Nâng cao nhận thức các bên liên quan về hợp tác và phát triển du lịch nông thôn

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững Nghiên cứu trường hợp tỉnh Lâm Đồng (Trang 156 - 157)

nông thôn theo hướng bền vững

Thiếu nhận thức về vai trò của hợp tác và PTDLNT theo hướng bền vững là nguyên nhân của sự thiếu sự tham gia, thất bại trong hợp tác và PTDLNT không hoặc thiếu bền vững. Hợp tác giúp chia sẻ hiểu biết, tiếp cận thông tin và nguồn lực, đổi mới sản phẩm du lịch, sáng tạo giá trị và tạo nên lợi thế cạnh tranh. Do đó, mỗi nhóm bên liên quan cụ thể nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của họ trong hợp tác và PTDLNT theo hướng bền vững làm cơ sở quan trọng trong thúc đẩy hợp tác và thực hành PTDLNT bền vững tại tỉnh Lâm Đồng:

Thứ nhất, đối với CQĐP cần hiểu rõ vai trò của hợp tác trong PTDLNT theo

hướng bền vững bởi hợp tác tạo ra rất nhiều lợi ích cho các bên, đặc biệt trong điều kiện môi trường luôn biến động hiện nay. CQĐP cần xây dựng kế hoạch và chính sách PTDL cụ thể có khả năng phối hợp sự tham gia của các cơ quan ban ngành tại địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) để đảm bảo định hướng PTDLBV. Đồng thời kế hoạch PTDL địa phương cần được tích hợp trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo kết nối các ngành các lĩnh vực kinh tế nông thôn khác, và lồng ghép trong các chương trình nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, chương trình OCOP của tỉnh. Trên cơ sở đó

góp phần thúc đẩy sự kết nối giữa các ngành và thúc đẩy quan hệ hợp tác trong PTDLNT theo hướng bền vững. CQĐP cần chủ động có những định hướng chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp cũng như CĐĐP trong việc chia sẻ và đảm bảo lợi ích, sự tham gia bình đẳng trong việc sử dụng tài nguyên vùng nông thôn; lập kế hoạch xây dựng chính sách trong PTDLNT gắn với phát triển kinh tế nông nghiệp và chương trình nông thôn mới được đồng bộ, bền vững, hỗ trợ nguồn lực, tài chính, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo và khuyến khích các hình thức hợp tác nông thôn phát triển, chẳng hạn như hợp tác xã du lịch, tổ ngành nghề chuyên sâu hoặc đa ngành.

Thứ hai, đối với DNDL và các doanh nghiệp liên quan đến du lịch ở nông thôn

cần nâng cao nhận thức về vai trò là chủ thể kết nối các bên liên quan giúp giá trị nông sản được gia tăng, sản xuất nông sản an toàn đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường cảnh quan vùng nông thôn, khai thác, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa bản địa, thiết kế các chương trình du lịch nông thôn đặc sắc nhăm thu hút du khách đến tham quan trải nghiệm.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững Nghiên cứu trường hợp tỉnh Lâm Đồng (Trang 156 - 157)