Đặc điểm tài chính của Công ty Giầy Thăng Long

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giầy dép của công ty cổ phần giầy thăng long (Trang 29)

Hiện nay, Công ty phát triển nguồn vốn của mình bằng hai nguồn chủ yếu là:

Nguồn vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh: đây là nguồn vốn tự cấp được lấy ra từ lợi nhuận, quỹ khuyến khích phát triển sản xuất và khoản tiền khấu hao để lại Công ty phục vụ cho sự tăng trưởng và tái đầu tư vào tài sản cố định.

Nguồn vốn bên ngoài: nguồn này được thực hiện qua vay vốn từ Ngân hàng, từ các hãng và các tổ chức tín dụng khác…thông qua việc liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế cũng như nguồn vốn tự huy động từ đội ngũ CBCNV trong Công ty.

Bảng 1.2 Bảng cân đối kế toán của Công ty trong giai đoạn 2007 - 2009

ĐVT: Đồng

Năm

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 A. TÀI SẢN I. Tài sản ngắn hạn 21.321.375.205 29.935.594.852 32.773.061.938 1. Tiền mặt 8.120.819.456 9.867.636.875 11.164.245.152 2. Phải thu ngắn hạn 4.915.780.955 5.949.845.996 7.128.346.724 3. Hàng tồn kho 7.118.796.851 10.221.912.452 11.242.521.318 4. Tài sản ngắn hạn khác 1.165.977.938 3.896.199.529 3.237.948.746

II. Tài sản dài hạn 30.263.772.978 28.804.125.737 31.640.174.921

1. Tài sản cố định 30.263.722.978 28.642.545.737 31.382.814.921

2. Đầu tư tài chính 0 161.580.000 257.360.000

Tổng Tài Sản 51.585.098.183 58.739.720.589 64.413.236.859 B. NGUỒN VỐN

I. Nợ phải trả 23.487.378.551 26.137.197.292 28.325.300.523

1. Nợ ngắn hạn 12.350.068.132 18.253.411.493 21.108.373.174

2. Nợ dài hạn 11.137.310.419 7.883.785.799 11.817.251.349

II. Nguồn vốn chủ sở hữu 28.097.719.632 32.602.523.297 36.087.936.336

1. Vốn chủ sở hữu 24.454.731.495 25.904.364.196 27.283.174.452 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 3.642.988.137 6.698.159.101 8.804.761.884

Tổng Nguồn Vốn 51.585.098.183 58.739.720.589 64.413.236.859

SVTH: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LIÊN GVHD: TH.S ĐINH LÊ HẢI HÀ

Dưới đây là một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình sử dụng vốn của Công ty:

Bảng 1.3 Chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động của Công ty giai đoạn 2007 - 2009

STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009

1 Bố trí cơ cấu tài sản

- Tài sản cố định / Tổng Tài sản (%) 58,67 49,04 49,12

- Tài sản lưu động (TSLĐ) / Tổng Tài sản (%) 41,33 50,96 50,88

2 Tỷ suất lợi nhuận

- Lợi nhuận / Doanh thu (%) 3,68 3,56 4,07

3 Tình hình tài chính

- Tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn (%) 54,95 55,50 56,03 - Khả năng thanh toán (lần)

+ Thanh toán hiện hành: Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn 1,73 1,64 1,55 + Thanh toán nhanh: (TSLĐ – Tồn kho) / Nợ ngắn hạn 1,15 1,08 1,02 + Khả năng tự chủ về tài chính: Nợ phải trả/ Nguồn vốn 0,45 0,45 0,44

Nguồn: Phòng Tài chính kế toán của Công ty

 Nhận xét chung:

Cơ cấu tài sản: Năm 2007, tài sản của Công ty tập trung là tài sản cố định

(60% tổng tài sản) gây mất cân đối. Năm 2008 và 2009, tài sản lưu động và tài sản cố định đã thay đổi và xấp xỉ bằng nhau, tạosự cân bằng trong cơ cấu tài sản của Công ty.

Tỷ suất lợi nhuận: biến động theo doanh thu và lợi nhuận, cụ thể: năm 2008 giảm 0,12% so với năm 2007, nhưng sang năm 2009 tăng 0,51% so với năm 2008.

Tình hình tài chính:

• Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của Công ty năm sau cao hơn năm trước và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của Công ty (53,63%/năm). Điều này chứng tỏ rằng khả năng huy động các nguồn vốn của Công ty là tương đối tốt và đã ảnh hưởng tích cực đến khả năng tự chủ về tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

• Nguồn kinh phí và quỹ hàng năm cao (9,13%/năm trong tổng nguồn vốn).

• Tỷ lệ thanh toán hiện hành giảm dần và thấp bởi mức bình quân thông thường của tỷ lệ này ít nhất nên là 2. Tỷ lệ thanh toán nhanh của Công ty tuy giảm dần qua các năm nhưng đều ở mức chấp nhận, bởi mức thông thường của tỷ lệ này ít nhất là 1 khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn tương đối tốt. Công ty có khả năng tự chủ về tài chính vì tỷ lệ nợ phải trả trên vốn kinh doanh nhỏ (đều < 1). Do đó,Công ty cần có các biện pháp huy động vốn tốt hơn để trả nợ và tăng khả năng tự chủ tài chính.

SVTH: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LIÊN GVHD: TH.S ĐINH LÊ HẢI HÀ

1.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY (2007 - 2009)

Những năm sau khi được cổ phần hóa, Công ty Giầy Thăng Long hoạt động trong lĩnh vực sản xuất giầy dép kinh doanh trong nước và xuất khẩu. Trong thời kỳ hội nhập với rất nhiều khó khăn như: Quy định mới về các rào cản thuế, phi thuế quan; Ảnh hưởng từ sự kiện các Công ty Da Giầy Việt Nam bị kiện bán phá giá vào EU; Thay đổi về chính sách xuất nhập khẩu của các quốc gia; Ảnh hưởng từ khủng hoảng thế giới… Mặc dù vậy, với sự lãnh đạo tài tình của các nhà quản trị cùng với sự cố gắng và nỗ lực của toàn bộ CBCNV, Công ty đã đạt được những kết quả sản xuất kinh doanh rất đáng khích lệ, góp phần khẳng định vị thế của mình trong công nghiệp sản xuất giầy dép. Thị trường của Công ty ngày càng được mở rộng. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày một tăng cao tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, ổn định thu nhập và tạo điều kiện cho họ được yên tâm sản xuất.

1.2.1 Sản lượng giầy dép sản xuất của Công ty Giầy Thăng Long (2007 - 2009)

Bảng 1.4 Sản lượng giầy dép sản xuất của Công ty giai đoạn 2007 - 2009

Năm Các loại Đơn vị 2007 2008 2009 So sánh % 08/07 09/08 1. Giầy vải Đôi 1.309.910 1.119.060 1.248.647 85,43 111,58

- Giầy nữ Đôi 1.197.290 1.027.390 1.151.087 85,81 112,04

- Giầy nam Đôi 112.620 91.670 97.560 81,40 106,42

2. Giầy thể thao Đôi 288.958 251.624 273.565 87,08 108,72

3. Giầy có mũ từ da Đôi 112.160 88.034 82.848 78,49 94,11

4. Sandal, dép các loại Đôi 105.792 99.572 120.590 94,12 121,11

5. Tổng cộng Đôi 1.816.820 1.558.290 1.725.650 85,77 110,74

Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 2007 – 2009 của Công ty

Nhận xét chung: Giầy dép sản xuất phục vụ cho việc tiêu thụ trong nước và xuất khẩu của Công ty bao gồm: Giầy vải; Giầy thể thao; Giầy mũ da; sandal và dép.

Từ bảng 1.4 trên, qua các năm Công ty không sản xuất thêm loại giầy dép mới nào. Tuy vậy, sản lượng sản xuất của từng loại lại thay đổi và tăng, giảm theo tổng sản lượng sản xuất. Cụ thể: năm 2008, sản lượng giầy dép sản xuất giảm 14,23%, ứng với 258.530 đôi so với năm 2007, nhưng sang năm 2009 đã tăng 10,74% ứng với 167.360 đôi so với năm 2008. Tỷ lệ tăng này là rất đáng khích lệ.

Giầy dép của Công ty có nhiều mẫu mã, kiểu dáng đẹp, chất lượng tốt và đáp ứng yêu cầu cả những thị trường khó tính như EU, Nga, Đông Âu, Nhật Bản, Mỹ...

SVTH: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LIÊN GVHD: TH.S ĐINH LÊ HẢI HÀ

1.2.2 Doanh thu, lợi nhuận và thu nhập bình quân của người lao động

Bảng 1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2007 – 2009

Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009 So sánh 08/07 09/08 1. Tổng sản phẩm tiêu thụ Đôi 1.812.230 1.554.310 1.721.180 85,77 110,74 - Giầy dép xuất khẩu Đôi 1.562.540 1.263.490 1.372.820 80,86 108,65 - Giầy dép tiêu thụ nội địa Đôi 249.690 290.820 348.360 116,47 119,79

2. Tổng doanh thu Tr.đ 75.511,72 74.211,43 76.465,54 98,28 103,04 - Doanh thu xuất khẩu Tr.đ 66.772,57 63.710,01 64.208,63 95,41 100,78 - Doanh thu nội địa Tr.đ 8.739,15 10.501,42 12.256,91 120,17 116,72

3. Kim ngạch xuất khẩu USD 5.786.683 5.175.690 5.572.286 89,44 107,66

4. Kim ngạch nhập khẩu USD 1.960.728 1.458.793 1.062.547 74,40 72,84

5. Tổng chi phí Tr.đ 71.646,99 70.541,18 72.320,42 98,46 102,53

6. Lợi nhuận trước thuế Tr.đ 3.864,73 3.670,25 4.145,12 94,96 112,94

7. Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 2.782,61 2.642,58 3.108,84 94,96 112,94

8. Lao động và tiền lương

- Tổng số lao động Người 1.375 1.283 1.325 93,31 103,27

- Thu nhập bình quân/tháng Đồng 1.200.000 1.350.000 1.500.000 112,5 111,11

Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 2007 – 2009 của Công ty

Khái quát chung về tình hình kinh doanh của Công ty:

Tổng sản lượng giầy dép tiêu thụ: Giầy dép xuất khẩu có nhiều biến động: năm 2008, sản lượng giầy dép xuất khẩu giảm 19,14% ứng với 299.050 đôi so với năm 2007, năm 2009 đã tăng 8,65% ứng với 109.330 đôi so với năm 2008. Những năm qua, Công ty đã chú trọng đến thị trường tiêu thụ nội địa. Do đó, sản lượng giầy dép tiêu thụ nội địa liên tục tăng trưởng qua các năm. Cụ thể: năm 2008, sản lượng giầy dép nội địa tăng 16,47% ứng với 41.130 đôi so với năm 2007. Năm 2009, giầy dép tiêu thụ nội địa đã tăng 19,79% ứng với 57.540 đôi so với năm 2008.

Tổng doanh thu: Từ năm 2007 sang năm 2008, do doanh thu xuất khẩu

(DTXK) giảm nhẹ (4,59%), nhưng bù vào đó, doanh thu nội địa lại tăng lên 20,17%

nên tổng doanh thu năm 2008 giảm ít so với năm 2007 là 1,72% . Năm 2009, cả doanh thu xuất khẩu và nội địa đều tăng (tương ứng 0,78% và 16,72%) so với năm 2008, do đó tổng doanh thu của Công ty năm 2009 đã tăng 3,04% so với năm 2008.

SVTH: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LIÊN GVHD: TH.S ĐINH LÊ HẢI HÀ

Kim ngạch xuất/nhập khẩu: Do sản lượng giầy dép XK không ổn định nên KNXK giầy dép qua các năm cũng biến động: Năm 2008, KNXK giảm 10,56% ứng với 610.993 USD so với 2007, năm 2009 tăng 7,66% ứng với 396.596 USD so với 2008. Tỷ lệ có tăng nhưng ít, vì vậy Công ty cần xem xét lại chính sách XK cho tốt hơn để đạt mức tăng trưởng cao hơn. Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu của Công ty lại giảm dần qua các năm bởi Công ty đã chú trọng sử dụng nguyên vật liệu đầu vào trong nước. Cụ thể: năm 2008 giá trị nhập khẩu giảm 501.935 USD ứng với 25,6% so với năm 2007, năm 2009 giảm 396.246USD ứng với 27,16% so với 2008.

Tổng chi phí: Chi phí quản lý và các chi phí khác trong tổng chi phí của Công ty qua các năm biến động theo sự tăng, giảm của tổng doanh thu: Năm 2008 tổng chi phí giảm 1,54% (1.105,81 triệu đồng) so năm 2007, năm 2009 tăng 2,53% (1.779,24 triệu đồng) so với năm 2008 do quy mô Công ty ngày càng mở rộng.

Lợi nhuận: Nhờ tiết kiệm chi phí đầu vào, giảm chi phí lưu thông…nên lợi nhuận của Công ty vẫn đảm bảo và giữ ở mức cao. Năm 2008 do doanh thu giảm nên lợi nhuận đã giảm khoảng 5,04% ứng với 140,03 triệu đồng so với năm 2007. Tuy nhiên, năm 2009 lợi nhuận của Công ty đã tăng 12,94% ứng với 466,26 triệu đồng so với năm 2008 hay hiệu quả kinh doanh năm 2009 cao hơn năm 2008.

Lao động và tiền lương: Tổng lao động của Công ty không đều nhưng thu nhập bình quân tăng qua các năm, từ 1.200.000 đồng/người lên 1.500.000 đồng/người. Công ty đã đảm bảo thu nhập và ổn định đời sống cho người lao động.

1.2.3 Đóng góp của Công ty cho Ngân sách Nhà Nước

Bảng 1.6 Tình hình đóng góp Ngân sách Nhà Nước giai đoạn 2007 – 2009

Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009 So sánh 08/07 09/08 Nộp ngân sách Nhà nước Tr.đ 1.186,45 1.160,48 1.206,74 97,81 103,98 - Thuế thu nhập DN Tr.đ 1.082,12 1.027,67 1.036,28 94,96 112,94 - Thuế phải nộp khác Tr.đ 104,33 132,81 170,46 96,62 128,35

Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 2007 – 2009 của Công ty

Nhận xét: Một phần do biến động của sản lượng sản xuất và doanh thu, phần khác do thuế suất thuế thu nhập DN năm 2007 và 2008 là 28%, nhưng sang năm 2009 thuế suất chỉ có 25% nên khoản tiền nộp Ngân sách Nhà Nước của Công ty không ổn định. Cụ thể: năm 2007, Công ty đã đóng góp vào nguồn thu Ngân sách Nhà Nước là 1.186,45 triệu đồng, năm 2008 là 1.160,48 triệu đồng, giảm 2,19% so với năm 2007, năm 2009 là 1.226,74 triệu đồng, tăng lên 3,98 % so với năm 2008.

SVTH: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LIÊN GVHD: TH.S ĐINH LÊ HẢI HÀ

1.3 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GIẦY DÉP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY THĂNG LONG TRONG GIAI ĐOẠN 2007 - 2009 THĂNG LONG TRONG GIAI ĐOẠN 2007 - 2009

1.3.1 Phân tích tình hình kim ngạch xuất khẩu giầy dép giai đoạn 2007 - 2009

Mặt hàng giầy dép của Công ty chủ yếu dùng cho xuất khẩu, phần tiêu dùng nội địa không nhiều. Hàng năm lượng giầy dép xuất khẩu bình quân chiếm hơn 90% tổng sản lượng giầy dép tiêu thụ (giầy dép tiêu thụ nội địa khoảng 10%). Sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu của Công ty qua thời gian có sự thay đổi đáng kể không chỉ về số tuyệt đối mà cả về tốc độ. Điều đó được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.7 Kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Công ty giai đoạn 2006 – 2009

Đơn vị tính: USD

Năm Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng kim ngạch xuất khẩu 4.299.340 5.786.683 5.175.690 5.572.286

Tốc độ phát triển (%) - 134,59 89,44 107,66

Nguồn: Báo cáo kim ngạch hàng xuất khẩu của Công ty Giầy Thăng Long

 Nhận xét chung:

Năm 2007, việc Việt Nam chính thức gia nhập WTO đã tác động tích cực tới mọi ngành kinh tế nói chung và đến ngành da giầy nói riêng. Bởi vậy KNXK giầy dép của Công ty cao nhất trong giai đoạn này. Theo số liệu thống kê, KNXK giầy dép của Công ty năm 2007 đạt 5.786.683 USD, tăng 34,59 % so với năm 2006.

Năm 2008, tình hình kinh doanh xuất khẩu của Công ty có nhiều biến động so với năm 2007, kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Công ty đạt 5.175.690 USD, giảm 10,56 % so với năm 2007. Nguyên nhân của tình trạng trên là do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới cùng với sức ép từ môi trường cạnh tranh gay gắt khi gia nhập WTO…dẫn đếnthiếu đơn hàng và nhịp độ sản xuất giảm sút...

Năm 2009, với lượng đơn hàng ổn định hơn, nhịp độ sản xuất ngày càng khẩn trương nên KNXK giầy dép của Công ty đã có sự hồi phục thể hiện ở sự gia tăng KNXK so với năm 2008: KNXK giầy dép đạt 5.572.286 USD, tăng 7,66 % so

với năm 2008. Năm 2009, những gánh nặng bởi thuế chống bán phá giá và việc bãi

bỏ ưu đãi thuế quan (GSP) đối với giầy dép nhập khẩu vào EU, cùng với việc phải đáp ứng yêu cầu của các nhà nhập khẩu (cải thiện cơ sở hạ tầng, đáp ứng tiêu

chuẩn nhãn mác, thực hiện tốt tiêu chuẩn quốc tế…) đã làm cho KNXK của Công

SVTH: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LIÊN GVHD: TH.S ĐINH LÊ HẢI HÀ

1.3.2 Phân tích tình hình xuất khẩu giầy dép theo thị trường xuất khẩu

Thị trường có ý nghĩa quyết định tới sự sống còn của Công ty bởi nó liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh XK cũng như các hoạt động khác. Do đó, Công ty cần biết lựa chọn, đánh giá và phân tích những thị trường có triển vọng nhất để xây dựng chiến lược cạnh tranh cho phù hợp.

1.3.2.1 Cơ cấu thị trường xuất khẩu giầy dép của Công ty

Từ những năm 90: Thị trường XK giầy dép chủ yếu của Công ty lúc đó là các nước Đông Âu và Liên Xô cũ, khi đó mặt hàng giầy vải XK là chủ yếu, giầy được sản xuất với số lượng lớn, chất lượng đòi hỏi không cao và mẫu mã đơn giản.

Từ sau những năm 90: Công ty tăng cường đầu tư thêm dây chuyền sản xuất đồng bộ và đẩy nhanh tốc độ phát triển. Hiện nay, thị trường XK chính của Công ty là EU, Nga, Đông Âu…và thị trường hướng tới phát triển là Mỹ, Nhật Bản..

Bảng 1.8 Giá trị kim ngạch xuất khẩu giầy dép theo thị trường (2007 – 2009)

Nguồn: Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu của Công ty

Năm Thị trường 2007 (USD) 2008 (USD) 2009 (USD) Tỷ trọng (%) 2007 2008 2009 1. EU 4.308.764 3.655.590 3.896.700 74,46 70,63 69,93 - Đức 2.367.910 1.903.618 1.936.927 40,92 36,78 34,76 - Italia 1.237.771 557.422 731.084 21,39 10,77 13,12 - Anh 177.072 488.585 551.099 3,06 9,44 9,89 - Pháp 43.400 243.257 160.482 0,75 4,70 2,88 - Tây Ban Nha 278.340 238.600 282.515 4,81 4,61 5,07

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giầy dép của công ty cổ phần giầy thăng long (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)