Tình hình xuất khẩu giầy dép của Công ty sang một số thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giầy dép của công ty cổ phần giầy thăng long (Trang 37 - 42)

Thị trường truyền thống EU

EU là thị trường nhập khẩu giầy dép lớn nhất thế giới. Hàng năm EU có nhu cầu nhập khẩu giầy dép với khối lượng lớn (trung bình 4 – 5 đôi/người/năm). Hiện nay, EU là đối tác thương mại quan trọng và là thị trường xuất khẩu giầy dép với số lượng lớn nhất của Công ty, mỗi năm đem lại cho Công ty doanh thu xuất khẩu từ 3,6 – 4,3 triệu USD (chiếm 70-75% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty).

Biểu đồ 1.2 Giá trị xuất khẩu giầy dép của Công ty vào EU (2007 - 2009)

Đơn vị tính: USD 4.308.764 3.655.590 3.896.700 3200000 3400000 3600000 3800000 4000000 4200000 4400000 2007 2008 2009

XUẤT KHẨU GIẦY DÉP CỦA CÔNG TY VÀO EU GIAI ĐOẠN 2007 - 2009

Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu của Công ty Giầy Thăng Long

Năm 2007, giá trị KNXK giầy dép của Công ty sang EU đạt 4.308.764 USD. Đến năm 2008, KNXK giầy dép sang EU giảm đi 653.174 USD ứng với 15,16 % so với năm 2007. Tuy nhiên, bước sang năm 2009, giá trị kim ngạch giầy dép XK của Công ty sang EU đã được phục hồi lại đáng kể như sau: đạt kim ngạch là 3.896.700 USD và đã tăng lên 6,60 % so với năm 2008. Cụ thể, trong các nước thuộc khối EU thì Đức là thị trường lớn nhất tiêu thụ giầy dép của Công ty với mức tăng trưởng trung bình trong tổng KNXK của Công ty giai đoạn 2007 - 2009 là 37,5%/năm, đạt KNXK 2.069.485 USD/năm. Tiếp đó là Italia (15,1%/năm), Anh(7,5%/năm), Tây Ban Nha(4,83%/năm), Pháp(2,78%/năm), còn lại là các thị trường khác (2,3%/năm).

Nhìn chung hiện nay, giầy dép của Công ty xuất khẩu sang thị trường EU đang gặp những khó khăn nhất định. Đó là do sức ép từ việc EU gia hạn áp thuế bán phá giá đánh lên mặt hàng giầy có mũ từ da của Việt Nam thêm 15 tháng chứ không chỉ là 5 năm như thông lệ. Bên cạnh đó, gánh nặng lại tiếp tục khi EU bãi bỏ ưu đãi thuế quan (GSP) cho Việt Nam kể từ ngày 1/1/2009 (GSP là cơ chế nhằm miễn thuế xuất khẩu cho các nước đang phát triển khi xuất khẩu giầy vào EU). Chính vì vậy,

SVTH: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LIÊN GVHD: TH.S ĐINH LÊ HẢI HÀ

sản phẩm giầy da phải gánh chịu mức thuế cao hơn khi tiêu thụ tại EU. Những khó khăn khách quan từ môi trường kinh doanh trên cùng với những khó khăn chủ quan từ Công ty (về lực lượng lao động, vốn, công nghệ, khả năng cung ứng nguyên vật

liệu, vấn đề thương hiệu chưa thực sự được coi trọng…) chính là nguyên nhân đã

gây ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu của Công ty sang thị trường EU. Điều đó thể hiện ở tỷ trọng KNXK giầy dép sang EU trong tổng KNXK của Công ty đã giảm dần từ 74,46% (năm 2007) xuống còn 70,63% (năm 2008) và chỉ còn 69,93% (năm 2009). Tuy nhiên, hết năm 2009 thì EU hiện vẫn đang là thị trường lớn nhất tiêu thụ giầy dép của Công ty với tỷ trọng KNXK cao nhất trong tổng KNXK giầy dép theo cơ cấu thị trường của Công ty, và đây là một thành công rất đáng được ghi nhận.

Thị trường Đông Âu

Trước đây vào những năm 90, Đông Âu là thị trường xuất khẩu giầy dép chính của Công ty với sản lượng giầy dép của Công ty xuất khẩu vào đây tương đối lớn trong giai đoạn này. Tuy nhiên những năm gần đây, tỷ trọng KNXK giầy dép của Công ty vào Đông Âu đã giảm còn 10 – 14,5% trong tổng KNXK của Công ty.

Biểu đồ 1.3 Giá trị xuất khẩu giầy dép của Công ty vào Đông Âu (2007-2009)

Đơn vị tính: USD 589.663 578.124 810.767 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 900000 2007 2008 2009

XUẤT KHẨU GIẦY DÉP CỦA CÔNG TY VÀO ĐÔNG ÂU GIAI ĐOẠN 2007 - 2009

Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu của Công ty Giầy Thăng Long

Theo số liệu ở bảng 1.8, tình hình xuất khẩu giầy dép của Công ty vào Đông Âu biến động tăng giảm theo từng năm. Năm 2007, giá trị KNXK sang thị trường này đạt 589.663 USD, chiếm 10,19% trong tổng KNXK giầy dép của cả Công ty. Năm 2008, giá trị KNXK lại giảm đi 1,96 % ứng với 11.539 USD so với năm 2007. Tuy nhiên năm 2009, KNXK sang Đông Âu đã tăng lên 40,24% ứng với 232.643 USD so với năm 2008, và chiếm 14,55 % trong tổng KNXK giầy dép của Công ty.

SVTH: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LIÊN GVHD: TH.S ĐINH LÊ HẢI HÀ

Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Công ty Giầy Thăng Long sang thị trường Đông Âu đang được củng cố và tiếp tục phát triển. Tại thời điểm này, Đông Âu đang là thị trường được Công ty quan tâm khảo sát và tìm hiểu nhiều hơn nữa, bởi đây là vùng đất có nhiều tiềm năng để mặt hàng giày dép xuất khẩu của Công ty tiếp tục mở rộng thị trường. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của thị trường này là ở khâu thanh toán và mức độ rủi ro cao. Đó chính là những vấn đề mà Công ty cần phải chú trọng lưu ý khi xuất khẩu sang thị trường đầy tiềm năng này.

Thị trường Nga

Nga đã trở thành đối tác chiến lược và là thị trường xuất khẩu truyền thống của Công ty những năm đầu mới thành lập và phát triển. Có thể thấy, tình hình xuất khẩu giầy dép của Công ty sang Nga có nhiều biến động trong giai đoạn 2007 – 2009 do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Mức độ tăng trưởng KNXK giầy dép của Công ty vào Nga được thể hiện rõ hơn trong biểu đồ sau đây:

Biểu đồ 1.4 Giá trị xuất khẩu giầy dép của Công ty vào Nga (2007 - 2009)

Đơn vị tính: USD 747.640 571.396 451.912 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 2007 2008 2009

XUẤT KHẨU GIẦY DÉP CỦA CÔNG TY VÀO NGA GIAI ĐOẠN 2007 - 2009

Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu của Công ty Giầy Thăng Long

Theo số liệu đã thống kê, năm 2007 XK giầy dép của Công ty sang Nga đạt kim ngạch lớn nhất trong cả giai đoạn (747.640 USD). Nhận thấy rằng,KNXK giầy dép của Công ty sang Nga liên tục giảm, một phần do Công ty phải chịu sức ép từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, một phần do những khó khăn chủ quan từ phía Công ty và những yêu cầu khắt khe của thị trường Nga đem lại (yêu cầu về nhãn mác, bao bì, tên sản phẩm, thông tin liên lạc cho người tiêu dùng, các kết luận vệ

sinh…). Sự giảm sút đó được thể hiện như sau: năm 2008, KNXK giảm đi 176.244

USD ứng với 23,57 % so với năm 2007 nhưng sang năm 2009 thì KNXK sang Nga đã đạt 451.912 USD và giảm đi 119.484 USD ứng với 20,91% so với năm 2008.

SVTH: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LIÊN GVHD: TH.S ĐINH LÊ HẢI HÀ

Một số thị trường xuất khẩu giầy dép khác của Công ty

Trước tình hình khó khăn bởi việc áp thuế chống bán phá giá và việc không được hưởng GSP đối với mặt hàng giầy dép khi xuất khẩu sang EU, Công ty cũng đã triển khai chuyển đổi và đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu bằng việc chủ động tìm kiếm khách hàng và các thị trường mới như: Mỹ, Nhật Bản, Thụy Sỹ, Mexico… Để thấy rõ hơn sự tăng trưởng KNXK giầy dép của Công ty sang các thị trường này liên tục tăng nhanh trong giai đoạn 2007 – 2009 ta nhìn vào biểu đồ sau:

Biểu đồ 1.5 Giá trị xuất khẩu giầy dép của Công ty sang các thị trường khác

Đơn vị tính:USD 140616 370580 412907 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000 2007 2008 2009

XUẤT KHẨU GIẦY DÉP CỦA CÔNG TY VÀO MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG KHÁC GIAI ĐOẠN 2007 -2009

Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu của Công ty Giầy Thăng Long

Nhận xét về từng thị trường:

Thị trường Mỹ: Thời gian gần đây, Mỹ hiện đang là thị trường XK được Công ty đặc biệt quan tâm hướng tới phát triển. Công ty đã mạnh dạn chuyển hướng XK sang thị trường này nhằm đa dạng hoá thị trường, hạn chế rủi ro khi bị áp thuế phá giá cao và đặc biệt là tranh thủ các lợi thế về ưu đãi thuế quan, cải thiện quan hệ thương mại song phương với nước Mỹ khi Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO.

Theo số liệu thống kê ở bảng 1.8: Trong giai đoạn 2007 - 2009, KNXK giầy

dép của Công ty sang Mỹ tăng trưởng mạnh qua các năm. Cụ thể: Năm 2007, giá trị xuất khẩu sang Mỹ đạt 90.272 USD, chiếm tỷ trọng 1,56% trong tổng KNXK của Công ty. Năm 2008, giá trị xuất khẩu sang Mỹ đạt 215.826 USD, tăng 139,09% so với năm 2007 và chiếm tỷ trọng 4,17% trong tổng KNXK. Sang năm 2009, KNXK giầy dép sang Mỹ lại tiếp tục tăng lên và đạt giá trị là 229.578 USD, tăng 6,37 % so với năm 2008 và tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ trong tổng KNXK của Công ty giảm xuống chỉ còn 4,12% (bởi chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ).

SVTH: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LIÊN GVHD: TH.S ĐINH LÊ HẢI HÀ

Như vậy, trước những khó khăn chung của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng KNXK giầy dép của Công ty sang thị trường Mỹ vẫn đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu giầy dép và phụ kiện giầy dép vào thị trường Mỹ rất cao. Vì vậy, đây hứa hẹn là một thị trường tiềm năng lớn nhất

đang được Công ty chú trọng tập trung khai thác trong thời gian hiện tại cũng như giai đoạn tới. Tuy nhiên, để xâm nhập vào thị trường Mỹ, Công ty cần tìm kiếm các đối tác tin cậy, gắn liền với các kênh phân phối lớn và các nhãn hiệu giầy nổi tiếng.

Thị trường Nhật Bản: Nhật Bản là thị trường có yêu cầu về chất lượng cao và tương đối khó tính (yêu cầu riêng về thiết kế, kích cỡ và phải phù hợp với thời tiết…). Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu giầy dép của Nhật Bản vẫn trong xu hướng tăng. Do đó, XK giầy dép của Công ty sang Nhật Bản vẫn liên tục gia tăng qua các năm nhưng tỷ trọng vẫn còn rất thấp. Năm 2007, KNXK giầy dép của Công ty sang Nhật Bản đạt 16.781 USD, chiếm tỷ trọng rất nhỏ vào khoảng 0,29% trong tổng KNXK giầy dép của toàn Công ty. Tiếp đó, sang năm 2008, giá trị XK sang thị trường này tăng lên 101.742 USD so với năm 2007 và chiếm tỷ trọng là 2,29%. Vẫn theo đà tăng trưởng đó, hết năm 2009 thì kim ngạch giầy dép XK của Công ty sang Nhật Bản đã đạt 126.491 USD, tăng lên 6,72% ứng với 7.968 USD so với năm 2008 và chiếm tỷ trọng vào khoảng 2,27% trong tổng KNXK giầy dép của toàn Công ty.

Để xâm nhập vào thị trường Nhật, Công ty cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho sản xuất, sẵn sàng thực hiện các lô hàng nhỏ, đáp ứng nhanh yêu cầu, đồng thời sản xuất các loại giầy dép có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của người Nhật.

Thị trường Mexico và Thụy Sỹ: Đây cũng là hai trong những thị trường tiềm năng và mới được khai thác trong những năm gần đây, do vậy KNXK giầy dép của Công ty sang các thị trường này vẫn còn rất hạn chế. Xuất khẩu giầy dép của Công ty sang Mexico chiếm tỷ trọng 0,31% (đạt KNXK 17.939 USD) năm 2007 và tăng lên 0,54 % (đạt KNXK 30.090USD) năm 2009, còn Thụy Sỹ chiếm 0,31% (đạt

KNXK 17.939USD) năm 2007, tăng lên 0,48% (đạt KNXK 26.748USD) năm 2009.

Kết luận: Trong giai đoạn 2007 – 2009, tình hình xuất khẩu giầy dép của Công ty sang các thị trường có nhiều biến động. Bên cạnh việc củng cố các thị trường xuất khẩu truyền thống thì Công ty cũng đã tích cực chuyển đổi và đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh việc xuất khẩu sang một số thị trường mới như: Mỹ, Nhật Bản…và đây hứa hẹn là những thị trường trọng điểm của Công ty trong giai đoạn tới. Nhờ sự chủ động kịp thời trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu, cùng với sự nỗ lực và cố gắng hết mình nên Công ty đã có thể đứng vững và vượt qua được những khó khăn trước mắt để tiếp tục phát triển đi lên.

SVTH: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LIÊN GVHD: TH.S ĐINH LÊ HẢI HÀ

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giầy dép của công ty cổ phần giầy thăng long (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)