trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững
HTCBLQ đã được nghiên cứu bởi nhiều học giả, tuy nhiên nhiều nghiên cứu về hợp tác du lịch ở nhiều khía cạnh khác nhau. Chẳng hạn, nghiên cứu về hợp tác cho cho lập kế hoạch PTDL (Ladkin và Bertramini, 2002; Jiang và Ritchie, 2017). Aas và cộng sự (2005) đã nghiên cứu hợp tác trong quản lý di sản thành công còn Graci (2013) xem xét quan hệ hợp tác cho PTDLBV. Pilving và cộng sự (2019) nghiên cứu về vòng đời đối tác du lịch - hướng tới hợp tác du lịch nông thôn hoặc Wondirad và
cộng sự (2020) nghiên cứu về HTCBLQ trong PTDL sinh thái ở các quốc gia đang phát triển có đề cập đến khung hợp tác bền vững. Ngoài ra, khung nghiên cứu về hợp tác, đặc biệt HTCBLQ trong PTDLNT theo hướng bền vững chưa từng được đề cập và là hoàn toàn mới. Khung nghiên cứu này được dựa trên kết quả nghiên cứu từ bối cảnh nghiên cứu của tỉnh Lâm Đồng.
Khung nghiên cứu được đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu được tổng hợp ở trên. So với khung lý thuyết được trình bày ở chương 2, khung nghiên cứu ở đây được điều chỉnh dựa trên kết quả phân tích về quan hệ HTCBLQ trong PTDLNT theo hướng bền vững tại tỉnh Lâm Đồng. Khung nghiên cứu điều chỉnh bao gồm các yếu tố sau: 1) các bên liên quan phù hợp và vai trò của các bên liên quan; 2) lộ trình hợp tác (ngắn hạn, dài hạn trên cơ sở xây dựng mục tiêu, thảo luận cởi mở, niềm tin, sự đồng thuận); 3) Sự cam kết; 4); PTDLNT theo hướng bền vững và 5) Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh.
Hình 5.1: Khung nghiên cứu về hợp tác giữa các bên liên quan trong PTDLNT theo hƣớng bền vững Nguồn: Tác giả Chính quyền địa phƣơng Lập kế hoạch Cam kết Hỗ trợ nguồn lực
Ngƣời dân địa phƣơng Trao quyền Năng lực cho hợp tác Doanh nghiệp ở nông thôn/DNDL Lợi ích Kết nối kinh doanh Nhóm hỗ trợ Kiến thức kỹ năng du lịch Lộ trình hợp tác (ngắn hạn, dài hạn) - Mục tiêu - Thảo luận cởi mở - Xây dựng niềm tin - Sự đồng thuận - Duy trì sự tương tác
Phát triển du lịch nông thôn theo hƣớng bền vững
1) Tích hợp PTDLNT bền vững trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương 2) Bền vững về kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường 3) Nâng cao nhận thức các bên liên quan và xây dựng năng lực cộng đồng
4) Dung hòa giữa hợp tác và cạnh tranh
Cam kết
Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh