Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 85 - 88)

h giá Tốt (T) Ká (K) Trung

2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế

- Kế hoạch tổ chức dạy học mơn tiếng việt cịn mang tính hình thức, chưa đi sâu vào nghiên cứu hứng thú của học sinh đối với các vấn đề liên quan, xây dựng chương trình cịn chưa thể hiện tính sáng tạo, cập nhật thông tin của xã hội chưa cao.

- Đa số Hiệu trưởng chỉ quản lý dựa trên kinh nghiệm cá nhân có phần chủ quan và phiến diện. Họ chưa được trang bị một cách hệ thống lý luận chính quy, khoa học về QLGD nên cịn thiếu tính đồng bộ, sáng tạo và ngại đổi mới;

+ Sự đổi mới tư duy trong nhận thức và cách làm giáo dục của các hiệu trưởng còn chậm, chưa theo kịp những thay đổi nhanh chóng và tồn diện của GD theo yêu cầu;

+ Hiệu trưởng chưa coi trọng đúng mức, chưa dành quan tâm nhiều đến các hoạt động này;

+ Các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhiều lúc cịn mang tính hình thức, hành chính, thiếu sự sáng tạo, khả thi và phù hợp với thực tế. Chưa đi vào thực chất công việc.

- Giáo viên

Một bộ phận cán bộ GV còn thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức phấn đấu chưa theo kịp những sự đổi mới của ngành GD nhất là đổi mới về PPDH, thiếu tính chủ động, sáng tạo ý thức tự giác trong công việc cịn phụ thuộc nhiều vào cơng tác chỉ đạo của Hiệu trưởng. Tư tưởng vị thành tích cách làm cũ cịn ăn sâu vào tư duy của khơng ít cán bộ GV trong ngành, là yếu tố cản trở vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả công tác QL của HT.

- Một bộ phận HS thiếu động cơ, thái độ học tập nghiêm túc, nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến công tác GD chưa có nhận thức đúng đắn trong nghĩa vụ đảm bảo quyền lợi việc học hành của con em họ.

- Đảng và chính quyền các cấp trong huyện đã có nhận thức đúng đắn về sự nghiệp GD dành sự quan tâm đặc biệt tạo điều kiện cả về vật chất và tinh thần cho GV và HS trong nhà trường; Sự chỉ đạo tồn diện và sâu sắc của PGD&ĐT huyện Bình Chánh là một yếu tố quan trọng giúp các Hiệu trưởng quản lý có hiệu quả nhà trường của mình; phấn đấu của đội ngũ cán bộ GV tận tụy với nghề, chú ý học hỏi nâng cao trình độ kiến thức, chun mơn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp.

Kết luận chương 2

Qua khảo sát thực trạng, nhận thấy hiện nay, chất lượng DH môn tiếng việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh của trường TH chưa đáp

ứng được yêu cầu của xã hội, để nâng cao chất lượng DH nhất thiết phải có biện pháp nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý DH, HĐDH môn tiếng việt chưa được thực hiện một cách toàn diện khoa học, từ việc xây dựng chương trình kế hoạch, bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV, huy động các lực lượng giáo dục, kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động. Từ cơ sở lý luận ở chương 1 và thực trạng ở chương 2, tác giả đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh nhằm giúp Hiệu trưởng quản lý tốt hoạt động dạy học của mình, qua đó nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường nói chung và mơn tiếng việt học theo định hướng phát triển năng lực học sinh nói riêng, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Các biện pháp được trình bày và khảo sát tính cần thiết, khả thi ở chương 3.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w