8. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Tổchức bồi dƣỡng năng lực NCKHcủa giảng viên
. Mục đích ý ngh
Mục tiêu bồi dƣỡng nâng cao năng lực NCKH cho GV là trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng, phƣơng pháp thực hiện nhiệm vụ NCKH đối với GV trong bối cảnh đổi mới giáo dục; Nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế cho đội ngũ GV, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Thực tiễn và lý luận đ chứng minh giữa giảng dạy và NCKH có mối liên hệ gắn kết hữu cơ với nhau, NCKH tạo cơ sở để GV thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy, ngƣợc lại giảng dạy phản ảnh kết quả hoạt động NCKH của GV.
Viện NC&ĐT Việt – Anh là một cơ sở giáo dục vừa mới đƣợc thành lập, đa số đều là GV trẻ. Vì vậy việc bồi dƣỡng và nâng cao năng lực NCKH cho GV giữ một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng NCKH của Viện trong giai đoạn hiện nay. Năng lực và kỹ năng NCKH có vai trò, tầm ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng NCKH của GV, thúc đẩy công tác NCKH cho GV là một nhu cầu cấp bách hiện nay. Do vậy, cần phải xây dựng đội ngũ GV có chất lƣợng, có kiến thức về công tác NCKH. Qua đó góp phần nâng cao chất lƣợng toàn diện.
b. Nội dungbi n phápvà cách thức thực hi n
Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt - Anh tiến hành xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ của Viện theo kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm thông qua hình thức đào tạo, bồi dƣỡng ở trong nƣớc và nƣớc ngoài.
Tổ chức các lớp bồi dƣỡng, các khóa tập huấn về hoạt động NCKH cho GV. Đẩy mạnh phát triển các loại hình đào tạo kết hợp với NCKH. Gắn kết chặt chẽ hoạt động đào tạo, NCKH với thực tiễn.
Tăng cƣờng tổ chức hội nghị, hội thảo KHCN với các đối tác nƣớc ngoài để GV có cơ hội trao đổi, cập nhật kiến thức về NCKH, đồng thời tăng cƣờng công tác phổ biến kết quả NCKH đ đƣợc công nhận.
Mở rộng hợp tác quốc tế nhằm tạo điều kiện cho GV tham gia các hoạt động NCKH.
Thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá việc tổ chức bồi dƣỡng năng lực NCKH cho GV.
Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá chất lƣợng cơ sở giáo dục đại học. Trong hệ thống phân loại, xếp hạng các trƣờng đại học, nghiên cứu khoa học luôn chiếm một vị trí, vai trò vô cùng quan trọng. Hoạt động nghiên cứu khoa học có tác động tích cực đến việc nâng cao chất lƣợng đào tạo. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, l nh đạo Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt - Anh đ xác định mục tiêu là tiếp tục phát triển Việnthành trƣờng đại
học theo định hƣớng nghiên cứu hƣớng đến việc đáp ứng các tiêu chí xếp loại trƣờng đại học và đƣợc các tổ chức kiểm định quốc gia, quốc tế công nhận. Xây dựng và phát triển Viện đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực nghiên cứu.
Phòng khoa học và công nghệ định kỳ tổ chức các khoá bồi dƣỡng cho GV (đặc biệt là GV trẻ) về hoạt động NCKH. Các khoá bồi dƣỡng không chỉ đơn thuần phổ biến về kĩ năng tổ chức NCKH mà còn thảo luận về định hƣớng NC các đề tài NCKH của GV, thống nhất quy trình và chuẩn đánh giá.
Hàng năm Viện cử CBQL và GV tham gia các lớp tập huấn về chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ do sở KH&CN thành phố Đà Nẵng tổ chức nhằm đào tạo kỹ năng cho đội ngũ CBQL, cán bộ kỹ thuật về xây dựng hợp đồng chuyển giao công nghệ, kỹ năng xây dựng dự án đổi mới công nghệ, kỹ nang NCKH nhằm tham gia các chƣơng trình hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới KHCN của thành phố.
Tham gia các lớp tập huấn về kiến thức pháp luật, bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý, phát triển thị trƣờng và doanh nghiệp KH&CN; quy định trình tự, thủ tục giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả NCKH và phát triển công nghệ, cách thức xây dựng đề án phát triển thị trƣờng công nghệ và doanh nghiệp, bồi dƣỡng nâng cao năng lực quản lý hoạt động NCKH.
Phòng khoa học và công nghệ căn cứ nhu cầu thực tế cần bồi dƣỡng năng lực NCKH của GV, căn cứ kế hoạch chiến lƣợc, kế hoạch năm học của Viện, căn cứ khả năng tài chính cho phép, chủ động xây dựng kế hoạch tăng cƣờng bồi dƣỡng năng lực NCKHcho GV hàng năm, bao gồm: Mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phƣơng thức bồi dƣỡng, thời gian, kinh phí, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan làm cơ sở cho việc thực hiện công tác bồi dƣỡng trình Viện trƣởng phê duyệt.
Phòng đào tạo đẩy mạnh hoạt động NCKH của GV. Thực hiện cân đối giữa nhiệm vụ giảng dạy và NCKH trong nhà trƣờng, khắc phục tình trạng quá tải trong giảng dạy, tăng thời gian NCKH cho đội ngũ GV. GV phải giải quyết đồng thời hai nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác chuyên môn: giảng dạy và NCKH. Hai hoạt động này có mối quan hệ biện chứng với nhau và là điều kiện tồn tại của nhau. L nh đạo Vện tổ chức tuyên truyền phổ biến đến GV các quy định về hoạt
động NCKH của GV, các quy định, quy chế, kế hoạch, định hƣớng NCKH của Bộ GD&ĐT; ĐHĐN và của Viện. Thảo luận với GV về những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện hoạt động NCKH.
Giám đốc các trung tâm nghiên cứu đẩy mạnh các hoạt động Dự án Kết nối Nghiên cứu Vƣơng quốc Anh và các nƣớc Đông Nam Á, các nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh đ đƣợc tham gia nhiều buổi tọa đàm học thuật cùng với các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản. Đây là cơ hội tốt đối với GV trẻ tại Viện đƣợc giao lƣu học hỏi với các nhà nghiên cứu khoa học hàng đầu. Cũng trong các buổi tọa đàm học thuật này các nhà nghiên cứu đ mang đến những thông tin rất bổ ích về hoạt động NCKH. Buổi tọa đàm học thuật cũng đ thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà khoa học là giảng viên, nghiên cứu viên và sinh viên chuyên ngành Dƣợc, Hóa Dƣợc, Hóa sinh và Sinh học ở các trƣờng Đại học và Cao đẳng khu vực Miền Trung nhƣ Khoa Dƣợc Đại học Y Dƣợc Huế, Đại học Bách Khoa, Đại học Sƣ phạm Đà Nẵng, Đại học Duy Tân, Khoa Y Dƣợc Đại học Đà Nẵng, Khoa Dƣợc Trƣờng Cao Đẳng Phƣơng Đông.
Viện NC&ĐT Việt – Anh cũng đ làm việc với Đại học Yonsei, Hàn Quốc hợp tác trao đổi GV với thời gian lên đến một học kỳ để phát triển kinh nghiệm nghề nghiệp học tập lẫn nhau trong giảng dạy và nghiên cứu. VNUK cũng là vui mừng chào đón các giáo sƣ tại Đại học Yonsei dành thời gian nghỉ phép của mình đến giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại VNUK.
Hình thành các nhóm NCKH đầu ngành, nhóm nghiên cứu chuyên sâu phù hợp với các chuyên ngành đặc thù tại Viện. Tăng cƣờng đầu tƣ mọi mặt về cơ sở vật chất, thiết bị nghiên cứu, mở rộng các phòng thiết bị chuyên dùng. Đƣa hoạt động NCKH vào tiêu chí để đánh giá chất lƣợng giảng viên, xét danh hiệu thi đua hàng năm, nâng lƣơng, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ đối với giảng viên là CBQL, qua đó để kích thích đội ngũ giảng viên tích cực tham gia NCKH. Xây dựng quy chế khen thƣởng gắn với NCKH, có chính sách, cơ chế đ i ngộ xứng đáng cho hoạt động NCKH, nhất là các giải pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo nói, chất lƣợng các
đề tài KHCN. Duy trì hoạt động trang Website của Viện có chất lƣợng, đạt hiệu quả cao để trao đổi thông tin kịp thời, thực sự trở thành cầu nối thông tin phục vụ cho hoạt động khoa học công nghệ và đào tạo.
Phòng khoa học và công nghệ thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả việc tổ chức bồi dƣỡng năng lực NCKH cho GV đồng thời kiểm tra, đánh giá chất lƣợng của công tác bồi dƣỡng thông qua đánh giá về phƣơng pháp, kỹ năng NCKH của GV so với thời điểm chƣa đƣợc bồi dƣỡng. Từ đó phát hiện ra những sai sót, hạn chế khi thực hiện công tác bồi dƣỡng năng lực NCKH cho GV từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời.
Vì vậy, muốn nâng cao năng lực NCKH l nh đạo Viện khuyến khích GV tham gia NCKH nhƣ: Tham gia các nhóm NCKH làm thành viên thực hiện đề tài, tham gia biên soạn các tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, tham gia viết báo, tạp chí, tham gia tổ chức các hội thảo khoa học... để hình thành thói quen, năng lực làm việc khoa học, nâng cao trình độ chuyên môn, hoàn thiện bản thân.