1. Kết luận
Sự nghiệp giáo dục được xác định là "Quốc sách hàng đầu" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước. Chăm lo sự nghiệp giáo dục, Đảng, Nhà nước ta rất coi trọng và đặt cao vai trò của người cán bộ quản lý. Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, nhận thấy quản lí hoạt động dạy học mơn tiếng việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh cịn gặp nhiều khó khăn. Từ đó tác giả đề xuất 5 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động dạy học môn tiếng việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học , cụ thể như sau:
Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho giáo viên và cán bộ quản lí nhận thức đúng về tầm quan trọng cũng như những yêu cầu mới của dạy học theo định hướng phát triển năng lực
Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên môn tiếng việt xác định được mục tiêu dạy học dưới dạng các năng lực và các kiến thức kĩ năng tương ứng
Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên sử dụng hình thức tổ chức dạy học dưới dạng trải nghiệm và các phương pháp dạy học tương ứng
Biện pháp 4: Chỉ đạo tổ chức tập huấn cho giáo viên các hình thức đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực
Biện pháp 5: Đổi mới cách quản lí các điều kiện vật chất kĩ thuật phục vụ dạy học theo định hướng phát triển năng lực
Sau khi đề xuất các biện pháp, người nghiên cứu đã khảo sát thăm dò CBQL, GV, đa số các đối tượng được hỏi đều ủng hộ, tán thành các biện pháp tác giả đề xuất. Như vậy, các nhiệm vụ nghiên cứu đã được giải quyết, mục đích nghiên cứu đã đạt được. Đề tài có ý nghĩa lí luận và thực tiễn rõ rệt.
Bên cạnh đó, luận văn cũng đã nêu bật lên việc quản lý HĐDH theo hướng phát triển năng lực học sinh là nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý nhà trường của Hiệu trưởng. Để đào tạo các thế hệ học sinh có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của xã hội, tạo ra uy tín, thương hiệu cho nhà trường địi hỏi hiệu trưởng phải xác định được rõ vai trị, vị trí, chức năng nhiệm vụ của mình, hướng trọng tâm vào việc quản lý hoạt động dạy và học.