Chỉ đạo tổ chức tập huấn cho giáo viên các hình thức đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 94 - 96)

NĂNG LỰC HỌC SIN HỞ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.2.4. Chỉ đạo tổ chức tập huấn cho giáo viên các hình thức đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực

trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Giúp GV đánh giá chính xác kết quả học tập của HS, có thơng tin chính xác, giúp GV có những thay đổi hợp lý trong hoạt động dạy học với từng đối tượng HS. Quan trọng hơn, kiểm tra đánh giá là mối liên hệ ngược trong quản lý, hình thành nguyên lý tự kiểm tra cho mỗi cán bộ GV và HS, tạo khả năng cho cán bộ GV và HS tự đánh giá, tự điều chỉnh nhằm phù hợp với lợi ích chung của nhà trường.

Kiểm tra, đánh giá là quyền hạn, trách nhiệm của người cán bộ quản lý trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch của nhà trường, của tổ, của cá nhân. Kiểm tra nhằm phát hiện ưu điểm và thành tích của GV, HS. Từ đó có sự động viên, khen thưởng kịp thời, nhân rộng các điển hình. Mặt khác, uốn nắn kịp thời sai phạm, thiếu sót; tham gia, góp ý, điều chỉnh hợp lý nhằm đưa nhà trường hoạt động đúng quỹ đạo, thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy học

3.2.4.2. Nội dung và cách thức tiến hành

- Đánh giá kết quả học tập của HS là quá trình thu thập và xử lý thơng tin về trình độ, khả năng thực hiện, kết quả học tập của học sinh; thấy được những tác động và ngun nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định của GV và cán bộ QL của nhà trường; giúp học sinh học tập ngày càng tiến bộ hơn, nâng cao chất lượng học tập hơn.

- Việc đánh giá kết quả học tập của HS một cách chính xác, cơng khai, cơng bằng, khách quan là địn bẩy xun suốt q trình dạy học đưa chất lượng giáo dục đi lên một cách bền vững. Đổi mới công tác này, HT và Hội đồng sư phạm nhà trường phải chuyển biến căn bản về tư duy đánh giá chất lượng giáo dục, phải kiên quyết chống lại căn bệnh chạy theo thành tích.

- Các trường có điều kiện nên thường xun cải tiến việc tổ chức kiểm tra đánh giá bằng phương pháp trắc nghiêm khách quan vì có nhiều ưu thế so với phương pháp tự luận.

- Giao cho GV chủ nhiệm, GV bộ môn kịp thời thông báo kết quả tới HS và gia đình HS.

- Xử lý kết quả: Làm cơ sở cho việc đánh giá xếp loại cuối kỳ, cuối năm. Việc phân loại HS chính xác giúp HT nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi và xét học bổng cho HS có thành tích xuất sắc.

- Tổ chức cho cán bộ giáo viên học tập qui chế đánh giá xếp loại học sinh của Bộ giáo dục và Đào tạo, các quy định về quy trình và kỹ thuật biên soạn đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; quy định chấm, chữa, trả bài cho điểm vào sổ điểm lớp, học bạ đối với HS. Hiệu trưởng yêu cầu các tổ nhóm chun mơn thống nhất nội dung các bài kiểm tra định kỳ theo phân phối chương trình, thống nhất bài kiểm tra thường xuyên theo tiến độ thời gian.

- Trường phải triển khai mạnh mẽ hoạt động tự học của học sinh. HS phải thấy được tầm quan trọng của tự học. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm triển khai quản lý hoạt động học và tự học của học sinh trong buổi họp phụ huynh đầu năm. Từ đó phụ huynh học sinh nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để giáo dục học sinh, tạo điều kiện cho các em tự học.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

Cần thống nhất quy trình và quán triệt quy trình kiểm tra đánh giá cho mọi đối tượng tham gia dạy học nói riêng và giáo dục nói chung. Cần quản lý quy trình chặt chẽ và thưởng phạt kịp thời, công minh

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w