Nếu không có niềm tin sẽ không có hoạt động hợp tác diễn ra, vì vậy niềm tin là yếu tố vô cùng quan trọng cho hợp tác và duy trì hợp tác. Do đó, niềm tin giữa các bên liên quan cần được củng cố qua biện pháp sau:
Thứ nhất, xác định và phát huy vai trò của bên liên quan chủ chốt/hạt nhân trong mỗi quan hệ hợp tác, phát huy vai trò người trưởng nhóm trong hợp tác trong PTDLNT. Trong mỗi quan hệ hợp tác luôn cần thành viên tham gia chủ chốt có uy tín, tiếng nói, có khả năng ra quyết định, có tầm ảnh hưởng để gia tăng niềm tin cho các chủ thể. Chẳng hạn, một số người dân địa phương và DNDL hiện nay đang thiếu niềm tin khi phối hợp với CQĐP trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ du lịch. Do đó, CQĐP cần phát huy hơn nữa vai trò của mình, sâu sát hơn nữa trong các hoạt động triển khai thực tiễn, phối hợp và minh bạch những kết quả phối hợp đạt được. CQĐP nên xây dựng lộ trình từ đầu, có cơ chế phối hợp, nguyên tắc, phân định vai trò các bên đảm bảo trao quyền trên cơ sở chia sẻ nguồn lực và lợi ích lâu dài. Sự tham gia thể hiện tính dân chủ, minh bạch trong quá trình phối hợp góp phần nâng cao năng lực quản trị của CQĐP. Tất cả điều này sẽ góp phần củng cố niềm tin của các bên liên quan khác (người dân, doanh nghiệp,..) vào CQĐP.
Thứ hai, củng cố niềm tin giữa doanh nghiệp và nông hộ thông qua hợp tác sản
xuất nông nghiệp và PTDL, đem lại lợi ích công bằng cho các bên, đồng thời giúp người dân nâng cao được vị thế của mình, sự tôn trọng, thúc đẩy sự tham gia chủ động trong quá trình hợp tác PTDLNT, khắc phục được tình trạng người dân ở ―bên ngoài, bên rìa‖ của sự PTDL. Nếu người dân tham gia cùng doanh nghiệp, lợi ích thỏa đáng, có việc làm và thu nhập tốt cho họ, cho con cái, người thân của họ và các lợi ích khác thì sẽ tạo lập được mối quan hệ bền chặt hơn hiện nay. Khi đã có niềm tin, người dân sẽ thay đổi cách ứng xử và trách nhiệm cao hơn với mối quan hệ với doanh nghiệp.