Tăng cƣờng cơ sở vật chất, tài chính cho hoạt động NCKH

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên viện nghiên cứu và đào tạo việt anh đại học đà nẵng (Trang 93 - 96)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.7.Tăng cƣờng cơ sở vật chất, tài chính cho hoạt động NCKH

. Mục đích ý ngh

Thực tế cho thấy hiệu quả và chất lƣợng đạt đƣợc đối với công tác quản lý hoạt động NCKH của GV không chỉ phu thuộc vào công tác xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch, tổ chức triển khai hợp lý mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố nhƣ: cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí, phòng thí nghiệm, phòng thƣ viện với nguồn tài liệu phong phú, đa dạng về chủng loại sách, báo, tài liệu tham khảo, chuyên

khảo…Vì vậy, tăng cƣờng các nguồn lực nhƣ tài lực, vật lực để phục vụ công tác quản lý hoạt động NCKH của GV là rất cần thiết.

Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, kinh phí một cách kịp thời, hợp lí, phù hợp với tình hình thực tế của Viện nhằm phục vụ tốt cho hoạt động NCKH của GV là một nhu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, việc đầu tƣ kinh phí cho các hoạt động NCKH của Viện trong thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập do nguồn kinh phí còn hạn chế. Nguồn kinh phí cấp từ ngân sách nhà nƣớc không đƣợc ổn định. Vì vậy, cần phải tăng cƣờng đầu tƣ kinh phí cho NCKH để nâng cao động lực và khuyến khích GV tham gia NC.

Tăng cƣờng cơ sở vật chất và kinh phí cho hoạt động NCKH. Tuy nhiên việc đầu tƣ cần “có trọng điểm” đối với các đề tài thực sự cần thiết và có khả năng áp dụng vào sự phát triển của Viện. Có nhƣ vậy mới khuyến khích đƣợc ngƣời đảm nhiệm đề tài, nhƣng bên cạnh đó, chủ nhiệm đề tài cũng phải là những ngƣời có “tâm” và đủ “tầm”, có niềm đam mê và có nhận thức đúng về vai trò của hoạt động Nghiên cứu.

b. Nội dung bi n pháp và cách thức thực hi n

Hàng năm Phòng Hành chính tiến hành rà soát cơ sở vật chất của Viện nhằm đánh giá kết quả trong việc đầu tƣ, mua sắm, xây dựng và sử dụng trang thiết bị, kỹ thuật trong giảng dạy và NCKH. Từ đó đề xuất với L nh đạo Viện lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị cơ sở vật chất cho phù hợp đáp ừng kịp thời nhu cầu sử dụng cơ sở vật chất trong công tác giảng dạy và hoạt động NCKH.

Nhằm tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính cho hoạt động NCKH của GV Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh, Đại học Đà Nẵng. L nh đạo Viện thực hiện các yêu cầu nhƣ sau:

Xây dựng và đầu tƣ một số phòng thí nghiệm hiện đại thuộc chuyên ngành mũi nhọn, có triển vọng phát triển nhằm phục vụ hoạt động NCKH cũng nhƣ hợp tác quốc tế.

Phát triển nguồn học liệu, tài liệu nghiên cứu đáp ứng đƣợc yêu cầu của đại học định hƣớng nghiên cứu tiên tiến. Đầu tƣ nâng cấp hệ thống hạ tầng công nghệ

thông tin phục vụ hoạt động NCKH.

Tìm kiếm, liên kết hợp tác trong hoạt động NCKH với các đối tác trong và ngoài nƣớc, với các doanh nghiệp là các tập đoàn, công ty lớn nhằm đa dạng hóa các nguồn đầu tƣ cho NCKH, đa dạng hóa các cơ chế tài trợ cho NCKH, đa dạng hóa các nguồn tài liệu phục vụ NCKH đặc biệt là giáo trình.

Tăng cƣờng chức năng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong các doanh nghiệp.Tăng cƣờng hợp tác với các đối tác nhƣ Công ty Tate & Lyle thông qua mối liên hệ với Hội đồng Anh Việt Nam, Công ty Rolls- Royce đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng thí nghiệm tạo điều kiện cho hoạt động NCKH của GV. Xây dựng phòng đọc, thƣ viện, các phòng vi tính có trang bị Internet đáp ứng nhu cầu tra cứu tìm tài liệu của GV. Đầu tƣ xây dựng các phòng lab, phòng thí nghiệm chuyên sâu để GV tiến hành NCKH.

Tăng cƣờng chất lƣợng và hiệu quả công tác xây dựng dự án phát triển cơ sở vật chất trong khuôn khổ các nguồn ƣu đ i cho phát triển giáo dục. Chú trọng phát triển các tài liệu điện tử và liên kết thƣ viện của các cơ sở giáo dục thành viên cũng nhƣ liên kết với thƣ viện các trƣờng đại học khác trong nƣớc và trên thế giới nhằm khai thác hiệu quả tài liệu trên qui mô lớn phục vụ hoạt động nghiên cứu.

Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các phòng thí nghiệm. Hoàn thiện hệ thống các phòng thí nghiệm để phục vụ tốt hơn nữa hoạt động nghiên cứu và đào tạo. Tranh thủ các dự án đầu tƣ của Nhà nƣớc, các tổ chức kinh tế x hội, các tổ chức quốc tế để nâng cấp, xây dựng mới các phòng thí nghiệm. Lập kế hoạch khai thác hiệu quả các trang thiết bị hiện có, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các phòng thí nghiệm để phục vụ tốt công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Thành lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ tài trợ theo quy định của pháp luật.Hàng năm ngoài việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn kinh phí do nhà nƣớc tài trợ cho hoạt động NCKH, Viện cần có kế hoạch kêu gọi, huy động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tƣ cho NCKH. Phòng Hợp tác Quốc tế cần tăng cƣờng hợp tác với các viện, trƣờng đại học trong và ngoài nƣớc nhằm tìm kiếm sự đầu tƣ kinh phí. Chủ động khai thác các nguồn kinh phí từ nhiều nguồn cho các đề

tài nghiên cứu khoa học.

Thành lập các nhóm nghiên cứu đa ngành, tập hợp các nhà khoa học có năng lực nghiên cứu để tham gia xây dựng các đề tài có kinh phí lớn, các dự án hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học.

Việc thu hút rộng rãi các thành phần xã hội tham gia vào hoạt động KH&CN từng đƣợc đề cập nhiều trong các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Đặc biệt, đ có những biện pháp chính sách cụ thể phát huy tác dụng trên thực tế về các mặt: mở rộng các đối tƣợng tham dự vào tuyển chọn chủ nhiệm, chủ trì nhiệm vụ KH&CN các cấp; khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động KH&CN, đẩy mạnh phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật; tăng cƣờng nội dung KH&CN; khuyến khích thành lập tổ chức KH&CN thuộc mọi thành phần kinh tế. Đồng thời, bên cạnh những bƣớc chuyển biến đáng kể, xã hội hóa hoạt động KH&CN ở nƣớc ta vẫn còn các hạn chế thể hiện ở mức đầu tƣ của xã hội cho KH&CN, mức độ và tính chất tham gia vào hoạt động KH&CN của các thành phần xã hội; hiệu quả của các hoạt động KH&CN mà công chúng tham gia. Nhƣ vậy, vẫn cần phải có các giải pháp tiếp tục thúc đẩy xã hội hóa theo hƣớng mở rộng các thành phần xã hội tham gia hoạt động KH&CN.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên viện nghiên cứu và đào tạo việt anh đại học đà nẵng (Trang 93 - 96)