Những khó khăn còn tồn tại

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giầy dép của công ty cổ phần giầy thăng long (Trang 52 - 53)

Bên cạnh những thành tựu Công ty Giầy Thăng Long đã đạt được trong những năm qua thì hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu của Công ty vẫn còn những vấn đề khó khăn, tồn tại cần sớm giải quyết để thúc đẩy xuất khẩu giầy dép:

Thị trường xuất khẩu còn hạn hẹp và có nhiều biến động. Hiện nay, thị trường xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty là EU, tuy nhiên xuất khẩu sang EU giai đoạn gần đây có nhiều biến động. Hơn nữa, thị trường trong khu vực Châu Á vẫn chưa được Công ty chú trọng phát triển

(có rất ít các đơn đặt hàng từ thị trường này). Việc tập trung phát triển vào một thị trường tuy có những ưu điểm nhưng cũng có những nhược điểm nhất định, đó là sự rủi ro khi thị trường chính biến động và sự lệ thuộc vào một thị trường nhất định.

Gia công xuất khẩu vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong khi đơn giá gia công thì thấp. Hiện nay, gia công xuất khẩu (làm thuê cho các doanh nghiệp, đối tác nước ngoài) vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong các phương thức XK của Công ty. Công ty chịu trách nhiệm sản xuất theo các mẫu mã, nguyên phụ liệu do họ mang đến và chỉ được hưởng mức giá gia công rất thấp. Hơn nữa, hoạt động gia công còn mang lại nhiều yếu tố rủi ro bởi các đối tác nước ngoài bất kể lúc nào cũng có thể chuyển đổi sang các đối tác khác khi giá nhân công ở đó cạnh tranh hơn. Mặt khác, đơn giá gia công hiện đang bị khách hàng ép giá xuống thấp nên hiệu quả kinh doanh XK vì thế bị hạn chế và dễ biến động, ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty.

Cơ cấu mặt hàng giầy dép xuất khẩu của Công ty còn lạc hậu. Trong số giầy dép XK, hàng gia công vẫn chiếm tỷ trọng lớn, giầy dép có hàm lượng công nghệ cao và giá trị tạo mới còn ít. Cơ cấu giầy dép XK chưa bám sát tín hiệu của thị trường thế giới vì thế năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm chưa cạnh tranh.

Năng suất lao động của Công ty còn ở trình độ thấp. Tuy có lợi thế giá nhân công rẻ, nguồn cung ứng lao động dồi dào nhưng năng suất lao động hiện nay của Công ty còn ở trình độ thấp. Do đó, khả năng sản xuất không cao, tính cạnh tranh của giầy dép xuất khẩu của Công ty còn yếu so với các thị trường trên thế giới.

Thương hiệu của Công ty chưa được tập trung coi trọng. Thời gian qua, mặc dù Công ty đã củng cố và dần nâng cao vị thế trên thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, giầy dép của Công ty không trực tiếp đến với khách hàng dưới thương hiệu của Công ty mà thông qua nhà phân phối trung gian. Điều này làm cho hoạt động XK giầy dép của Công ty bị phụ thuộc vào đơn đặt hàng từ các nhà phân phối.

SVTH: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LIÊN GVHD: TH.S ĐINH LÊ HẢI HÀ

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giầy dép của công ty cổ phần giầy thăng long (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)