Trao quyền và xây dựng năng lực hợp tác, đặc biệt đối với cộng đồng địa

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững Nghiên cứu trường hợp tỉnh Lâm Đồng (Trang 157 - 158)

hợp tác du lịch, về vai trò của liên kết trong nông nghiệp, bảo tồn giá trị văn hóa bản địa và du lịch. Thông qua hợp tác sẽ thúc đẩy gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp và du lịch cho người nông dân. Nhờ đó, năng lực của họ sẽ được cải thiện. Đồng thời, khích lệ sự tham gia chủ động, liên kết hợp tác để khai thác, bảo tồn, phát huy các giá trị tài nguyên du lịch, sản xuất nông sản sạch hướng đến PTBV để mang lại lợi ích về vật chất và tinh thần cho bản thân và gia đình. Để nâng cao nhận thức của người dân địa phương, đặc biệt người dân tộc bản địa rất cần thiết có sự định hướng về chính sách từ phía CQĐP và sự hỗ trợ nâng cao nhận thức người dân từ phía các doanh nghiệp.

5.3.2. Trao quyền và xây dựng năng lực hợp tác, đặc biệt đối với cộng đồng địa phương địa phương

Thứ nhất, trao quyền thông qua HTCBLQ có ý nghĩa rất quan trọng nhằm thúc

đẩy sự tham gia bình đẳng, xây dựng sự tự tin, chủ động tham gia, đặc biệt cho CĐĐP vùng nông thôn. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy vai trò của CĐĐP rất mờ nhạt, họ dường như ở ―bên ngoài, bên rìa‖ của quá trình PTDLNT và hợp tác du lịch. Vì vậy trao quyền nên gắn với phân định vai trò các bên liên quan gắn với phân công nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền lợi, mức độ tham gia và lợi ích riêng và chung đạt được sẽ giúp các bên hình thành năng lực hợp tác qua quá trình tương tác phối hợp. Cần khẳng định rõ vai trò của CQĐP trong việc trao quyền cho các bên liên quan rất lớn như các nhóm cồng chiêng, DNDL hoặc doanh nghiệp có liên quan đến du lịch, các nông hộ, nhà

hàng, khách sạn,... thông qua cơ chế chính sách PTDLBV và khuyến khích tham gia hợp tác PTDL. Đối với mối quan hệ giữa CQĐP và người dân, doanh nghiệp, CQĐP nên phát huy vai trò nhà quản lý của mình, chủ động phân định vai trò các bên, thực hiện kiểm tra và nhắc nhở, chú trọng vào phát triển và cải thiện năng lực của CĐĐP. Bởi các doanh nghiệp ở nông thôn thường có quy mô nhỏ, rất nhiều nông hộ nguồn lực hạn chế nên trao quyền sẽ giúp họ tham gia chủ động, nỗ lực và có trách nhiệm với công việc để đạt kết quả. Các hình thức trao quyền có thể là CQĐP kết nối với các bên liên quan cấp trung ương, cấp tỉnh, doanh nghiệp, Hiệp hội,... và doanh nghiệp địa phương được tham gia chủ động và lên các chương trình hợp tác theo tầm nhìn và kế hoạch PTDL địa phương, như chương trình bảo tồn và khai thác các giá trị văn hóa bản địa, hợp tác tiêu thụ nông sản và thúc đẩy du lịch,... Hoặc CQĐP trao quyền cho CĐĐP bằng cách ủy quyền và cho phép tự ra quyết định, chia sẻ thông tin và chủ động đánh giá hiệu quả. Thông qua đó, những kỹ năng giải quyết vấn đề, giao tiếp, tương tác, kỹ năng kinh doanh du lịch,... của các bên cũng được cải thiện. Điều này sẽ giúp thúc đẩy hợp tác hiệu quả. Chẳng hạn, năng cao năng lực người dân bằng cách thúc đẩy sự tham gia của họ vào hợp tác xã để liên kết sản xuất bền vững, quy mô sản xuất đủ lớn để có thể chủ động kết nối doanh nghiệp nhằm phát triển kinh tế và du lịch.

Thứ hai, thúc đẩy hợp tác công - tư để xây dựng các chương trình đào tạo, khóa

đào tạo ngắn hạn nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch tại vùng nông thôn. Đồng thời phối hợp với các cơ quan ban ngành, tổ chức nghề nghiệp, Hiệp hội,... xây dựng năng lực CĐĐP thông qua hợp tác đào tạo kiến thức, kỹ năng du lịch, tham gia các hội nghị, hội thảo về du lịch để nâng cao kiến thức, hiểu biết, kỹ năng du lịch cho các bên liên quan ở nông thôn, đồng thời mở rộng sự liên kết, kết nối đối tác du lịch cho các chủ thể kinh doanh du lịch ở vùng nông thôn.

Thứ ba, hợp tác thúc đẩy xây dựng kế hoạch, chính sách PTDLNT gắn với các

chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng nông thôn; trong đó phát triển nhân lực du lịch vùng nông thôn, đặc biệt phát triển nguồn nhân lực du lịch gắn với người nông dân cần được coi trọng và đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội nói chung và PTDL nói riêng của tỉnh.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững Nghiên cứu trường hợp tỉnh Lâm Đồng (Trang 157 - 158)