Tiếp cận lý thuyết các bên liên quan để xác định được bản chất của quan hệ HTCBLQ và đóng góp của hợp tác cho PTDLBV, đặc biệt trong bối cảnh PTDL vùng Tây Nguyên. Có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về quan hệ HTCBLQ và những vấn đề về hợp tác cho PTDLBV (Jamal và Getz, 1995; Bramwell và Lane, 1999; Yodsuwan, 2010; Fatimath, 2015; Wondirad và cộng sự, 2020), tuy nhiên những nghiên cứu về quan hệ hợp tác trong bối cảnh du lịch nhất định củng cố cho PTDLBV vẫn còn rất ít ỏi (Thaithong, 2016). Do đó, nghiên cứu này điền vào khoảng trống nghiên cứu về xác định bản chất của HTCBLQ và đóng góp của hợp tác cho PTDLNT bền vững trong một bối cảnh mới.
Ứng dụng lý thuyết giúp xác định được bản chất HTCBLQ thông qua nghiên cứu về các bên liên quan tại một điểm đến du lịch. Vì vậy nghiên cứu này xem xét vấn đề để đạt được mục tiêu bền vững, cần phải xác định các bên phù hợp, mối quan hệ giữa họ và những đóng góp của hợp tác đối với PTDLNT theo hướng bền vững. Lý thuyết các bên liên quan giúp xác định các bên liên quan, những nhân tố ảnh hưởng đến hợp tác giữa họ và xác định đóng góp của hợp tác giữa họ cho PTDLBV.
Dựa vào tất cả những phân tích trên, mô hình lý thuyết về quan hệ HTCBLQ trong PTDLNT theo hướng bền vững được đề nghị như sau:
Hình 2.2: Khung nghiên cứu đề xuất
Các nhân tố thúc đẩy (niềm tin, lợi ích, cam kết, thông tin và giao tiếp, sự phụ thuộc lẫn
nhau, quyền lực, có đi có lại)
Các nhân tố cản trở (hạn chế nguồn lực, thời gian, thiếu đồng thuận, thông tin và giao tiếp, khả năng lãnh đạo, cam kết, đối tác không phù hợp, thiếu niềm tin, văn hóa của cộng đồng, cân bằng lợi ích)
Các bên liên quan Hợp tác giữa các bên liên quan PTDLNT theo hƣớng bền vững - Kinh tế,
- Văn hóa - xã hội, - Môi trường
TÓM TẮT CHƢƠNG 2
Chương này tập trung vào nghiên cứu ba vấn đề chính. Đầu tiên chương này đã tổng quan nghiên cứu về DLNT, tính bền vững của PTDLNT và HTCBLQ. Qua tổng quan nghiên cứu đã xác định được khoảng trống nghiên cứu của đề tài làm căn cứ quan trọng cho nghiên cứu cơ sở lý thuyết của đề tài. Do đó, kế tiếp nội dung này, cơ sở lý thuyết về DLNT (khái niệm, đặc điểm và phân loại) đã được làm rõ. Trên cơ sở nghiên cứu về DLNT, tác giả đã đề xuất khái niệm về DLNT dựa trên cách tiếp cận chú trọng đến lợi ích các bên liên quan. Thứ hai, tác giả đã tập trung vào cơ sở lý thuyết về HTCBLQ (khái niệm, động cơ, cơ chế hợp tác,...) và HTCBLQ cho PTDLNT bền vững. Cuối cùng, nội dung chương 2 đề xuất nghiên cứu lý thuyết các bên liên quan được ứng dụng để xác định bản chất HTCBLQ trong PTDLNT bền vững thông qua đề xuất khung lý thuyết nghiên cứu làm cơ sở quan trọng cho các nội dung nghiên cứu của luận án ở các chương tiếp theo.
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thiết kế nghiên cứu
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu trường hợp (Case study)
Theo Yin (2011, tr.307), nghiên cứu trường hợp (Case study) là nghiên cứu về một bối cảnh hoặc nhiều bối cảnh cụ thể. Trong đó, nhà nghiên cứu có thể nghiên cứu cả dữ liệu định tính hoặc định lượng để nhận thức đầy đủ được hiện tượng hoặc vấn đề nghiên cứu (Baxter and Jack 2008). Nghiên cứu trường hợp đã được áp dụng cho nghiên cứu về du lịch và thực nghiệm (Timur, 2005; Maiden, 2008; Thaithong, 2016). Sử dụng nghiên cứu trường hợp cho phép khám phá bản chất quan hệ HTCBLQ trong PTDLNT theo hướng bền vững. Vì vậy, nghiên cứu định tính được sử dụng cho nghiên cứu trường hợp là phù hợp.
Lý do chọn nghiên cứu trường hợp: Tiếp cận nghiên cứu trường hợp được sử dụng
để nghiên cứu mô tả, thăm dò hoặc giải thích và phù hợp với câu hỏi ―như thế nào‖ và ―tại sao‖, các câu hỏi mang tính khám phá. Tiếp cận này thích hợp để khám phá bối cảnh tại vùng nông thôn. Nghiên cứu các trường hợp điển hình giúp hiểu được quan điểm của các bên liên quan về HTCBLQ có thể đóng góp tới PTDLNT bền vững, từ đó là cơ sở quan trọng để so sánh, phân tích đánh giá thực trạng và thúc đẩy PTDLNT theo hướng bền vững.
Các bước nghiên cứu trường hợp được mô tả như sau:
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Lý thuyết các bên liên quan
Câu hỏi nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Lựa chọn nghiên cứu: 02 địa bàn
Quy trình/Thủ tục nghiên cứu
Nghiên cứu trường hợp
Trường hợp 1: Thu thâp dữ liệu Trường hợp 2: Thu thâp dữ liệu
Phân tích dữ liệu Phân tích dữ liệu
Tổng hợp và so sánh dữ liệu Kết quả và kết luận
Lý do chọn hai huyện để nghiên cứu trường hợp: Theo Baxter và Jack (2008) thì chọn lựa nhiều trường hợp cho phép nhà nghiên cứu khám phá sự khác nhau bên trong và giữa các trường hợp. Đồng thời, lý do để chọn hai địa bàn là hai huyện vì đây là hai huyện điển hình đối với mục đích của nghiên cứu (Yin, 2011). Để có cơ sở chọn địa bàn nghiên cứu, tác giả đã gặp các bên liên quan tại địa phương như đại diện cơ quan quản lý du lịch cấp tỉnh, cấp huyện, các hướng dẫn viên du lịch, DNDL, người dân để nắm bắt được mức độ PTDL tại các huyện và thông tin ban đầu về các nhóm hợp tác, đối tác thông qua các câu hỏi để phỏng vấn như sau: 1) Anh chị thấy xã, huyện nào PTDL nhất?; 2) Ở đó du lịch có gì đặc biệt? 3) Các dịch vụ du lịch ở đó có đa dạng không, khách du lịch có nhiều không? 4) Người dân tham gia như thế nào? 5) Có hình thức hợp tác hoặc dự án nào diễn ra ở đó không?. Sau khi thu thập được thông tin, kết hợp điền dã tại một số vùng nông thôn tỉnh Lâm Đồng, thông tin thu thập được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 3.1: Lý do chọn địa bàn nghiên cứu
Địa bàn Đặc điểm Chọn/không chọn
Xã Xuân Trường, thuộc Đà Lạt
Vùng đất của cà phê, rau củ quả, hoa,… gắn với nông nghiệp công nghệ cao. Có dự án hỗ trợ người dân trồng và sản xuất cà phê sạch Fair trade. Cách TP.Đà Lạt 20km.
Không chọn vì số lượng hộ tham gia du lịch rất ít, phân tán, chỉ chú trọng đến sản xuất, mặc dù tiềm năng của khu vực cho PTDL lớn.
Huyện Đơn Dương
Tài nguyên du lịch phong phú (làng nghề bánh tráng, nông nghiệp công nghệ cao - Phúc bồn tử, rau, hoa,…). Khoảng cách giữa các điểm tham quan xa nhau. Cách TP.Đà Lạt 40km.
Không chọn vì tài nguyên du lịch cơ bản đang ở dạng tiềm năng, chưa phát triển.
Huyện Đức Trọng
Du lịch thác nước, làng nghề, du lịch nông nghiệp công nghệ cao, cách TP. Đà Lạt 30km. Là điểm đến vệ tinh của TP.Đà Lạt
Không chọn vì các điểm du lịch phân tán nhỏ lẻ, tài nguyên du lịch cơ bản đang ở dạng tiềm năng, chưa phát triển.
Huyện Di Linh Vùng đất của trà và cà phê, du lịch thiên nhiên, cách TP.Đà Lạt 70km.
Không chọn vì tài nguyên du lịch cơ bản đang ở dạng tiềm năng, chưa phát triển.
Huyện Lạc Dương
PTDLCĐ được trên 15 năm. Du lịch nông nghiệp công nghệ cao (rau, hoa, dâu,…), du lịch thiên nhiên, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, thị trấn Lạc Dương cách TP.Đà Lạt 8km, là điểm đến vệ tinh của TP. Đà Lạt. Dự án JICA, WWF, các nhóm du lịch cộng đồng hoạt động.
Chọn vì có nhiều nhóm cộng đồng hợp tác PTDL. Có nhiều bên tham gia hợp tác để PTDL Nhiều loại hình du lịch đang được khai thác phát triển. Huyện Lâm Hà Huyện Lâm Hà có 2 thị trấn:
Thị trấn Đinh Văn: Du lịch dưới dạng tiềm năng.
Chọn vì:
Địa bàn Đặc điểm Chọn/không chọn
Tại thị trấn Nam Ban PTDL làng nghề trồng dâu nuôi tằm, tâm linh, tham quan thác nước,…, cách TP.Đà Lạt 30km, là điểm đến vệ tinh Đà Lạt. Cách thị trấn Đinh Văn 20km du lịch vườn trà, du lịch mạo hiểm. Khu vực sông Đạ Đờn, cách thị trấn Đinh Văn 4km có thế mạnh về du lịch mạo hiểm, cách thị trấn Đinh Văn 20km có thế mạnh du lịch nông nghiệp và đã phát triển ở mức độ nhất định.
thác được một phần thế mạnh tài nguyên du lịch và đã hình thành tuyến du lịch nông nghiệp gắn với cảnh quan nông thôn. Có nhiều bên tham gia trong PTDL
Có thế mạnh du lịch mạo hiểm, du lịch nông nghiệp
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Như vậy có 2 huyện điển hình được chọn cho nghiên cứu trường hợp là huyện Lâm Hà và huyện Lạc Dương. Cả hai huyện đều là điểm đến vệ tinh của TP.Đà Lạt, đóng góp vào việc tạo ra sự khác biệt cho điểm đến, có mức độ tập trung hoạt động du lịch cao hơn các huyện khác và có sự khác nhau tương đối về hình thức du lịch. Trên thực tế từ lâu đã hình thành tuyến du lịch Đà Lạt - Tà Nung - Nam Ban bởi đây là tuyến du lịch tạo nên dấu ấn rất riêng cho huyện Lâm Hà và du lịch TP.Đà Lạt. Còn trên địa bàn huyện Lạc Dương thì các hoạt động DLCĐ tập trung chủ yếu ở khu vực thị trấn Lạc Dương, các khu điểm du lịch thiên nhiên có khoảng cách không xa thị trấn Lạc Dương và có sức hấp dẫn lớn với khách du lịch nên cũng được khảo sát và chọn lựa đưa vào nghiên cứu. Do đó, địa bàn nghiên cứu được xác định thông qua yếu tố vị trí địa lý, tài nguyên du lịch, đặc điểm văn hóa xã hội, sản phẩm đặc trưng và giai đoạn PTDL. Qua các cuộc phỏng vấn, dữ liệu được thu thập và so sánh với nhau giúp xác định những kết quả giống nhau và tiên đoán những kết quả đối lập.
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để thu thập dữ liệu cho phân tích
và giải thích dữ liệu. Nghiên cứu định tính luôn nhấn mạnh đến từ ngữ, ý nghĩa biểu tượng nhiều hơn con số. Vì vậy nghiên cứu định tính cho phép nhà nghiên cứu hiểu sâu sắc sự tương tác giữa các bên liên quan và vai trò của họ trong mạng lưới (Thaithong, 2016, tr.119), đồng thời nghiên cứu đóng góp của hợp tác cho PTDLNT theo hướng bền vững. Cho đến nay, phương pháp định tính đã được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu du lịch như nhận thức về sự tham gia của các bên liên quan, hợp tác, mạng lưới, cụm du lịch, PTDLBV (Maiden 2008, Li 2013, Fathimath 2015, Thaithong 2016) và đã được chứng minh là phương pháp thu thập dữ liệu có độ tin cậy cao phù hợp để giải thích dữ liệu. Mục tiêu nghiên cứu của luận án là hiểu được bản chất hợp tác, các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ HTCBLQ và lợi ích của HTCBLQ cho PTDLNT theo hướng bền vững, nên xác định phương pháp nghiên cứu định tính là phù hợp. Vì vậy, phương pháp
nghiên cứu định tính được đề xuất để nghiên cứu về quan hệ HTCBLQ trong PTDLNT theo hướng bền vững tại tỉnh Lâm Đồng.
3.1.2. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu địa bàn thứ nhất: huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng.
Lạc Dương là huyện nằm ở phía đông bắc của tỉnh Lâm Đồng. Diện tích tự nhiên 1312.33 km² và dân số năm 2018 là 18.992 người. Lạc Dương là một trong số điểm đến vệ tinh của TP.Đà Lạt, tập trung nhiều đồng bào dân tộc Cơ Ho với giá trị văn hóa bản địa và nhiều điểm du lịch thiên nhiên nổi tiếng, lợi thế về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng, thuận lợi cho PTDLCĐ và du lịch nông nghiệp công nghệ cao. Lạc Dương có tài nguyên du lịch vô cùng phong phú gắn với các điểm du lịch nổi bật như khu du lịch Langbian, Hồ Đan Kia - Suối Vàng, khu du lịch sinh thái Đasar - Thuỷ điện Đa Nhim Thượng, VQG Bidoup núi Bà,… Tại thị trấn Lạc Dương, có thế mạnh về PTDL cộng đồng với giá trị văn hóa của người dân tộc Cơ Ho gắn với không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên,… Hiện nay có tất cả 11 nhóm cồng chiêng Tây Nguyên vừa tổ chức phục vụ khách du lịch vừa để bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa đang bị mai một. Lượng khách đến Lạc Dương chủ yếu đi về trong ngày bởi khoảng cách từ Lạc Dương đến TP.Đà Lạt khá gần. Lượng khách đến chủ yếu trải nghiệm không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên về đêm tại thị trấn. Số ít lưu trú homestay và trải nghiệm đời sống văn hóa cộng đồng. Đây là địa bàn có sự tương tác giữa các chủ thể đa dạng trong PTDL.
Nghiên cứu địa bàn thứ hai: huyện Lâm Hà.
Huyện Lâm Hà gồm hai thị trấn là thị trấn Nam Ban và thị trấn Đinh Văn. Tổng diện tích của huyện là 979,52km2 với tổng dân số năm 2018 là 143.394 người. PTDL tại huyện Lâm Hà được phân thành hai khu vực cụ thể:
Thứ nhất, các hoạt động du lịch tập trung tại thị trấn Nam Ban và khu vực
lân cận. Thị trấn Nam Ban cách Đà Lạt 30km về hướng nam tỉnh Lâm Đồng, ở độ cao từ 800m đến 1000m so với mặt nước biển. Nam Ban là một thị trấn mới được thành lập năm 1981 và được ví là ―Hà Nội thu nhỏ‖ trên cao nguyên với các khu dân cư mang tên gọi của Thủ đô Hà Nội như Thăng Long, Đống Đa, Ba Đình, Từ Liêm, Đông Anh,… Thị trấn Nam Ban có tiềm năng cho PTDL nông nghiệp, du lịch tâm linh, du lịch thiên nhiên. Về nông nghiệp, hiện Nam Ban có khoảng 60% dân số trồng dâu nuôi tằm và cung cấp kén cho các doanh nghiệp sản xuất tơ lụa. Trồng dâu nuôi tằm là nguồn thu chính của người dân nơi đây. Bên cạnh đó, các nông hộ còn nuôi trồng nấm mèo, cà phê, nuôi dế, rau hoa công nghệ cao và trở thành các điểm tham quan trải nghiệm có sức hấp dẫn với du khách. PTDL tại thị
trấn Nam Ban gắn với tuyến ngoại ô từ Đà Lạt - Nam Ban thu hút du khách, đặc biệt khách quốc tế bởi tài nguyên tự nhiên như địa hình thung lũng, thác, cảnh quan nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, rừng thông và những quán cà phê, chùa Linh Ẩn, cung đường đèo ngoằn nghèo dẫn đến thị trấn. Những chương trình du lịch đến với thị trấn Nam Ban hiện nay chủ yếu do các công ty lữ hành đưa tới, những đoàn khách easy rider hoặc khách đi phượt. Cũng giống huyện Lạc Dương, khách đến đây chủ yếu lưu trú tại TP.Đà Lạt đi tham quan trong ngày. Từ cung đường đèo Tà Nung đến khu vực thị trấn Nam Ban đã hình thành tour du lịch tham quan các cơ sở trồng dâu nuôi tằm và dệt tơ lụa. Do đó, nghiên cứu này sẽ tập trung vào địa bàn thị trấn Nam Ban, những điểm du lịch theo tuyến Đà Lạt - Nam Ban bởi do yếu tố nếu chỉ nghiên cứu bối cảnh du lịch Nam Ban sẽ thiếu đi những giá trị cộng hưởng đối với sự PTDL của thị trấn.
Thứ hai, PTDL mạo hiểm tại xã Đạ Đờn (sông Đạ Đờn) và du lịch nông
nghiệp tại xã Phúc Thọ. Hiện tại, tại khu vực sông Đạ Đờn có 04 công ty du lịch được phép khai thác loại hình du lịch mạo hiểm tạo nên thế mạnh riêng có của huyện Lâm Hà. Thông tin so sánh về đặc điểm hai địa bàn nghiên cứu:
Bảng 3.2: So sánh những đặc điểm đặc trưng của hai địa bàn nghiên cứu
Đặc điểm Lạc Dƣơng Lâm Hà
Vị trí so với TP.Đà Lạt Nằm ở phía nam TP.Đà Lạt Nằm ở phía đông TP.Đà Lạt
Thị trấn Thị trấn Lạc Dương Thị trấn Nam Ban và Đinh Văn
Khoảng cách từ thị trấn
huyện đếnTP.Đà Lạt 8 km
Thị trấn Nam Ban: 30 km Thị trấn Đinh Văn: 50 km
Diện tích (km²) 1312,33 979,52
Dân số (người) (năm 2018) 18.992 143.394
Hoạt động kinh tế nông nghiệp cơ bản
Cà phê
Rau hoa công nghệ cao
Trà, cà phê, dâu tằm tơ Rau hoa công nghệ cao Giá trị văn hóa nổi bật Không gian văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên
Tại Nam Ban: Phong cách người Hà Nội, làng nghề
trồng dâu nuôi tằm
Thế mạnh du lịch
Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng Du lịch cộng đồng