Phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững Nghiên cứu trường hợp tỉnh Lâm Đồng (Trang 152 - 153)

Kết quả nghiên cứu đã xác định 07 khó khăn, thách thức (được đề cập ở nội dung 4.5.5) đồng thời cũng là những hàm ý cho PTDLNT theo hướng bền vững tại địa phương. Về cơ bản một số yếu tố được phát hiện trong nghiên cứu này đã được chỉ ra rời rạc trong nghiên cứu một số tác giả, chẳng hạn như Wilson và cộng sự (2001); Graci (2013); Kayat (2014). Kết quả của nghiên cứu này đã phát hiện thêm yếu tố dung hòa giữa hợp tác và cạnh tranh giữa các bên liên quan tại điểm đến vùng nông thôn. Dung hòa được hợp tác và cạnh tranh theo hướng có lợi, tạo ra giá trị cho các bên sẽ đảm bảo PTDLNT theo hướng bền vững bởi các chủ thể kinh doanh du lịch vùng nông thôn thường có quy mô vừa và nhỏ, và có nhiều mối quan hệ nặng về ―tình làng nghĩa xóm‖.

Thực tiễn PTDLNT ở địa bàn nghiên cứu có gắn bó mật thiết và dựa vào các hoạt động kinh tế tại địa phương, như nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, sản xuất và chế biến. Điều này rất thuận lợi cho PTDLNT. Tuy nhiên, việc xây dựng kế hoạch và chương trình hành động về PTDLNT theo hướng bền vững, quy hoạch và định hướng sản phẩm đặc thù khai thác thế mạnh của địa phương, đồng thời gắn với các chương trình phát triển nông thôn và các ngành kinh tế liên quan lại chưa được thực hiện. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Wilson và cộng sự (2001) và (Kayat (2014)). Đây là nguyên nhân quan trọng PTDLNT tại địa phương dẫn đến thiếu định hướng, tự phát, chồng chéo về sản phẩm dịch vụ trong cùng một khu vực và sự cạnh tranh không đáng có của một

điểm đến. Chính vì thiếu kế hoạch, thiếu chương trình hành động cho PTDLNT là nguyên nhân dẫn đến sự phối hợp thiếu chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trong PTDLNT và thiếu sự hỗ trợ của CQĐP cho PTDLNT theo hướng bền vững. Kế hoạch PTDLNT không thể nằm ngoài, độc lập với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh. Kết quả này giúp bổ sung thêm hình thức hợp tác trong khu vực công và hàm ý công tác quản lý du lịch tại địa phương.

Một thách thức rất quan trọng nữa trong thực hiện hợp tác và PTDLNT theo hướng bền vững là nhận thức của các bên còn hạn chế, đặc biệt đối với người dân. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hợp tác trong PTDLBV mà còn tạo ra những thách thức trong PTDLBV. Kết quả này đã được chi ra, chẳng hạn như Thaithong (2016) khi nghiên cứu về mạng lưới hợp tác các bên liên quan và cụm du lịch tại đảo Samui ở Thái Lan đã chỉ ra hạn chế về năng lực thể hiện qua những người không được đào tạo đang phải đối mặt với những khó khăn vận hành kinh doanh vì thiếu kiến thức, kỹ năng, tài chính và thiếu các mạng lưới với các chủ thể khu vực công và tư khác (Thaithong, 2016, tr.89). Điều này có thể khắc phục thông qua những biện pháp nâng cao nhận thức, năng lực của các bên liên quan (Graci, 2013) và năng lực của CQĐP (Haven- Tang và Jones, 2012). Kết quả này gợi mở hàm ý cho nhà quản lý du lịch địa phương về nâng cao năng lực cho các bên liên quan về hợp tác và PTDLNT theo hướng bền vững. Theo đó, các bên liên quan tham gia trong hợp tác cũng cần cam kết cho mục tiêu PTDLNT theo hướng bền vững.

Yếu tố cuối cùng được chỉ ra để đảm bảo cho PTDLNT theo hướng bền vững là sự bền vững về kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường. Đây là ba trụ cột bền vững vô cùng quan trọng đã được nghiên cứu rất nhiều trong nhiều thập kỳ gần đây. Và đây là yếu tố vô cùng quan trọng được thể hiện trong khung nghiên cứu về hợp tác trong PTDLNT theo hướng bền vững.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững Nghiên cứu trường hợp tỉnh Lâm Đồng (Trang 152 - 153)