Hợp tác thành công giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững Nghiên cứu trường hợp tỉnh Lâm Đồng (Trang 151 - 152)

thôn theo hướng bền vững

Mặc dù hợp tác là một công cụ quan trọng thúc đẩy PTDLBV, song để hợp tác thành công rất khó khăn bởi nó chịu nhiều ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường diễn ra các quan hệ hợp tác (Beritelli, 2011; Bramwell và Lane, 2000; Pyke và cộng sự, 2018; Towner, 2018). Nhận thức về những nhân tố hợp tác thành công có thể dẫn tới hợp tác hiệu quả (Jiang và Ritchie, 2017). Những phát hiện của nghiên cứu cho thấy để hợp tác thành công cần tập trung vào 06 yếu tố (như đã đề cập nội dung 4.5.5), trong đó, một vài yếu tố đã được tìm ra trong nghiên cứu của Wondirad và cộng sự (2020) về hợp tác trong PTDL sinh thái gồm trao quyền và xây dựng năng lực HTCBLQ; tiến hành giám sát, đánh giá thường xuyên hoạt động hợp tác. Mặc dù có sự tương đồng về một vài yếu tố trong kết quả nghiên cứu nhưng những phát hiện này cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xây dựng năng lực hợp tác nhằm thúc đẩy hợp tác thành công và PTDLBV.

Xác định đối tác phù hợp và hiểu biết về đối tác là cơ sở đầu tiên để thúc đẩy một mối quan hệ và duy trì quan hệ đó bền vững. Nghiên cứu của nhóm tác giả Waayers và Newsome (2012) khám phá về bản chất của sự HTCBLQ trong trường hợp du lịch Rùa ở Ningaloo, Tây Úc đã khẳng định sự thành công của hợp tác dựa trên xây dựng quan hệ đối tác và sự tin tưởng, công nhận sự phụ thuộc lẫn nhau, xây dựng tầm nhìn tập thể và mục tiêu cũng như cam kết giữa các bên liên quan. Cam kết giữa các bên liên quan về mục tiêu PTDLNT theo hướng bền vững có ý nghĩa thiết thực, đặc biệt giữa CQĐP và DNDL, nông hộ, người dân địa phương. Tuy nhiên nghiên cứu này không làm rõ đối tác phù hợp cho hợp tác PTDLBV.

Trao quyền các bên liên quan đầy đủ, đặc biệt trao quyền cho CĐĐP (bên yếu thế) cũng là một nhân tố được nhiều nghiên cứu đề cập (Ghaderi và Henderson, 2012; Wondirad và cộng sự, 2020). Thiếu sự trao quyền cho CĐĐP cũng là nguyên nhân hạn chế tham gia của cộng đồng và sự bất bình đẳng trong quá trình PTDL. Điều này dẫn tới khó duy trì hợp tác và PTDLNT thiếu bền vững. Do đó, để thúc đẩy trao quyền cần có chính sách tăng cường sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương.

Hợp tác du lịch thành công bao gồm các bên liên quan phù hợp làm việc cùng nhau một cách nhất quán và phụ thuộc lẫn nhau để duy trì sự cân bằng hợp lý về cạnh

tranh, được thúc đẩy bởi sự tin tưởng của các bên (Beritelli, 2011). Muốn vậy, năng lực hợp tác của các bên liên quan cần được nâng cao qua nâng cao kiến thức, hiểu biết và nhận thức của các bên về hợp tác và PTDLBV. Môi trường vùng nông thôn có nhiều thuận lợi và nhiều hạn chế về điều kiện để phát triển năng lực cộng đồng, đặc biệt với cộng đồng người Cơ Ho. Do đó, cần có cách tiếp cận cộng đồng phù hợp và cũng là gợi ý cho nhà quản lý địa phương trong thúc đẩy PTDLNT theo hướng bền vững.

Hợp tác thành công trong PTDLNT theo hướng bền vững sẽ thúc đẩy thực hành PTDLNT bền vững. Tuy nhiên trong quá trình hợp tác nếu thiếu sự theo dõi, đánh giá và điểu chỉnh kịp thời thì thực tiễn hợp tác khó thành công. Quá trình theo dõi, đánh giá và điều chỉnh được diễn ra thường xuyên và liên tục để đảm bảo các chủ thể luôn hành động đáp ứng được mục tiêu PTBV và thúc đẩy hợp tác cho PTDLNT theo hướng bền vững. Kết quả này được chỉ ra góp phần quan trọng trong thúc đẩy hợp tác hiệu quả và PTDLNT theo hướng bền vững tại địa bàn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững Nghiên cứu trường hợp tỉnh Lâm Đồng (Trang 151 - 152)