4.4.2.1. Năng lực tham gia của các bên liên quan về hợp tác, đặc biệt là người dân địa phương
Qua phỏng vấn và quan sát tại hai địa bàn, theo đại diện CQĐP cho thấy người dân khi tham gia vào hoạt động du lịch, nhận thức của họ về nhiều văn bản pháp luật chưa chắc. Nguyên nhân do đặc điểm phong tục của người đồng bào sống co cụm trong một cộng đồng nhỏ, giao tiếp bằng ngôn ngữ riêng nên có nhiều hạn chế về nhận thức, hiểu biết về chính sách du lịch của địa phương.
Người dân tham gia vào kinh doanh nhưng người dân nắm không chắc về pháp
luật. Thông qua kiểm tra việc chấp hành nghiêm túc chưa đảm bảo. (CQĐP, nam, 34
tuổi, Lạc Dương).
Tính chủ động trong cộng đồng không có, là cái thứ nhất. Thứ hai là sự thiếu ổn định khi làm việc nhóm, ví dụ hôm nay đi, kêu họ họ không đi mình bị động. Trước một phần do số lượng khách ít giờ khách đông đần dần ổn định hơn. Alo là họ đi.
(Giám đốc doanh nghiệp, nam, 35 tuổi, Lạc Dương).
Chính vì cuộc sống khép kín, ít giao tiếp của người dân bản địa nên khi tiếp xúc với người ngoài cộng đồng họ rất e dè và thụ động. Đây là khó khăn khi bắt đầu triển khai kinh doanh du lịch và thuyết phục người Cơ ho tham gia vào hoạt động du lịch. Nguyên nhân do họ chưa hiểu biết đầy đủ về tác động du lịch đối với đời sống của họ nên họ chưa mặn mà. Thêm nữa, thời điểm có khách du lịch có thể trùng lặp với thời gian họ đang làm nương rẫy, thu hoạch theo mùa vụ (đây là sinh kế chính của họ), nên họ không thể chủ động tham gia, đặc biệt vào mùa vụ thu hoạch. Một phần họ chưa quen với hoạt động du lịch và một phần do hoạt động du lịch không đều nên sự tham gia của họ chưa đầy đủ.
Trình độ hiểu biết của người bà con, họ chưa hiểu các vai trò xã hội, các yêu cầu
chưa có, tức là các hiểu biết về du lịch. (Đại diện doanh nghiệp, nam, 43 tuổi, Lạc Dương).
Khó khăn tài chính để điều phối nhiều người, khó khăn tài chính, dàn dựng chương trình biểu diễn cho khách đi sâu vào chuyên mục dân gian, trong đó có 3 phần… . Tôi mong muốn nhà nước tạo điều kiện cho tôi một không gian ở trong rừng để
lưu giữ giá trị văn hóa bản địa. (Trưởng nhóm cồng chiêng, nam, 48 tuổi, Lạc Dương).
Thêm nữa cũng có ý kiến trái chiều về quan điểm lợi nhuận từ thành viên tham gia nhóm cộng đồng:
Lợi ích chỉ mang lại cho doanh nghiệp còn người làm không được bao nhiêu.
(Người dân, nam, 33 tuổi, Lạc Dương).
Đây là ý kiến rất hiếm hoi trong các cuộc phỏng vấn. Hầu hết mọi người đều nhận thấy lợi ích rất ổn, mặc dù không nhiều nhưng lại là nguồn thu nhập khác, mang lại niềm vui cho cuộc sống của họ, bởi nghề chính của họ vẫn là làm nông nghiệp. Kết hợp với kỹ thuật quan sát tại các cơ sở biểu diễn cồng chiêng và gia đình người trưởng nhóm cồng chiêng cho thấy, họ có những tài sản lớn mà nhiều người phải ao ước, chẳng hạn như biệt thự, xe hơi, phong cách sống đầy đủ hơn, đất đai nhiều hơn, nhà dài và kho sưu tầm nhạc cụ Tây Nguyên.
Hình 4.4: Biệt thự và bộ sƣu tầm nhạc cụ của các trƣởng nhóm cồng chiêng
Xét về tổng thể PTDL cộng đồng tại huyện Lạc Dương có thể thấy cạnh tranh giữa các nhóm du lịch cộng đồng đang chia nhỏ thị trường du lịch hiện tại, từ đó các đối tác bên ngoài lợi dụng ép giá và làm cho thị trường du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Và điều này dẫn tới khó có thể thực hiện kết nối giữa các nhóm cồng chiêng cho mục tiêu PTDLNT theo hướng bền vững:
Chính quyền là mối liên kết giữa đơn vị cồng chiêng với doanh nghiệp. Nhưng Ban quản lý thị trấn không làm được, không là đầu mối điều tiết được. Hợp tác xã
cồng chiêng sau không thành, sau này mỗi nhóm tự độc lập phát triển. (Trưởng nhóm
cồng chiêng, nam, 35 tuổi, Lạc Dương).
Một khó khăn khác của sự phối hợp là sắp xếp nhân sự của CQĐP tham gia một số cuộc họp không phù hợp với lĩnh vực quản lý dẫn đến việc ra quyết định kém hiệu quả, lãng phí thời gian của các bên, vấn đề không được giải quyết và mục tiêu không đạt được.
Kêu đúng người đúng việc, nhiều khi mời ông chủ tịch ra họp, ông chủ tịch quyết, ông kêu ông phó bí thư ra, ông phó bí thư ra không phụ trách mảng du lịch đó, mà phụ trách hạ tầng, cuối cùng trả lời mấy câu vớ vẩn, khi mà họp với nhau mỗi
người một ý nhiều khi chỉ tốn thời gian, chả có ích lợi gì. (Giám đốc doanh nghiệp,
nam, 35 tuổi, Lạc Dương).
Hơn nữa, tình huống trên còn làm giảm niềm tin của các bên khi quyết định tham gia hợp tác. Chính điều này còn gây khó khăn cho những lần phối hợp tiếp theo. Do đó, CQĐP phải là một thành viên với vai trò phụ trách để đưa ra định hướng cho sự PTDLNT của địa phương một cách lâu dài và nâng tầm hoạt động của các nhóm cộng đồng thúc đẩy bảo tồn, phát huy các giá trị bản địa, phát triển điểm đến. Muốn vậy, CQĐP phải nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa, đồng thời phải lập kế hoạch, quy hoạch cho sự PTDL một cách dài hạn. Trong một cộng đồng người dân tộc bản địa tại huyện Lạc Dương, hợp tác theo các nhóm nhỏ sẽ phù hợp hơn vì lợi ích được
lan tỏa đến các thành viên trong gia đình, dòng họ, cộng đồng và phù hợp với trình độ phát triển của một cộng đồng.
Tóm lại, CQĐP chưa thể hiện đầy đủ vai trò trong xây dựng kế hoạch, quản lý và trách nhiệm trong PTDLNT theo hướng bền vững. Bên cạnh đó, năng lực của trưởng nhóm cồng chiêng, người dân còn nhiều hạn chế.
4.4.2.2. Về thời gian
Tại Lạc Dương, khó khăn với DNDL về thời gian là yếu tố văn hóa tín ngưỡng của người dân:
Đặc biệt lĩnh vực du lịch có đặc thù, những ngày du lịch chủ yếu tập trung vào ngày nghỉ, nhưng dân ở đây theo đạo tin lành, ngày thứ bảy, chủ nhật hầu như đi lễ,
nhưng lúc đó du lịch cần nguồn lực làm việc lại thiếu. (CQĐP, nam, 34 tuổi, Lạc Dương).
Phải tạo sinh kế cho họ, làm gì thì làm họ phải có quyền lợi. Tốn quá nhiều thời
gian cho họ nên họ không tham gia do họ lo vườn cà phê, sinh kế đảm bảo cuộc sống.
(Giám đốc doanh nghiệp, nam, 35 tuổi, Lạc Dương).
Đối với đại diện CQĐP đồng thời cũng là thành viên của JICA thì khó khăn trong việc sắp xếp thời gian tham gia dự án:
Thời gian dành cho công tác chuyên môn nhiều nên thời gian tham gia dự án
đạt được chưa mong muốn. (Đại diện Sở VH, TT & DL, nam, 46 tuổi, Đà Lạt).
Đối với thành viên JICA, để cân đối giữa thời gian làm việc chuyên môn và thời gian tham gia dự án cũng gặp khó khăn vì JICA thường tổ chức họp thường xuyên. Chẳng hạn, khi được hỏi để hợp tác được tốt hơn thì cần thay đổi gì thì thành viên JICA đã cho rằng:
Thay đổi cách làm việc, thay đổi cách họp hành, em làm JICA họp hành quá
nhiều. (Thành viên JICA, nam, 35 tuổi, Lạc Dương).
Việc sắp xếp thời gian phối hợp giữa CQĐP với doanh nghiệp, các nhóm cồng chiêng và người dân gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do cơ quan quản lý du lịch địa phương phải thực hiện công việc chuyên môn, phải kiêm nhiệm nhiều mảng hoạt động bên chính quyền. Chẳng hạn khi phỏng vấn đại diện phòng Văn hóa Thông tin huyện Lạc Dương thì chúng tôi nhận được câu trả lời cả phòng chỉ có 4 người nhưng phải kiêm nhiệm rất nhiều việc.
… với nguồn nhân lực mỏng, hiện tại phòng văn hóa quản lý 16 lĩnh vực, du lịch chỉ là 1 thôi nên không thể bố trí hết được, nên rất khó khăn. Hiện tại phòng có 4
4.5.5. Những yếu tố để hợp tác thành công cho phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững hướng bền vững
Qua phân tích dữ liệu cho thấy, tại hai huyện để hợp tác thành công trong PTDLNT theo hướng bền vững cần hội tụ nhiều yếu tố. Tại huyện Lâm Hà và Lạc Dương đều cần cơ chế, lộ trình, xác định đối tác phù hợp, các bên tham gia hợp tác đầy đủ, phát huy năng lực của người dân, vai trò của CQĐP, công tác kiểm tra giám sát, hạn chế cạnh tranh để hợp tác thành công, thiếu nhận thức về hợp tác và PTDL. Tại huyện Lâm Hà, kêt quả nghiên cứu chỉ ra bổ sung cần sự phối hợp các cơ quan ban ngành, chẳng hạn phòng nông nghiệp, văn hóa - thông tin,... trong xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và du lịch; đồng thời củng cố niềm tin, trao quyền, trách nhiệm và cam kết giữa các bên trong hợp tác. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu tại huyện Lạc Dương có bổ sung thêm cần thảo luận cởi mở, xác định mục tiêu, lợi ích và sự đồng thuận. Từ những phân tích, kết quả nghiên cứu được tổng hợp chỉ ra để thực hiện thành công HTCBLQ theo hướng bền vững cần các yếu tố cụ thể như sau:
1) Xác định đối tác phù hợp và hiểu biết về đối tác.
2) Xây dựng lộ trình hợp tác gắn với nhiều bên tham gia, thảo luận cởi mở, xác định mục tiêu, lợi ích của các bên liên quan, trách nhiệm, sự đồng thuận và cam kết. 3) Trao quyền cho các bên liên quan.
4) Củng cố niềm tin giữa các bên liên quan trong PTDL, đặc biệt niềm tin của doanh nghiệp và người dân địa phương đối với CQĐP.
5) Xây dựng năng lực HTCBLQ, đặc biệt người dân địa phương.
6) Kiểm tra, theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả lâu dài
PTDLNT theo hướng bền vững là mục tiêu hướng đến của địa phương. Tại huyện Lâm Hà, những khó khăn thách thức trong định hướng PTDLBV thể hiện ở kế hoạch PTDL chung của huyện đã có nhưng chương trình hành động cụ thể gắn với PTDL vùng nông thôn chưa có; thiếu sự hỗ trợ của CQĐP cho PTDL về nguồn vốn, tập huấn du lịch,..; ô nhiễm môi trường (không khí, rác thải,…) và cạnh tranh tại điểm đến. Trong khi đó, những khó khăn thách thức trong PTDLNT theo hướng bền vững tại huyện Lạc Dương thể hiện ở công tác quy hoạch và định hướng sản phẩm đặc thù địa phương chưa có; thách thức về cách thức bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa đang bị mai một; cạnh tranh tại điểm đến và những tác động tiêu cực từ PTDL như ô nhiễm tiếng ồn, rác thải, tắc đường,…Như vậy, có thể thấy những khó khăn và thách thức PTDLNT theo hướng bền vững ở hai huyện đều tập đều tập trung vào: 1) Cần lập kế hoạch và chương trình hành động về PTDLNT theo hướng bền vững, chú trọng đến công tác quy hoạch
và định hướng sản phẩm du lịch đặc thù khai thác thế mạnh của địa phương, đồng thời gắn với các chương trình phát triển nông thôn và các ngành kinh tế khác; 2) Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trong PTDLNT; 3) Sự hỗ trợ của CQĐP trong PTDLNT; 4) Nhận thức của các bên về hợp tác và PTDLNT còn hạn chế; 5) Lợi ích CĐĐP thấp; 6) Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa bản địa, đặc biệt tại huyện Lạc Dương; 7) Kiểm soát các tác động tiêu cực từ du lịch như ô nhiễm tiếng ồn, rác thải, tắc đường,…và 8) Dung hòa giữa hợp tác và cạnh tranh tại điểm đến. Những khó khăn thách thức có thể được giải quyết nếu các bên cùng phối hợp, hợp tác thảo luận để tìm ra phương thức hợp tác hiệu quả.
TÓM TẮT CHƢƠNG 4
Chương 4 đã trình bày chi tiết kết quả phân tích dữ liệu từ hai trường hợp nghiên cứu gắn với hai địa bàn là huyện Lâm Hà và huyện Lạc Dương. Các kết quả nghiên cứu được tóm tắt như sau:
Thứ nhất, các bên liên quan tham gia trong HTCBLQ được làm rõ, gồm các bên liên quan thuộc khu vực công (CQĐP cấp tỉnh, huyện, xã), khu vực tư tại địa phương (DNDL, cơ sở chế biến trà, trưởng các nhóm cồng chiêng Tây Nguyên, chủ doanh nghiệp ươm tơ dệt lụa, chủ các nhà hàng, quán ăn, khách sạn, cơ sở homestay, điểm dừng chân tham quan), CĐĐP, nhà nghiên cứu, thành viên dự án JICA và bên liên quan ―ẩn‖ - nhà môi giới du lịch tại địa phương. Trong đó, các bên liên quan thuộc khu vực tư hiện đang là các chủ thể chính kết nối với các đối tác trong PTDLNT.
Thứ hai, các hình thức hợp tác được làm rõ bao gồm hợp tác theo quan hệ đối tác giữa các bên, hợp tác theo mạng lưới, sự phối hợp giữa CQĐP và các bên liên quan khác. Theo đó, sự tương tác giữa các hình thức hợp tác cũng được làm rõ.
Thứ ba, xác định được 05 nhân tố thúc đẩy quan hệ HTCBLQ: nhân tố lợi ích, thông tin và giao tiếp, niềm tin, cam kết, vai trò người trưởng nhóm và sự tham gia bình đẳng. Trong 05 nhân tố trên, kết quả nghiên cứu đã khám phá nhân tố vai trò trưởng nhóm va sự tham gia bình đẳng có ý nghĩa quan trọng đối với hợp tác trong PTDLNT của người Cơ Ho. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng xác định 05 nhân tố hạn chế hợp tác bao gồm nhân tố năng lực tham gia của các bên liên quan; thời gian; thông tin và giao tiếp; tổ chức, quản lý và cơ chế chính sách. Trong đó, nghiên cứu cũng phát hiện các nhân tố năng lực tham gia của các bên liên quan (đặc biệt CĐĐP), quản lý và cơ chế chính sách, khả năng tiếp cận điểm đến là nhân tố hạn chế HTCBLQ trong PTDLNT.
Thứ tư, kết quả nghiên cứu đã xác định được 06 yếu tố để hợp tác thành công trong PTDLNT theo hướng bền vững và 08 yếu tố thuộc về những khó khăn và thách thức trong PTDLNT theo hướng bền vững tại hai địa bàn nghiên cứu. Những khó khăn thách thức này có thể được giải quyết nếu các bên tham gia hợp tác đầy đủ, thảo luận và tìm ra phương án hợp tác phù hợp.
Mặc dù kết quả nghiên cứu trường hợp được tổng hợp từ hai địa bàn thực tế, nhưng cũng phản ánh đa số tinh thần hợp tác và thực tiễn hợp tác trong bối cảnh PTDL vùng nông thôn tỉnh Lâm Đồng. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở quan trọng cho việc thảo luận đề xuất khung nghiên cứu và các hàm ý nghiên cứu trong chương tiếp theo.
CHƢƠNG 5: THẢO LUẬN VÀ CÁC HÀM Ý NGHIÊN CỨU 5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu
5.1.1. Các bên liên quan du lịch phù hợp tham gia hợp tác trong PTDLNT theo hướng bền vững hướng bền vững
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các bên liên quan tại điểm đến rất đa dạng, bao gồm các bên thuộc khu vực công, tư và CĐĐP là đóng vai trò then chốt trong quản lý điểm đến (Budahis, 2000; Jamal và Getz, 1995; Sautter và Leisen, 1999). Xác định các bên liên quan phù hợp là bước đầu tiên để nghiên cứu về HTCBLQ (Freeman, 1984). Muốn hợp tác hiệu quả thì các bên liên quan quan trọng cần phải được xác định và vai trò của họ cần được làm rõ và được hiểu (Bramwell và Sharman, 1999; Drumm và Moore, 2002; Fyall và Garrod, 2005). Kết quả nghiên cứu đã cho thấy các bên liên quan tham gia hợp tác trong PTDLNT đã được xác định phù hợp (CQĐP, DNDL địa phương, người dân địa phương, nhà nghiên cứu du lịch, thành viên dự án). Kết quả này có sự tương đồng với nhiều nghiên cứu trước đây ở các điểm đến khác, chẳng hạn như nghiên cứu của Wondirad và cộng sự (2020) tại các quốc gia đang phát triển về HTCBLQ được xác định như là một nhân tố cơ bản trong PTDL sinh thái bền vững.
Kết quả phân tích ở trên cho thấy các bên liên quan thuộc khu vực tư như đại diện các doanh nghiệp, trưởng nhóm cồng chiêng, doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, ăn uống, doanh nghiệp sản xuất dâu tằm tơ... là bên liên quan chủ chốt trong kênh kết nối. Kết quả này phản ánh tình trạng điển hình ở các quốc gia đang phát triển,