Phương pháp nghiên cứu trường hợp (Case study)

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững Nghiên cứu trường hợp tỉnh Lâm Đồng (Trang 55 - 58)

Theo Yin (2011, tr.307), nghiên cứu trường hợp (Case study) là nghiên cứu về một bối cảnh hoặc nhiều bối cảnh cụ thể. Trong đó, nhà nghiên cứu có thể nghiên cứu cả dữ liệu định tính hoặc định lượng để nhận thức đầy đủ được hiện tượng hoặc vấn đề nghiên cứu (Baxter and Jack 2008). Nghiên cứu trường hợp đã được áp dụng cho nghiên cứu về du lịch và thực nghiệm (Timur, 2005; Maiden, 2008; Thaithong, 2016). Sử dụng nghiên cứu trường hợp cho phép khám phá bản chất quan hệ HTCBLQ trong PTDLNT theo hướng bền vững. Vì vậy, nghiên cứu định tính được sử dụng cho nghiên cứu trường hợp là phù hợp.

Lý do chọn nghiên cứu trường hợp: Tiếp cận nghiên cứu trường hợp được sử dụng

để nghiên cứu mô tả, thăm dò hoặc giải thích và phù hợp với câu hỏi ―như thế nào‖ và ―tại sao‖, các câu hỏi mang tính khám phá. Tiếp cận này thích hợp để khám phá bối cảnh tại vùng nông thôn. Nghiên cứu các trường hợp điển hình giúp hiểu được quan điểm của các bên liên quan về HTCBLQ có thể đóng góp tới PTDLNT bền vững, từ đó là cơ sở quan trọng để so sánh, phân tích đánh giá thực trạng và thúc đẩy PTDLNT theo hướng bền vững.

Các bước nghiên cứu trường hợp được mô tả như sau:

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Lý thuyết các bên liên quan

Câu hỏi nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu

Lựa chọn nghiên cứu: 02 địa bàn

Quy trình/Thủ tục nghiên cứu

Nghiên cứu trường hợp

Trường hợp 1: Thu thâp dữ liệu Trường hợp 2: Thu thâp dữ liệu

Phân tích dữ liệu Phân tích dữ liệu

Tổng hợp và so sánh dữ liệu Kết quả và kết luận

Lý do chọn hai huyện để nghiên cứu trường hợp: Theo Baxter và Jack (2008) thì chọn lựa nhiều trường hợp cho phép nhà nghiên cứu khám phá sự khác nhau bên trong và giữa các trường hợp. Đồng thời, lý do để chọn hai địa bàn là hai huyện vì đây là hai huyện điển hình đối với mục đích của nghiên cứu (Yin, 2011). Để có cơ sở chọn địa bàn nghiên cứu, tác giả đã gặp các bên liên quan tại địa phương như đại diện cơ quan quản lý du lịch cấp tỉnh, cấp huyện, các hướng dẫn viên du lịch, DNDL, người dân để nắm bắt được mức độ PTDL tại các huyện và thông tin ban đầu về các nhóm hợp tác, đối tác thông qua các câu hỏi để phỏng vấn như sau: 1) Anh chị thấy xã, huyện nào PTDL nhất?; 2) Ở đó du lịch có gì đặc biệt? 3) Các dịch vụ du lịch ở đó có đa dạng không, khách du lịch có nhiều không? 4) Người dân tham gia như thế nào? 5) Có hình thức hợp tác hoặc dự án nào diễn ra ở đó không?. Sau khi thu thập được thông tin, kết hợp điền dã tại một số vùng nông thôn tỉnh Lâm Đồng, thông tin thu thập được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3.1: Lý do chọn địa bàn nghiên cứu

Địa bàn Đặc điểm Chọn/không chọn

Xã Xuân Trường, thuộc Đà Lạt

Vùng đất của cà phê, rau củ quả, hoa,… gắn với nông nghiệp công nghệ cao. Có dự án hỗ trợ người dân trồng và sản xuất cà phê sạch Fair trade. Cách TP.Đà Lạt 20km.

Không chọn vì số lượng hộ tham gia du lịch rất ít, phân tán, chỉ chú trọng đến sản xuất, mặc dù tiềm năng của khu vực cho PTDL lớn.

Huyện Đơn Dương

Tài nguyên du lịch phong phú (làng nghề bánh tráng, nông nghiệp công nghệ cao - Phúc bồn tử, rau, hoa,…). Khoảng cách giữa các điểm tham quan xa nhau. Cách TP.Đà Lạt 40km.

Không chọn vì tài nguyên du lịch cơ bản đang ở dạng tiềm năng, chưa phát triển.

Huyện Đức Trọng

Du lịch thác nước, làng nghề, du lịch nông nghiệp công nghệ cao, cách TP. Đà Lạt 30km. Là điểm đến vệ tinh của TP.Đà Lạt

Không chọn vì các điểm du lịch phân tán nhỏ lẻ, tài nguyên du lịch cơ bản đang ở dạng tiềm năng, chưa phát triển.

Huyện Di Linh Vùng đất của trà và cà phê, du lịch thiên nhiên, cách TP.Đà Lạt 70km.

Không chọn vì tài nguyên du lịch cơ bản đang ở dạng tiềm năng, chưa phát triển.

Huyện Lạc Dương

PTDLCĐ được trên 15 năm. Du lịch nông nghiệp công nghệ cao (rau, hoa, dâu,…), du lịch thiên nhiên, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, thị trấn Lạc Dương cách TP.Đà Lạt 8km, là điểm đến vệ tinh của TP. Đà Lạt. Dự án JICA, WWF, các nhóm du lịch cộng đồng hoạt động.

Chọn vì có nhiều nhóm cộng đồng hợp tác PTDL. Có nhiều bên tham gia hợp tác để PTDL Nhiều loại hình du lịch đang được khai thác phát triển. Huyện Lâm Hà Huyện Lâm Hà có 2 thị trấn:

Thị trấn Đinh Văn: Du lịch dưới dạng tiềm năng.

Chọn vì:

Địa bàn Đặc điểm Chọn/không chọn

Tại thị trấn Nam Ban PTDL làng nghề trồng dâu nuôi tằm, tâm linh, tham quan thác nước,…, cách TP.Đà Lạt 30km, là điểm đến vệ tinh Đà Lạt. Cách thị trấn Đinh Văn 20km du lịch vườn trà, du lịch mạo hiểm. Khu vực sông Đạ Đờn, cách thị trấn Đinh Văn 4km có thế mạnh về du lịch mạo hiểm, cách thị trấn Đinh Văn 20km có thế mạnh du lịch nông nghiệp và đã phát triển ở mức độ nhất định.

thác được một phần thế mạnh tài nguyên du lịch và đã hình thành tuyến du lịch nông nghiệp gắn với cảnh quan nông thôn. Có nhiều bên tham gia trong PTDL

Có thế mạnh du lịch mạo hiểm, du lịch nông nghiệp

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Như vậy có 2 huyện điển hình được chọn cho nghiên cứu trường hợp là huyện Lâm Hà và huyện Lạc Dương. Cả hai huyện đều là điểm đến vệ tinh của TP.Đà Lạt, đóng góp vào việc tạo ra sự khác biệt cho điểm đến, có mức độ tập trung hoạt động du lịch cao hơn các huyện khác và có sự khác nhau tương đối về hình thức du lịch. Trên thực tế từ lâu đã hình thành tuyến du lịch Đà Lạt - Tà Nung - Nam Ban bởi đây là tuyến du lịch tạo nên dấu ấn rất riêng cho huyện Lâm Hà và du lịch TP.Đà Lạt. Còn trên địa bàn huyện Lạc Dương thì các hoạt động DLCĐ tập trung chủ yếu ở khu vực thị trấn Lạc Dương, các khu điểm du lịch thiên nhiên có khoảng cách không xa thị trấn Lạc Dương và có sức hấp dẫn lớn với khách du lịch nên cũng được khảo sát và chọn lựa đưa vào nghiên cứu. Do đó, địa bàn nghiên cứu được xác định thông qua yếu tố vị trí địa lý, tài nguyên du lịch, đặc điểm văn hóa xã hội, sản phẩm đặc trưng và giai đoạn PTDL. Qua các cuộc phỏng vấn, dữ liệu được thu thập và so sánh với nhau giúp xác định những kết quả giống nhau và tiên đoán những kết quả đối lập.

Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để thu thập dữ liệu cho phân tích

và giải thích dữ liệu. Nghiên cứu định tính luôn nhấn mạnh đến từ ngữ, ý nghĩa biểu tượng nhiều hơn con số. Vì vậy nghiên cứu định tính cho phép nhà nghiên cứu hiểu sâu sắc sự tương tác giữa các bên liên quan và vai trò của họ trong mạng lưới (Thaithong, 2016, tr.119), đồng thời nghiên cứu đóng góp của hợp tác cho PTDLNT theo hướng bền vững. Cho đến nay, phương pháp định tính đã được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu du lịch như nhận thức về sự tham gia của các bên liên quan, hợp tác, mạng lưới, cụm du lịch, PTDLBV (Maiden 2008, Li 2013, Fathimath 2015, Thaithong 2016) và đã được chứng minh là phương pháp thu thập dữ liệu có độ tin cậy cao phù hợp để giải thích dữ liệu. Mục tiêu nghiên cứu của luận án là hiểu được bản chất hợp tác, các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ HTCBLQ và lợi ích của HTCBLQ cho PTDLNT theo hướng bền vững, nên xác định phương pháp nghiên cứu định tính là phù hợp. Vì vậy, phương pháp

nghiên cứu định tính được đề xuất để nghiên cứu về quan hệ HTCBLQ trong PTDLNT theo hướng bền vững tại tỉnh Lâm Đồng.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững Nghiên cứu trường hợp tỉnh Lâm Đồng (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)