Khái niệm hợp tác (Collaboration): Hợp tác có nguồn gốc từ lý thuyết các bên
liên quan của Freeman (1984) (McComb và cộng sự, 2017). Để cung cấp đa dạng sản phẩm dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của du khách thì mỗi điểm đến du lịch cần nhiều bên tham gia và kết nối. Hơn nữa, nhiều vấn đề khá phức tạp, mỗi chủ thể hoặc tổ chức không thể đơn độc giải quyết được do đó cần sự phối hợp cùng nhau. Hiểu một cách đơn giản về hợp tác như sau: ―Hợp tác là một quá trình mà hai hay nhiều người cùng nhau làm việc hướng tới mục tiêu chung được chia sẻ‖ (Frey, Lohmeier và cộng sự, 2006). Montiel-Overall (2005) cho rằng hợp tác liên quan ít nhất đến hai cá nhân và làm việc cùng nhau để hoàn thành một vài công việc, cố gắng để đạt được kết quả cao hơn mỗi cá nhân thực hiện. Theo Jamal và Getz (1995) thì ―Hợp tác là một quá trình ra quyết định chung giữa các bên liên quan của tổ chức, của lĩnh vực DLCĐ để giải quyết những vấn đề lập kế hoạch và/hoặc quản lý những vấn đề liên quan đến lập kế hoạch và phát triển của lĩnh vực đó‖. Nếu tiếp cận hợp tác như một nguồn lực của tổ chức thì mạng lưới hợp tác được coi như phân bổ nguồn lực khan hiếm một cách hiệu quả trong khi xây dựng cộng đồng bằng cách thúc đẩy mối quan
Du lịch nông thôn Du lịch thiên nhiên Du lịch cộng đồng làng nghề Du lịch Du lịch nông nghiệp/Du lịch trang trại Du lịch văn hóa Du lịch di sản ...
hệ liên hệ tổ chức (Thomson, Perry và cộng sự, 2007). Hợp tác được xem như chiến lược làm việc cùng nhau hướng tới mục tiêu chung (Fadeeva 2005) hay hợp tác là một quá trình hoạt động của tập thể trong một tổ chức hoặc hành động hoặc quyết định vào những vấn đề được chia sẻ và hợp tác là sự tương tác trực tiếp giữa các bên liên quan (Bramwell và Lane 2000). Như vậy, các bên liên quan tương tác với nhau tại điểm đến, làm việc thường xuyên cùng nhau và có mục tiêu cụ thể. Dựa vào những khái niệm trên, có thể khái quát khái niệm HTCBLQ như sau:
Hợp tác là một quá trình làm việc cùng nhau giữa các bên liên quan trên cơ sở sự đồng thuận, chia sẻ các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu chung và mang lại lợi ích cho các bên liên quan.
Động cơ hợp tác: Theo Vangen và Huxham (2003) đã đưa ra lý do chính để
hợp tác là các vấn đề được giải quyết hiệu quả hơn khi các chủ thể riêng lẻ không thể giải quyết một mình. Fyall và cộng sự (2012) đã chỉ ra ba thành phần quan trọng để thúc đẩy hợp tác là nguồn lực, các quan hệ và các vấn đề chính trị. Trong khi đó, Zhang và cộng sự (2008) đã chỉ ra yếu tố chia sẻ nguồn lực là động cơ quan trọng và có ý nghĩa nhất cho hợp tác. Jiang và Ritchie (2017) khi nghiên cứu về hợp tác trong thảm họa du lịch tại Cyclone Marcia, Queensland, Úc đã xác định được bốn lí do động cơ hợp tác, bao gồm chia sẻ thông tin, hỗ trợ về tài chính, phát triển năng lực, cải thiện mạng lưới và cải thiện mối quan hệ; đạt được hiệu quả hợp tác. Các tác giả này cũng cho rằng chia sẻ thông tin và nguồn lực là động cơ cần thiết để tham gia hợp tác. Bên cạnh đó, thông qua sự chia sẻ của những người có kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu, củng cố sự tin tưởng sẽ giúp đạt được các nguồn lực. Đây cũng là lý do để các bên tham gia hợp tác. Jiang và Ritchie (2017) cũng cho rằng, sự ủng hộ về tài chính cũng là động cơ của hợp tác vì các doanh nghiệp địa phương thường có quy mô nhỏ và phụ thuộc vào nguồn lực tự nhiên. Tương tự, các yếu tố cải thiện cộng đồng (như an toàn, sức khỏe, trách nhiệm,…); các yếu tố cá nhân (lợi ích, sự quan tâm) và vị thế quyền lực cũng được đề cập là động cơ quan trọng cho hợp tác (Butterfield và cộng sự, 2004). Khi tham gia hợp tác, lợi ích được chia sẻ và gia tăng nguồn lực cho các bên liên quan (Yodsuwan, 2010, tr.55). Bên cạnh đó, mục tiêu hợp tác nhằm đạt được các vấn đề xã hội, chẳng hạn như hoạch định chính sách (Ramsey, 2010; Yodsuwan, 2010).
Hình thức hợp tác: Ring và Van (1992) nghiên cứu về hợp tác trong logistics
khẳng định có ba mức độ hợp tác, bao gồm sự phối hợp, điều phối và đồng tâm hiệp lực. Cả ba hình thức đều dựa trên cơ sở đối tác, nhưng trong khi thuật ngữ sự phối hợp gắn với mục tiêu ngắn hạn; niềm tin thấp và không chia sẻ mục tiêu thì sự điều phối liên quan đến lập kế hoạch cho mục tiêu trung hạn, niềm tin, chia sẻ mục tiêu và thông
tin giới hạn; còn đồng tâm hiệp lực thì gắn với mục tiêu dài hạn, có mức độ niềm tin và mục tiêu chung cao và được thực hiện bởi hợp đồng hợp tác (Ring và Van, 1992; Zhang và cộng sự, 2008). Theo Franco (2008) có nhiều mức độ hợp tác, thể hiện ở sự phối hợp, mạng lưới, đối tác, hợp tác và thường chỉ hoạt động làm việc cùng nhau. Với mỗi thuật ngữ phản ánh mức độ hợp tác khác nhau (Dredge 2006, Graci 2013, Lemmetyinen 2014), trong đó hợp tác thể hiện mức độ phối hợp làm việc cùng nhau cao nhất. Benckendorff (2010) khi nghiên cứu mô hình hợp tác du lịch tại Úc và New Zealand đã chỉ ra các hình thức hợp tác bao gồm chính thức và phi chính thức. Hợp tác chính thức dựa trên thỏa thuận bằng văn bản, có sự giám sát thảo luận và sự tham gia của các bên trong các nhóm (Benckendorff, 2010) hoặc hợp tác chính thức dựa trên các quy định chính thức được thiết lập và được thực hiện bởi nhà nước hoặc doanh nghiệp để giải quyết vấn đề chung (Beritelli, 2011). Hợp tác không chính thức phát sinh bên ngoài mạng lưới và được củng cố bằng các quan hệ đang tồn tại, mạng lưới thành viên có sự quan tâm và sở thích độc lập về những gì mà những người thiết lập quy định và doanh nghiệp mong muốn (Beritelli, 2011). Còn theo Franco và Estevão (2010) khi nghiên cứu vai trò đối tác công tư trong phát triển vùng đã xác định đối tác công tư như một hình thức của hợp tác và đề xuất khung đối tác công tư trong phát triển vùng bao gồm CQĐP, ngành du lịch, DNDL, trường đại học, khách du lịch và CĐĐP. Nghiên cứu của Hall (2011) về quan hệ hợp tác trong quản trị và đề xuất khung nghiên cứu chính sách trong lĩnh vực du lịch. Kết quả nghiên cứu cho thấy có các hình thức quản trị hợp tác bao gồm đối tác giữa khu vực công, đối tác công - tư, đối tác khu vực tư và đối tác tiếp cận dựa vào thị trường. Còn theo Winer và Ray (1994, trích dẫn trong Zhang và cộng sự, 2008) thì hợp tác được chia thành hợp tác theo chiều dọc và chiều ngang. Hợp tác theo chiều dọc là hình thức các bên hoạt động trong một quá trình phân cấp và vì vậy các hoạt động có sự khác biệt. Còn hợp tác theo chiều ngang là hình thức được xác định giữa đối thủ cạnh tranh tiềm năng hoặc các bên có cùng mức độ trên thị trường. Trong nghiên cứu của Trần Thị Huyền Trang (2017, tr.19) về quan hệ hợp tác trong chuỗi cung ứng, đã chỉ ra hợp tác theo chiều ngang là hợp tác giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp tham gia cạnh tranh với nhau trong quá trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng, còn hợp tác theo chiều dọc là hợp tác giữa hai hay nhiều doanh nghiệp như các công ty lữ hành, các đại lý lữ hành cùng chia sẻ trách nhiệm, lợi ích, thông tin có liên quan đến khách hàng cho nhà cung cấp dịch vụ du lịch và các nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào nhằm mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng cuối cùng. Hợp tác theo chiều dọc, chiều ngang giúp cho các chủ thể quản lý và tổ chức các mối quan hệ với đối tác trong cùng một kênh phân phối được chặt chẽ.
Cơ chế, quá trình hợp tác: Sự khác nhau cơ bản nhất giữa thuật ngữ hợp tác và sự phối hợp, sự điều phối, đối tác, mạng lưới là hợp tác diễn ra theo quá trình, theo các giai đoạn. Jamal và Getz (1995) đã áp dụng kết quả nghiên cứu của Gray (1985) về các giai đoạn trong quá trình hợp tác PTDLCĐ. Theo đó quá trình hợp tác được chia thành ba giai đoạn, bao gồm:
1) Thiết lập vấn đề (định nghĩa vấn đề và xác định các bên liên quan, cam kết hợp tác, xác định nguồn lực). Giai đoạn khởi đầu này có ý nghĩa quan trọng đảm bảo thiết lập được đầy đủ các nguồn lực đầu vào cho quá trình hợp tác và là điều kiện đầu tiên để thực hiện các bước của quá trình hợp tác tiếp theo.
2) Xây dựng cơ chế hoạt động (chia sẻ nguồn thông tin, chia sẻ giá trị, phân bổ công việc, xây dựng các quy định, lựa chọn giải pháp thích hợp, chia sẻ tầm nhìn, lập kế hoạch thông qua sự đồng thuận chung). Xây dựng cơ chế hoạt động rõ ràng, thống nhất ngay từ đầu sẽ giúp các bên bình đẳng, tin cậy lẫn nhau và hợp tác cùng phát triển.
3) Thực hiện (cách thức thực hiện, theo dõi giải pháp, chia sẻ tầm nhìn,…). Jamal và Getz (1995) cũng chú ý rằng, không phải mọi quá trình hợp tác đều theo các giai đoạn trên. Ritchie (1999) đã chỉ ra quá trình hợp tác sẽ khác nhau ở các điểm đến và với nhiều bên tham gia cũng sẽ ảnh hưởng đến thiết lập quá trình hợp tác. Từ tổng quan trên cho thấy hợp tác là quá trình lâu dài, cần sự nỗ lực, đồng thuận của tất cả các bên liên quan trên cơ sở thiết lập cơ chế cho hoạt động để đạt được mục tiêu chung.