Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn 1,73 1,64 1,55 + Thanh toán nhanh: (TSLĐ – Tồn kho) / Nợ ngắn hạn 1,15 1,08 1,02 + Khả năng tự chủ về tài chính: Nợ phải trả/ Nguồn vốn 0,45 0,45 0,44

Nguồn: Phòng Tài chính kế toán của Công ty

 Nhận xét chung:

Cơ cấu tài sản: Năm 2007, tài sản của Công ty tập trung là tài sản cố định

(60% tổng tài sản) gây mất cân đối. Năm 2008 và 2009, tài sản lưu động và tài sản cố định đã thay đổi và xấp xỉ bằng nhau, tạosự cân bằng trong cơ cấu tài sản của Công ty.

Tỷ suất lợi nhuận: biến động theo doanh thu và lợi nhuận, cụ thể: năm 2008 giảm 0,12% so với năm 2007, nhưng sang năm 2009 tăng 0,51% so với năm 2008.

Tình hình tài chính:

• Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của Công ty năm sau cao hơn năm trước và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của Công ty (53,63%/năm). Điều này chứng tỏ rằng khả năng huy động các nguồn vốn của Công ty là tương đối tốt và đã ảnh hưởng tích cực đến khả năng tự chủ về tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

• Nguồn kinh phí và quỹ hàng năm cao (9,13%/năm trong tổng nguồn vốn).

• Tỷ lệ thanh toán hiện hành giảm dần và thấp bởi mức bình quân thông thường của tỷ lệ này ít nhất nên là 2. Tỷ lệ thanh toán nhanh của Công ty tuy giảm dần qua các năm nhưng đều ở mức chấp nhận, bởi mức thông thường của tỷ lệ này ít nhất là 1 khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn tương đối tốt. Công ty có khả năng tự chủ về tài chính vì tỷ lệ nợ phải trả trên vốn kinh doanh nhỏ (đều < 1). Do đó,Công ty cần có các biện pháp huy động vốn tốt hơn để trả nợ và tăng khả năng tự chủ tài chính.

SVTH: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LIÊN GVHD: TH.S ĐINH LÊ HẢI HÀ

1.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY (2007 - 2009)

Những năm sau khi được cổ phần hóa, Công ty Giầy Thăng Long hoạt động trong lĩnh vực sản xuất giầy dép kinh doanh trong nước và xuất khẩu. Trong thời kỳ hội nhập với rất nhiều khó khăn như: Quy định mới về các rào cản thuế, phi thuế quan; Ảnh hưởng từ sự kiện các Công ty Da Giầy Việt Nam bị kiện bán phá giá vào EU; Thay đổi về chính sách xuất nhập khẩu của các quốc gia; Ảnh hưởng từ khủng hoảng thế giới… Mặc dù vậy, với sự lãnh đạo tài tình của các nhà quản trị cùng với sự cố gắng và nỗ lực của toàn bộ CBCNV, Công ty đã đạt được những kết quả sản xuất kinh doanh rất đáng khích lệ, góp phần khẳng định vị thế của mình trong công nghiệp sản xuất giầy dép. Thị trường của Công ty ngày càng được mở rộng. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày một tăng cao tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, ổn định thu nhập và tạo điều kiện cho họ được yên tâm sản xuất.

1.2.1 Sản lượng giầy dép sản xuất của Công ty Giầy Thăng Long (2007 - 2009)

Bảng 1.4 Sản lượng giầy dép sản xuất của Công ty giai đoạn 2007 - 2009

Năm Các loại Đơn vị 2007 2008 2009 So sánh % 08/07 09/08 1. Giầy vải Đôi 1.309.910 1.119.060 1.248.647 85,43 111,58

- Giầy nữ Đôi 1.197.290 1.027.390 1.151.087 85,81 112,04

- Giầy nam Đôi 112.620 91.670 97.560 81,40 106,42

2. Giầy thể thao Đôi 288.958 251.624 273.565 87,08 108,72

3. Giầy có mũ từ da Đôi 112.160 88.034 82.848 78,49 94,11

4. Sandal, dép các loại Đôi 105.792 99.572 120.590 94,12 121,11

5. Tổng cộng Đôi 1.816.820 1.558.290 1.725.650 85,77 110,74

Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 2007 – 2009 của Công ty

Nhận xét chung: Giầy dép sản xuất phục vụ cho việc tiêu thụ trong nước và xuất khẩu của Công ty bao gồm: Giầy vải; Giầy thể thao; Giầy mũ da; sandal và dép.

Từ bảng 1.4 trên, qua các năm Công ty không sản xuất thêm loại giầy dép mới nào. Tuy vậy, sản lượng sản xuất của từng loại lại thay đổi và tăng, giảm theo tổng sản lượng sản xuất. Cụ thể: năm 2008, sản lượng giầy dép sản xuất giảm

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giầy dép của công ty cổ phần giầy thăng long (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)