Chỉ đạo giáo viên môn tiếng việt xác định được mục tiêu dạy học dưới dạng các năng lực và các kiến thức kĩ năng tương ứng

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 91 - 93)

NĂNG LỰC HỌC SIN HỞ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.2.2. Chỉ đạo giáo viên môn tiếng việt xác định được mục tiêu dạy học dưới dạng các năng lực và các kiến thức kĩ năng tương ứng

học dưới dạng các năng lực và các kiến thức kĩ năng tương ứng

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

- Quản lý giáo viên thực hiện đúng và có hiệu quả các nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường tiểu học.

- Quản lý được quá trình dạy và học của GV và học sinh, từ đó có hướng khắc phục kịp thời.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức tiến hành

- Nghiên cứu các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, những yêu cầu về thực hiện nội dung, chương trình, phương pháp dạy học, khai thác, sử dụng đồ dùng dạy học...

Tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên, thường xuyên theo dõi việc xác định mục tiêu dạy học của GV.

+ Giai đoạn 1: Tìm hiểu yêu cầu của chương trình, yêu cầu bài xác định hệ thống mục đích yêu cầu: về việc nắm vững tri thức, kỹ năng kỹ xảo, phương pháp nhận thức về việc giảng dạy, động cơ thái độ, về việc phát triển

các năng lực nhận thức ghi nhớ, quan sát, tưởng tượng tư duy cảm xúc, ý chí…

+ Giai đoạn 2: Xây dựng nội dung cụ thể bài học: xác định những tri thức chính và phụ, phân tích tri thức thành đơn vị, sắp xếp các đơn vị kiến thức theo một trình tự hợp lý, bổ sung kiến thức thành số liệu mới, những câu chuyện lịch sử, những thông tin gắn với thực tế địa phương.

+ Giai đoạn 3: Lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học: Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ dạy học, vào điều kiện cụ thể từng bài, vào trang thiết bị hiện có, vào tính chất và đặc điểm của phương pháp. Sự lựa chọn này phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, tài năng và sự nhạy bén của người thầy.

- Nhà trường phải tăng cường kiểm tra chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên thông qua việc kiểm tra bài soạn, sổ báo giảng, đặc biệt là thông qua dự giờ thường xuyên và đột xuất của các giáo viên.

- Sau dự giờ có kiểm tra trắc nghiệm để đánh giá mức độ nhận thức của học sinh và kết quả giảng dạy của giáo viên. Sau khi dự giờ cần trao đổi những thông tin cần thiết tới giáo viên được dự giờ nhằm giúp giáo viên nhận rõ được ưu điểm cần phát huy và những mặt hạn chế cần khắc phục để họ điều chỉnh.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

- Hiệu trưởng giao nhiệm vụ cho Tổ trưởng chuyên môn nghiên cứu hoạt động chuyên môn của tổ.

- Xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo kế hoạch năm học của trường, sát với thực tiễn của nhà trường, trong đó u cầu tổ chun mơn đơn đốc, giám sát GV xác định rõ mục tiêu dạy học dưới dạng các năng lực và các kiến thức kĩ năng tương ứng.

- BGH nhà trường cần nắm được thông tin từ giáo viên và học sinh về tổ chức, chỉ đạo trên lớp của mình.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w