Các điều kiện khách quan từ môi trường kinh doanh vĩ mô

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giầy dép của công ty cổ phần giầy thăng long (Trang 73 - 78)

Gia nhập WTO - Hội nhập kinh tế quốc tế

Việt Nam gia nhập WTO đã tạo điều kiện cho ngành Da - Giầy của Việt Nam nói chung và của Công ty Giầy Thăng Long nói riêng nhiều cơ hội lớn: Hàng rào thuế quan và phi thuế quan dần được dỡ bỏ; cùng với các chính sách thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu của Chính phủ đã góp phần gia tăng các luồng chuyển giao vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, thúc đẩy giao lưu văn hóa, trí tuệ, củng cố và tăng cường các thể chế quốc tế… tạo môi trường thuận lợi phát triển thị trường quốc tế.

Bên cạnh đó, Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế cũng là điều kiện để Công ty Giầy Thăng Long có cơ hội thúc đẩy xuất khẩu giầy dép, khả năng chuyển giao công nghệ theo chu kỳ nhanh hơn, phù hợp với yêu cầu khắt khe của thị trường các nước nhập khẩu. Việt Nam gia nhập Tổ chức Mậu dịch tự do (AFTA) đã tạo điều kiện cho hàng hóa được giao lưu thông suốt hơn, ít bị cản trở, xóa bỏ hàng rào phi thuế quan, ưu đãi thuế quan, tạo điều kiện cho ngành hàng Da - Giầy thâm nhập sâu hơn vào thị trường khu vực và mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đây là điều kiện giúp Công ty Giầy Thăng Long giải quyết được phần nào tình trạng thiếu vốn kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh xuất khẩu, đầu tư đổi mới công nghệ và thực hiện các chính sách đối với người lao động.

Điều kiện từ môi trường chính trị - văn hóa, xã hội

Môi trường chính trị: Việt Nam được đánh giá là đất nước ổn định về

chính trị, nhất quán về các chính sách, là nơi hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến với chúng ta. Nắm bắt cơ hội này, Công ty Cổ phần Giầy Thăng Long đã có những chiến lược cụ thể và thích hợp để thu hút các nhà đầu tư đến với mình. Bên cạnh đó, được sự ủng hộ và giúp đỡ từ Nhà nước, Chính phủ, Bộ Công nghiệp, Tổng Công ty da giầy Hà Nội và các cơ quan liên ngành hữu quan trong việc cung cấp các chính sách khuyến khích hỗ trợ XK, tài chính, đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập khẩu, đào tạo nguồn nhân lực, thị trường XK…tạo điều kiện thuận lợi giúp Công ty Giầy Thăng Long thực hiện được các giải pháp thúc đẩy XK giầy dép đề ra.

Môi trường văn hóa, xã hội: Các yếu tố văn hóa, xã hội tác động mạnh

mẽ đến thái độ, hành vi mua và tiêu dùng hàng hóa của từng cá nhân, nhóm người. Vì vậy, hiểu và nắm rõ được nhu cầu thị hiếu, thói quen tiêu dùng, phong tục tập quán của từng quốc gia, khu vực là điều kiện quan trọng giúp Công ty phát huy khả năng xâm nhập sâu hơn vào thị trường các đối tác nhập khẩu của Công ty. Từ đó, Công ty có chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh riêng phù hợp với thị trường.

SVTH: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LIÊN GVHD: TH.S ĐINH LÊ HẢI HÀ

KẾT LUẬN

Ngành Da giầy là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn, đứng thứ ba sau Dầu khí và Dệt may, có đóng góp đối với nền kinh tế quốc dân trên tất cả các khía cạnh: đóng góp vào thu nhập của quốc dân, tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập tăng ngoại tệ…và được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Thúc đẩy xuất khẩu giầy dép là hoạt động có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của ngành cũng như đối với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đất nước.

Công ty Cổ phần Giầy Thăng Long là một đơn vị kinh doanh xuất khẩu giầy dép đầy tiềm năng, hoạt động trên lĩnh vực mà Việt Nam có nhiều lợi thế. Chính vì vậy, Công ty đã được Nhà Nước dành cho nhiều chính sách ưu tiên, hỗ trợ và tạo môi trường thuận lợi giúp Công ty phát huy hết khả năng và sức mạnh của mình. Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường với bao khó khăn và thử thách, nhưng Công ty Giầy Thăng Long vẫn đang đứng vững và trên đà phát triển. Đây là một thành công lớn rất đáng được khích lệ của tập thể đội ngũ CBCNV Công ty.

Qua thực tiễn nhiều năm hoạt động kinh doanh trên thị trường thế giới, đặc biệt là trong giai đoạn gần đây, Công ty đã đạt được rất nhiều thành tựu trong công tác thực hiện kế hoạch kinh doanh xuất khẩu của mình như: Công nghệ sản xuất đã có sự đầu tư đổi mới và nâng cao; Công tác tổ chức được hoàn thiện hơn; Mở rộng khả năng sản xuất; Ổn định thu nhập cho người lao động và đặc biệt, kết quả xuất khẩu giầy dép của Công ty ngày một nâng cao rõ rệt... Tuy nhiên, trong bối cảnh chung của tình hình thế giới hiện nay, bên cạnh những thuận lợi nhất định, việc thúc đẩy xuất khẩu giầy dép của Công ty cũng gặp rất nhiều những khó khăn, thách thức xuất phát từ chính bản thân Công ty cũng như từ phía môi trường khách quan đem lại. Chẳng hạn như thị trường xuất khẩu còn hạn hẹp, hạn chế vốn và công nghệ, năng suất lao động còn thấp, vấn đề thương hiệu vẫn chưa được coi trọng…Hay những khó khăn do chịu tác động bởi suy thoái kinh tế toàn cầu, sự cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ khác trong và ngoài nước, sức ép từ thuế chống bán phá giá…

Do đó, để thúc đẩy xuất khẩu ngành hàng giầy dép của Công ty Cổ phần Giầy Thăng Long thì không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực và cố gắng của toàn thể Công ty trong việc tìm hướng đi, biện pháp phù hợp, mà còn cần phải có sự tác động tích cực của các cơ quan quản lý Nhà Nước. Hoạt động thúc đẩy xuất khẩu giầy dép của Công ty ngày càng phát triển sẽ góp phần tăng nhanh kim ngạch và ngoại tệ cho đất nước, đồng thời củng cố uy tín, thương hiệu và nâng cao vị thế của Công ty Cổ phần Giầy Thăng Long không chỉ ở thị trường trong nước mà trên toàn thế giới.

SVTH: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LIÊN GVHD: TH.S ĐINH LÊ HẢI HÀ

Với hệ thống kiến thức đã tích lũy được trong quá trình học tập cùng những kinh nghiệm của bản thân, qua một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Giầy Thăng Long, em cũng xin được đóng góp một số ý kiến của mình về các giải pháp nhằm thúc đẩy XK giầy dép của Công ty trong những năm tới. Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã hết sức cố gắng để đưa ra những phân tích cơ bản nhất. Em hi vọng đề tài này sẽ có tác động tích cực tới việc thúc đẩy XK giầy dép của Công ty.

Những nội dung đã thực hiện được trong chuyên đề:

• Chuyên đề đã giới thiệu một cách tổng quan nhất về Công ty Cổ phần Giầy Thăng Long (Lịch sử hình thành và phát triển; Chức năng nhiệm vụ; Tổ chức bộ máy quản lý; Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh...). • Chuyên đề đã trình bày một cách cụ thể về thực trạng XK giầy dép của

Công ty Cổ phần Giầy Thăng Long (2007 – 2009) thông qua phân tích kết quả XK giầy dép theo: KNXK, thị trường XK, phương thức XK, chủng loại giầy dép XK và thực trạng chính sách giá XK của Công ty. • Chuyên đề đã đưa ra những đánh giá chung về thực trạng XK giầy dép

của Công ty (2007 - 2009): những thành tựu, khó khăn trong XK, tìm ra nguyên nhân của những ưu và nhược điểm đó để có giải pháp khắc phục. • Chuyên đề đã đưa ra được hướng đi mới và những giải pháp giải quyết

được phần nào vướng mắc còn tồn đọng trong công tác tổ chức và thúc đẩy XK giầy dép của Công ty Cổ phần Giầy Thăng Long giai đoạn tới.

Một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:

• Tìm thêm hướng đi mới cho giầy dép xuất khẩu của Công ty.

• Tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa thị trường XK giầy dép của Công ty sang các thị trường lớn, thị trường trọng điểm và thị trường tiềm năng khác. • Tìm thêm những giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, tồn tại trong

hoạt động thúc đẩy xuất khẩu giầy dép của Công ty trong giai đoạn tới. Cuối cùng, em rất mong nhận được sự nhận xét và đóng góp ý kiến của quí thầy cô và các bạn về bài đề tài thực tập này. Qua đây, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình của Cô giáo hướng dẫn TH.S. Đinh Lê Hải Hà, Thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Xuân Quang, cùng các thầy cô giáo khác trong trường Đại học Kinh tế quốc dân và toàn thể các cô chú, cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Giầy Thăng Long đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để giúp em hoàn thành tốt đề tài này.

SVTH: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LIÊN GVHD: TH.S ĐINH LÊ HẢI HÀ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] PGS.TS. Hoàng Minh Đường, PGS.TS. Nguyễn Thừa Lộc (2005), Quản trị

doanh nghiệp thương mại, Nhà xuất bản Lao động Xã hội.

[2] TS. Trần Văn Hòe, TS. Nguyễn Văn Tuấn (2007), Thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội.

[3] PGS.TS. Nguyễn Duy Bột (2003), Thương mại quốc tế và Phát triển thị trường xuất khẩu, Nhà xuất bản Thống kê.

[4] PGS.TS. Trần Chí Thành (2002), Thị trường EU và khả năng xuất khẩu hàng

hóa của Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động Xã hội.

[5] GS.TS. Võ Thanh Thu; GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân; PGS.TS. Nguyễn Đông Phong(3/2009), Cẩm nang phòng ngừa và đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá

đối với hàng xuất khẩu Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động Xã hội.

[6] Hà Thu (2007), “Tình hình xuất khẩu hàng da giày Việt Nam”, Hiệp hội da giầy

Việt Nam, Hà Nội.

[7] Phạm Thanh Huyền (2002), Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu

Giầy ở Công ty Cổ phần Giầy Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Ngoại

Thương Hà Nội, Hà Nội.

[8] Trần Thị Hà(2007), Giải pháp khai thác và sử dụng thông tin thị trường với đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm da giầy của Công ty cổ phần da giầy xuất khẩu Hà Nội

sang thị trường Nhật Bản, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Ngoại Thương Hà

Nội, Hà Nội.

[9] Hiệp hội Da giầy Việt Nam (2008), Tổng quan ngành giầy dép Việt Nam năm 2008 và triển vọng năm 2009, Hà Nội.

[10]Các tài liệu của Công ty Cổ phần Giầy Thăng Long như: - Điều lệ của Công ty

- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2007 – 2009 - Báo cáo kết quả xuất khẩu giầy dép của Công ty giai đoạn 2007 – 2009 - Báo cáo tình hình tài chính của Công ty trong giai đoạn 2007 – 2009 - Mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2010 – 2012 - Phương hướng phát triển của Công ty…

SVTH: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LIÊN GVHD: TH.S ĐINH LÊ HẢI HÀ

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

... ... ... ….. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

SVTH: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LIÊN GVHD: TH.S ĐINH LÊ HẢI HÀ

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

... ... ... ….. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giầy dép của công ty cổ phần giầy thăng long (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)