Những yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 35 - 38)

1.5.2.1. Yếu tố hệ thống văn bản pháp luật

Quan điểm chỉ đạo của các cấp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường Tiểu học.

Hoạt động dạy học môn tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường Tiểu học có vai trị rất quan trọng trong việc củng cố, phát triển những kết quả của giáo dục. Vì vậy, chương trình giáo dục cần phải đảm bảo tính liên thơng và nằm trong tổng thể lơgic với chương trình giáo dục ở các bậc học cao hơn. Để thực hiện được mục tiêu này cần có các quan điểm chỉ đạo chặt chẽ cả ở tầm vĩ mô và vi mô của các cấp quản lý

- Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo về ban hành chương trình giáo dục phổ thơng.

- Cơng văn 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03 tháng 10 năm 2017 hướng dẫn thực hiện chương trình GDPT năm 2018 hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất HS từ năm học 2017 - 2018.

- Hướng dẫn Số: 791/HD-BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo hướng dẫn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thơng.

- Thơng tư số: 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Công văn 5555/ BGDĐT-GDTrH của Vụ giáo dục trung học về hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.

1.5.2.2. Yếu tố môi trường giáo dục

- Môi trường giáo dục mà nhà trường tạo điều kiện để giáo viên thể hiện năng lực tổ chức dạy học môn tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Các giờ nghỉ được thư giãn, được tranh thủ làm việc tại thư viện, có máy tính kết nối internet, có tài liệu tham khảo và sách về chuyên môn, nghiệp vụ….

Môi trường quản lý: Môi trường quản lý tồn tại hết sức đa dạng và phong phú (mơi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc tế, …), đó chính là tập hợp những điều kiện ảnh hưởng và tác động đến hoạt động quản lý của tổ chức, để tổ chức hoạt động dạy học môn tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh, CBQL cần chú ý đến môi trường ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến việc thiết lập mục tiêu và tiến trình quản lý dạy học mơn tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Tất cả các yếu tố trên thúc đẩy trong công việc, tạo điều kiện, tạo môi trường để giáo viên và học sinh thoải mái, vui vẻ để tổ chức hoạt động dạy học môn tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh đạt hiệu quả tốt nhất.

1.5.2.3. Yếu tố KT-XH địa phương

Mối quan hệ giữa kinh tế và giáo dục là mối quan hệ tương hỗ. Chúng vừa là phương tiện, vừa là kết quả của quá trình tác động lẫn nhau. Kinh tế phát triển là cơ sở, là điều kiện cho giáo dục phát triển và ngược lại, giáo dục phát triển, trình độ dân trí được nâng cao là động lực thúc đẩy cho kinh tế phát triển. Nếu môi trường giáo dục được xây dựng trên một địa bàn thuận lợi, kinh tế phát triển, trình độ dân trí cao, các cấp các ngành đều quan tâm, đầu tư cho giáo dục thì mục tiêu nhà trường đặt ra dễ dàng thực hiện hơn. Ngược lại nếu được áp dụng ở những vùng sâu, vùng xa, học sinh đi lại khó khăn, kinh tế gia đình yếu kém thì việc thu hút các em tới trường chắc chắn sẽ

gặp nhiều khó khăn. Vì thế địi hỏi cần phải có sự quan tâm của cả cộng đồng để các em ở mọi địa bàn đều được học trong một môi trường giáo dục tốt.

1.5.2.4. Yếu tố đổi mới giáo dục

Quy chế dạy học và quy chế quản lý hoạt động dạy học là những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, công văn hướng dẫn giảng dạy của các cơ quan QLGD các cấp.

Trong quá trình quản lý hoạt động hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường tiểu học cần phải giúp cán bộ quản lý, GV, HS nhận thức đúng vai trị của dạy học mơn Tiếng Việt và có kiến thức nhất định về dạy học mơn Tiếng Việt thông qua việc thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng.

Kết luận chương 1

Qua chương 1, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về quản lí hoạt động dạy học mơn Tiếng việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học như các khái niệm, nội dung quản lí dạy học. Trong đó, các thành tố của dạy học môn Tiếng Việt ở trường TH bao gồm mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, hình thức dạy học, kiểm tra - đánh giá dạy học. Theo đó, nội dung quản lí dạy học học môn Tiếng Việt ở trường TH được xác định gồm: Quản lí mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức dạy học, quản lí các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn Tiếng việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học. Đây là cơ sở để tác giả thực hiện khảo sát và phân tích thực trạng ở chương 2

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 35 - 38)

w