Xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch và các quy chế, quy định

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên viện nghiên cứu và đào tạo việt anh đại học đà nẵng (Trang 82 - 86)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch và các quy chế, quy định

định hợp tác quốc tế về NCKH

. Mục đích ý ngh

Thế giới đang tiến sâu vào kỷ nguyên hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế tri thức. Tri thức trở thành vốn quý, đóng vai trò có tính quyết định và là yếu tố cạnh tranh quan trọng giữa các quốc gia. Nhiều quốc gia phát triển trên thế giới thành công nhờ dựa vào đại học để xây dựng tiềm lực tri thức mạnh, tạo ra nguồn nhân lực chất lƣợng cao và nền khoa học - công nghệ đạt trình độ tiên tiến. Cùng với quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực, toàn cầu hóa giáo dục đại học hƣớng đến việc trao đổi học thuật, trao đổi giảng viên, sinh viên, công nhận giá trị bằng cấp đào tạo, chuyển đổi tín chỉ giữa các hệ thống giáo dục; triển khai và công bố các kết quả nghiên cứu chung giữa các nhà khoa học; tạo sự liên thông, hợp tác cùng phát triển giữa các đại học ở nhiều quốc gia khác nhau. Các đại học hàng đầu đang tích cực tham gia vào quá trình này, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là phƣơng thức thúc đẩy sự phát triển. Tuy nhiên, toàn cầu hoá giáo dục đại học

cũng là thách thức nếu các đại học không nắm bắt đƣợc cơ hội và tranh thủ đƣợc lợi ích từ quá trình này. Không chỉ thực hiện nhiệm vụ truyền thống là đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tiên tiến, các đại học hàng đầu rất chú trọng triển khai chuyển giao tri thức, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp và cộng đồng. Nhiều mô hình hợp tác đại học - doanh nghiệp, đại học - địa phƣơng đ thành công nhờ việc triển khai một cách sáng tạo các hoạt động phát triển tiềm lực của mỗi bên.

Ý thức và hiểu sâu sắc đƣợc tầm quan trọng trong NCKH tại các trƣờng ĐH, Đảng và Nhà nƣớc ta đ có rất nhiều cơ chế chính sách nhằm hoạch định và thúc đẩy việc NCKH trong các trƣờng ĐH. Có thể thấy rất rõ quan điểm này thông qua các dự thảo luật giáo dục và Chiến lƣợc phát triển giáo dục Việt Nam.

Trong chiến lƣợc phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ có xác định rõ mục tiêu “đưa khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực then chốt, đáp ứng các yêu cầu cơ bản của một nư c công nghiệp theo hư ng hiện đại. Đến năm 2020, khoa học và công nghệ Việt Nam có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến, hiện đại của khu vực ASEAN và thế gi i”. Đảng và Chính phủ đ có những chủ trƣơng, chính sách đúng đắn nhằm phát triển hoạt động khoa học công nghệ, đƣa khoa học công nghệ thật sự trở thành động lực quan trọng để phát triển kinh tế - x hội.

Chiến lƣợc phát triển khoa học công nghệ này đƣợc xây dựng để tiếp tục triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI về phát triển khoa học công nghệ; Chiến lƣợc phát triển khoa học công nghệ quốc gia giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ; Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.

b. Nội dung bi n phápvà cách thức thực hi n

Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ bao gồm: nhiệm vụ hợp tác theo Nghị định thƣ; nhiệm vụ hợp tác thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam với Chính phủ các nƣớc và các tổ chức quốc tế; nhiệm vụ hợp tác song phƣơng của

trƣờng đại học với các trƣờng đại học, các viện nghiên cứu, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân là ngƣời nƣớc ngoài và ngƣời Việt Nam cƣ trú và định cƣ ở nƣớc ngoài theo quy định của pháp luật.

Hình thức hợp tác bao gồm:

- Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; - Đào tạo, bồi dƣỡng và trao đổi cán bộ khoa học;

- Tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế, trao đổi thông tin và kinh nghiệm quản lý về khoa học và công nghệ;

- Thành lập cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm chuyên ngành;

- Tham gia triển l m, giải thƣởng khoa học và công nghệ quốc tế theo quy định chung.

Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh, Đại học Đà Nẵng đầu tƣ xây dựng một trƣờng đại học theo định hƣớng nghiên cứu tiên tiến vừa là mục tiêu vừa là động lực để tăng cƣờng các nguồn lực, phát triển đội ngũ cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao, bồi dƣỡng nhân tài, nghiên cứu khoa học và công nghệ đỉnh cao phục vụ nâng cao chất lƣợng đào tạo vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.

Phòng nghiên cứu khoa học và quan hệ doanh nghiệp tham mƣu cho Viện trƣởng vây dựng, ban hành chiến lƣợc phát triển khoa học công nghệ cho mỗi nhiệm kỳ 5 năm; tham mƣu xây dựng, ban hành kế hoạch khoa học công nghệ hành năm; tham mƣu cho l nh đạo Viện những giải pháp, chính sách hiệu quả để phát triển hoạt động khoa học công nghệ của Viện.

Đồng thời phát triển hoạt động khoa học và công nghệ là động lực then chốt để phát triển Viện thành đại học theo định hƣớng nghiên cứu, hƣớng đến việc đáp ứng các tiêu chí xếp loại trƣờng đại học và đƣợc các tổ chức kiểm định quốc gia, quốc tế công nhận.

Quản lý và triển khai các hoạt động nghiên cứu trong toàn Viện một cách thống nhất, tôn trọng sự đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực nghiên cứu, tập trung phát triển những sản phẩm khoa học công nghệ mang bản sắc riêng của Viện.

Hoạt động nghiên cứu phải gắn liền với hoạt động đào tạo, đặc biệt là đào tạo sau đại học, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo.

Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ là mục tiêu đồng thời là giải pháp quan trọng để góp phần đƣa hoạt động khoa học và công nghệ của Viện sớm đạt trình độ quốc tế.

Phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, trong đó có một số nhóm nghiên cứu đạt trình độ quốc tế.

Ký kết hợp tác với các Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh trong việc thực hiện có hệ thống các nghiên cứu khoa học tại địa phƣơng.

Cùng phối hợp tổ chức các hội thảo, hợp tác trao đổi thông tin phục vụ công tác nghiên cứu của trƣờng và địa phƣơng. Thông qua việc hợp tác, thông tin về hoạt động KHCN của các địa phƣơng, kết quả nghiên cứu các đề tài/dự án đƣợc trao đổi thƣờng xuyên, từ đó tránh sự trùng lặp trong tổ chức nghiên cứu khoa học.

Xây dựng môi trƣờng, cơ chế, thủ tục và chính sách phù hợp để phát triển quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nƣớc trên nguyên tắc các bên cùng có lợi, thu hút các nguồn lực để phát triển Viện NC&ĐT Việt – Anh.

Xác lập hệ thống đối tác chiến lƣợc trong và ngoài nƣớc. Triển khai hợp tác thông qua các chƣơng trình nghiên cứu, đào tạo phối hợp.

Hoàn thiện và vận hành mô hình đại học nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực, phát triển Viện NC&ĐT Việt – Anh thành một thực thể thống nhất trong đa dạng, đáp ứng các tiêu chí của đại học định hƣớng nghiên cứu.

Xây dựng và nhân rộng các mô hình hợp tác trƣờng - viện - doanh nghiệp - địa phƣơng, thu hút các chuyên gia khoa học, nhà quản lý, doanh nhân tham gia giảng dạy, nghiên cứu theo mô hình phối hợp.

Tăng cƣờng kết nối các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, hợp tác và chuyển giao tri thức giữa Viện NC&ĐT Việt – Anh với các đối tác, đặc biệt là với các tập đoàn kinh tế, Hội đồng Anh, các trƣờng Đại học Vƣơng quốc Anh, các địa phƣơng trong cả nƣớc và các trƣờng đại học, viện nghiên cứu trong nƣớc và nƣớc ngoài. Kết hợp với các đối tác hình thành một số khu nghiên cứu phát triển, phòng thí

nghiệm công nghệ cao, vƣờn ƣơm doanh nghiệp, khoa học và công nghệ tại Viện NC&ĐT Việt – Anh.

Tăng cƣờng kết nối với hoạt động khoa học và công nghệ quốc tế, phát triển các nhóm nghiên cứu, phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu phối hợp với nƣớc ngoài, gia tăng tiềm lực khoa học và công nghệ của Viện NC&ĐT Việt – Anh.

Xây dựng và quản lý các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo Nghị định thƣ ban hành kèm theo Quyết định số 14/2005/QĐ-BKHCN ngày 08 tháng 9 năm 2005 của Bộ trƣởng Bộ Khoa học Công nghệ.

Khuyến khích, tạo điều kiện cho các đơn vị, cá nhân mở rộng quan hệ tìm kiếm các dự án hợp tác quốc tế.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên viện nghiên cứu và đào tạo việt anh đại học đà nẵng (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)