Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại trên

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giầy dép của công ty cổ phần giầy thăng long (Trang 53 - 57)

 Nguyên nhân chủ quan từ phía Công ty:

Công tác nghiên cứu thị trường chưa được hoàn thiện. Để nhận được nhiều đơn hàng xuất khẩu và đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng thì công tác điều tra, nghiên cứu thị trường cần được Công ty chú trọng phát triển hơn nữa. Nhìn chung, công tác Marketing trong Công ty vẫn còn hoạt động ở mức đơn giản, chưa được tập trung đầu tư. Nhân viên làm công tác thị trường chưa được đào tạo chuyên sâu và thiếu kinh nghiệm thực tế…Do vậy, công tác điều tra, nghiên cứu thị trường

vẫn chưa đạt được hiệu quả cao để có thể thúc đẩy xuất khẩu giầy dép của Công ty.

Khâu thiết kế mẫu mã giầy dép chưa được đầu tư thích đáng. Giầy dép là mặt hàng phụ thuộc vào vào yếu tố mùa vụ, thời tiết, xu thế thời trang và thường thay đổi mẫu mã, kiểu dáng nên rất khó xác định chính xác yêu cầu của khách hàng. Thực tế, năng lực xuất khẩu của Công ty trên thị trường thế giới phụ thuộc một phần vào khả năng thiết kế và tạo mẫu kiểu dáng, bởi khâu này quyết định đến hình dáng, kích thước, màu sắc của sản phẩm sản xuất ra. Hiện nay, khâu thiết kế giầy dép của Công ty vẫn chưa được đầu tư thích đáng, chưa có phòng ban chuyên nghiên cứu, thiết kế riêng. Hơn nữa, khả năng tự thiết kế kiểu dáng, tạo mẫu sản phẩm mới còn hạn chế đã ảnh hưởng đến khả năng tăng cường hàm lượng giá trị tạo mới của giầy dép XK (là điều kiện để gia tăng KNXK giầy dép của Công ty).

Thiếu vốn, công nghệ và khả năng cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất còn phụ thuộc chủ yếu vào nước ngoài. Hạn chế hiện nay của Công ty là thiếu vốn kinh doanh (yếu tố rất bất lợi vì hạn chế về vốn sẽ hạn chế điều kiện thúc

đẩy xuất khẩu của Công ty). Hơn nữa, do chưa chủ động được nguyên liệu, chủ yếu

là nguyên liệu nhập ngoại nên phụ thuộc vào khách hàng và các nhà cung cấp nguyên liệu. Đặc thù của ngành Da - Giầy có cả công nghệ may mặc, công nghệ hóa cao su, công nghệ khuôn định…tạo thành một tổ hợp các ngành nên nếu không chủ động về công nghệ thì khó chiếm lĩnh được thị trường. Mặc dù đã có đầu tư đổi mới nhưng trình độ công nghệ của Công ty vẫn ở mức trung bình khá, lệ thuộc chủ yếu vào nước ngoài về trang thiết bị máy móc. Công nghệ yếu, do đó không có sức cạnh tranh và Công ty phải làm gia công cho các Công ty liên doanh hay 100% vốn nước ngoài là chính. Khả năng đầu tư, chuyển giao công nghệ mới phụ thuộc vào nguồn vốn hạn hẹp; đội ngũ chuyên gia hiểu biết sâu và cập nhật công nghệ còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty; kinh nghiệm, khả năng đàm phán và ký kết hợp đồng về công nghệ còn hạn chế. Điều này hạn chế năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của Công ty trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài.

SVTH: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LIÊN GVHD: TH.S ĐINH LÊ HẢI HÀ

Trình độ đội ngũ lao động của Công ty còn thiếu kinh nghiệm. Mặc dù Công ty cũng đã có những giải pháp cho việc bồi dưỡng và đào tạo nhằm nâng cao trình độ của đội ngũ CBCNV, nhưng hiện tại công tác đào tạo đội ngũ lao động vẫn chưa đạt hiệu quả cao là do: Việc bồi dưỡng huấn luyện lao động có tay nghề kỹ thuật chưa đáp ứng kịp nhu cầu sản xuất; Thiếu đội ngũ thiết kế tạo mẫu và phát triển sản phẩm; Thiếu đội ngũ cán bộ hoạt động xuất khẩu giỏi…mà đây chính là lực lượng chủ yếu quyết định chuyển đổi phương thức sản xuất từ gia công sang tự sản xuất toàn bộ, tạo điều kiện để Công ty có thể giao dịch trực tiếp với khách hàng.

Hình thức xuất khẩu và hệ thống kênh phân phối sản phẩm của Công ty sang các thị trường xuất khẩu còn giản đơn. Phương thức xuất khẩu của Công ty chủ yếu dưới hình thức gia công và qua trung gian, chưa gắn liền với các hình thức hợp tác kinh doanh khác, đặc biệt với việc đầu tư, liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) (do khả năng tài chính

còn hạn hẹp). Giầy dép của Công ty xuất khẩu sang nhiều nước nhưng tại các nước

đó đều không có hệ thống phân phối trực tiếp, chủ yếu qua các nhà phân phối trung gian. Các nhà nhập khẩu nước ngoài chính là những nhà phân phối trung gian các mặt hàng giầy dép của Công ty. Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ trên các thị trường này buộc phải sử dụng thương hiệu, nhãn mác của các nhà phân phối trên thì mới có thể đến được tay người tiêu dùng cuối cùng, đồng thời kênh phân phối này cũng làm giới hạn hệ thống người tiêu dùng của Công ty. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến Công ty vẫn chưa thể có được chỗ đứng vững chắc trên các thị trường xuất khẩu và giá cả giầy dép xuất khẩu vẫn phụ thuộc chủ yếu vào các nhà phân phối.

Hoạt động xúc tiến xuất khẩu, quảng bá thương hiệu trong và ngoài nước chưa được đẩy mạnh. Mặc dù thời gian qua, Công ty cũng đã chú trọng đến công tác đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu, song hiệu quả của công tác này vẫn chưa cao do nhiều nguyên nhân như: chưa coi trọng công tác hỗ trợ xúc tiến thương mại; khả năng về tài chính và công nghệ còn hạn hẹp; thiếu thông tin về thị trường, nhu cầu khách hàng và kinh nghiệm thực tế, các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến xuất khẩu của Công ty chưa được tổ chức một cách bài bản và thiếu chiều

sâu…Do chưa đẩy mạnh công tác xúc tiến xuất khẩu nên đây chính là một phần

nguyên nhân dẫn đến thị trường xuất khẩu của Công ty còn hạn hẹp. Bên cạnh đó,

vấn đề quảng bá thương hiệu trong và ngoài nước vẫn chưa được đẩy mạnh. Đây là

nguyên nhânlàm hạn chế khả năng nâng cao sức cạnh tranh của Công ty, khả năng

mở rộng thị trường xuất khẩu và việc chưa tạo được dấu ấn cho thương hiệu của mình dẫn đến người tiêu dùng có nhận thức khá mơ hồ về thương hiệu của Công ty.

SVTH: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LIÊN GVHD: TH.S ĐINH LÊ HẢI HÀ

 Nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh bên ngoài:

Gia nhập WTO. Bước vào WTO tạo cho ngành Da - Giầy Việt Nam nói chung và Công ty Giầy Thăng Long nói riêng nhiều cơ hội lớn. Song, hội nhập cũng mang lại không ít những những khó khăn, thách thức nhất định: Khó khăn khi cạnh tranh với các doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài, nhất là các quốc gia có thế mạnh trong lĩnh vực này (Trung Quốc, Inđônêxia, Thái Lan…) trong khi năng lực cạnh tranh của Công ty còn hạn chế nên dễ bị mất thị trường; Nguồn nhân công rẻ nhưng năng suất lao động không cao dẫn đến giảm sút năng lực cạnh tranh của Công ty…

Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thế giới. Năm 2008, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho sức tiêu thụ hàng hóa, trong đó có sản phẩm Da giầy ở các thị trường chủ lực như Mỹ, Châu Âu giảm sút đáng kể, ảnh hưởng đến sản xuất, XK và dịch vụ của các nước XK. Tác động của khủng hoảng toàn cầu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến XK giày dép của Việt Nam nói chung và đến Công ty Giầy Thăng Long nói riêng ở nhiều mặt: Thị trường XK bị thu hẹp do nhu cầu nhập khẩu và khả năng thanh toán tại các thị trường chủ lực giảm sút; Sức ép từ các đối thủ cạnh tranh (các nước Châu Á khác) gia tăng…khiến Công ty khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng, hợp đồng; Giá mặt hàng Da giầy trên thị trường thế giới tiếp tục đứng ở mức thấp nên khả năng tăng KNXK do tăng giá là rất khó….

Sức ép từ việc EU áp thuế chố ng bán phá giá và dỡ bỏ ưu đãi thuế quan (GSP) đối với mặt hàng giầy dép XK vào thị trường này. Trong khi sức ép từ thuế chống bán phá giá đối với giày dép xuất khẩu sang EU đang là một gánh nặng bởi EU kéo dài thêm thời hạn áp thuế ít nhất 15 tháng nữa thay vì 5 năm như thông lệ, thì Công ty lại tiếp tục chịu thêm gánh nặng mới khi EU bãi bỏ ưu đãi thuế quan (GSP) đối với các giầy dép xuất khẩu sang thị trường này (làm cho thuế suất tăng từ 4,5% lên 8% đối với giày mũ da; từ 7,5% lên 11,5% đối với giày giả da và từ 11,5% lên 17% đối với giày vải). Cũng chính từ tình trạng này, nhiều đối tác của Công ty đã mạnh tay ép giá khiến cho đơn giá gia công rất thấp.Điều này đã gây trở ngại lớn cho Công ty trong việc tìm kiếm đơn hàng, mở rộng thị trường xuất khẩu, bảo đảm công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động cũng như duy trì lợi nhuận và KNXK giầy dép của Công ty trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài.

Kết luận: Từ nguyên nhân của những vấn đề còn tồn tại trên chính là cơ sở để xây dựng các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giầy dép của Công ty Giầy Thăng Long trong giai đoạn tới. Giải quyết tốt những tồn tại trong thực trạng xuất khẩu giầy dép của mình thì Công ty mới có thể đứng vững và mở rộng xuất khẩu trên thị trường quốc tế trước những rào cản và sức ép cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

SVTH: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LIÊN GVHD: TH.S ĐINH LÊ HẢI HÀ

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GIẦY DÉP CỦA CÔNG TY GIẦY THĂNG

LONG TRONG GIAI ĐOẠN TỚI

❖ Mục tiêu và phương hướng thúc đẩy xuất khẩu giầy dép của Công ty Cổ phần Giầy Thăng Long trong giai đoạn tới (2010 - 2012)

❖ Hệ giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giầy dép của Công ty Cổ phần Giầy Thăng Long trong giai đoạn tới (2010 - 2012)

❖ Điều kiện và môi trường để thực hiện các giải pháp trên.

Sơ lược về chương 2:

Sau khi phân tích Chương 1, trong Chương 2 sẽ trình bày những quan điểm, định hướng phát triển chung và phương hướng thúc đẩy xuất khẩu giầy dép của Công ty Cổ phần Giầy Thăng Long trong giai đoạn 2010 – 2102. Từ phương hướng, mục tiêu đó sẽ đưa ra và tập trung phân tích các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giầy dép. Mục cuối cùng của chương là điều kiện và môi trường để có thể thực hiện được các giải pháp đã nêu ở trên.

SVTH: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LIÊN GVHD: TH.S ĐINH LÊ HẢI HÀ

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giầy dép của công ty cổ phần giầy thăng long (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)