h giá Tốt (T) Ká (K) Trung
2.6 Đánh giá chung về thực trạng
2.6.1. Ưu điểm
- Đa số GV có tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết với nghề, thường xuyên ứng dụng các phương pháp, hình thức dạy học mới trong giảng dạy
- Đa số GV nhận thức tương đối đầy đủ vai trò, trách nhiệm của GV trong việc nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường, nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học phát triển năng lực cho HS. Nhìn chung, GV có tinh thần nêu gương, ham học hỏi, thường xuyên tham gia bồi dưỡng, tự học kiến thức, phương pháp giảng dạy mới, học hỏi kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy của đồng nghiệp thông qua các tiết dự giờ, tham gia hội giảng, đa số GV có trình độ chun mơn nghiệp vụ phù hợp với vị trí làm việc.
- Đầu năm học nhà trường đã có kế hoạch tổ chức cho GV của trường nói chung, GV dạy Tiếng Việt nói riêng tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật và phổ biến văn bản của Bộ Giáo Dục về đổi mới phương pháp, hình thức dạy học
Việc khai thác cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện hỗ trợ cho hoạt động dạy học bước đầu đạt kết quả, tạo ra sự chuyển biến mới trong quản lý hoạt động dạy học ở các trường TH trên địa bàn. Từ đó, cơ sở vật chất nhà trường ngày càng được nâng cao, phục vụ tốt hơn cho hoạt động dạy học
2.6.2. Hạn chế
- Một số cán bộ, giáo viên, nhân viên ý thức tổ chức kỷ luật chưa tốt, chưa tâm huyết với nghề, tinh thần trách nhiệm với cơng việc cịn hạn chế.
- Một số CBQL chưa thật sự hiểu đầy đủ tầm quan trọng của việc quản lý hoactj động dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực cho HS, một số CBQL làm việc mang tính hình thức, cảm tính, chưa khoa học, chưa thật sự có trách nhiệm cao vì vậy chưa lan tỏa được đến GV tinh thần trách nhiệm, ý thức trong công việc.
- Mặc dù có nhiều GV đạt trình độ chun mơn nghiệp vụ đúng hoặc trên chuẩn nhưng thực tế khi dạy học thì chun mơn, nghiệp vụ sư phạm cịn hạn chế, một số GV ngại đổi mới, chưa ứng dụng hiệu quả phương pháp, hình thức dạy học hiện đại vào dạy học, GV cịn lo lắng khi trình độ HS yếu, trang thiết bị dạy học chưa phù hợp, phục thuộc nhiều vào sách giáo khoa, chauw dành nheieuf thời gian tự học, tự nghiên cứu
- Một số CBQL quản lý việc dạy học cịn nặng về hình thức, quan trọng chỉ tiêu mà chưa thật sự quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thật sự trong q trình dạy học của GV, chưa tích cự đổi mới
- Kỹ năng tin học, kỹ năng khai thác, ứng dụng internet vào phục vụ dạy học của giáo viên còn rất hạn chế.
- Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS chưa thật sự là mục tiêu để động viên, khuyến khích GV tiến hành đổi mới PPDH, dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề hiệu quả. Bên cạnh đó, việc quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS chưa đạt yêu cầu. Rất khó có thể lấy mặt bằng chất lượng chung của các trường trong cùng địa bàn cấp huyện, vì mỗi trường ra đề kiểm tra khác nhau, tổ chức kiểm tra và chấm cũng khác nhau, mặc dù có hướng dẫn chung về chuẩn kiến thức, kĩ năng. Tâm lí chạy theo thành tích giữa HS trong cùng một lớp, giữa các lớp trong cùng khối, giữa các khối trong cùng trường, giữa các trường trong cùng địa bàn đã làm cho chất lượng hoạt động DH chưa thật sự đúng theo thực chất của nó. Quản lý kết quả học tập của HS còn nhiều lúng túng trong thực hiện các quy định về ghi các nhận xét, đánh giá, thông tin cần thiết và các kết luận trong sổ theo dõi chất lượng giáo dục, học bạ đối với từng môn học của HS.
- Hạn chế trong công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động chưa đồng bộ cịn có một số nội dung chưa được tiến hành thường xuyên. Tổ chức, quản lý chỉ đạo còn chưa chặt chẽ, việc kiểm tra, đánh giá chưa thường xuyên, công tác tổng kết, rút kinh nghiệm chưa được quan tâm đúng mức.