Kết quả phát triển thang đo bằng nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến du lịch trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Trang 73 - 83)

Tác giả gửi những bảng câu hỏi mở có gợi ý chia làm 5 nhóm nhân tố chính có ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch. Phiếu khảo sát được gửi đến các chuyên gia về lĩnh vực đầu tư du lịch: gồm có 6 giảng viên các trường đại học Đà Nẵng, đại học Nha Trang, đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Quy Nhơn, Đại học Kinh tế HCM là các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch và thu hút vốn đầu tư. Ngoài ra, 8 phiếu khảo sát được gửi đến các lãnh đạo

trưởng/phó của sở kế hoạch đầu tư, sở du lịch thuộc 8 tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ. Đồng thời 20 phiếu khảo sát được gửi đến cho các nhà đầu tư, nhà lãnh đạo thuộc các khách sạn, resort, khu du lịch có quy mô từ 3 sao trở lên. Kết quả thu về được 6 phiếu từ các giảng viên đại học, 4 phiếu từ các lãnh đạo sở, và 12 phiếu từ các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp du lịch.

Đầu tiên, ta xem xét thang đo “Lợi thế tài nguyên”

Dunning (1988) đã chỉ ra rằng động cơ chính để các nhà đầu tư quyết định đầu tư vào một quốc gia, một địa phương khác đó là: (1) tìm kiếm tài nguyên; (2) tìm kiếm thị trường; (3) tìm kiếm sự hiệu quả.

Tuy nhiên, trong nhiều nghiên cứu về tính hấp dẫn điểm đến thu hút vốn đầu tư du lịch thì thường chỉ tập trung vào nguồn tài nguyên tự nhiên mà chưa đề cập đến tài nguyên văn hóa. Đa phần các nghiên cứu tập trung vào vị trí khách sạn cho nên hay đề cập đến yếu tố cảnh quan, khí hậu hay nói cách khác là nhân tố tài nguyên tự nhiên. Về sau có rất nhiều nghiên cứu có đề cập đến tài nguyên văn hóa (tài nguyên nhân văn) nhưng chưa đầy đủ, hoặc có đầy đủ nhưng ở khía cạnh thu hút khách du lịch mà không phải là thu hút nhà đầu tư (Ritchie và Crouch, 2003; Crouch, 2007; Faust, 2010; Dugulan và cộng sự, 2010; Drakulić Kovačević và cộng sự, 2017).

Kết quả phát phiếu khảo sát với bảng câu hỏi mở và phỏng vấn sâu các chuyên gia và nhà đầu tư lĩnh vực khách sạn, khu du lịch được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.6 Kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu nhân tố “Lợi thế tài nguyên”

TT Tên biến đo lường Nguồn

1 Hệ thống sông ngòi, núi non có nhiều cảnh đẹp

chưa được khai phá Phỏng vấn sâu

2 Hệ động thực vật đa dạng và độc đáo Phiếu khảo sát

3 Khí hậu mát mẻ, thời tiết dễ chịu Phiếu khảo sát

4 Nhiều danh lam thắng cảnh đẹp Phiếu khảo sát

5 Môi trường sạch sẽ, ít ô nhiễm Phiếu khảo sát

6 Di tích lịch sử, bảo tàng, tháp đẹp Phỏng vấn sâu

7 Nghệ thuật truyền thống, văn hóa dân gian đặc sắc Phỏng vấn sâu

8 Nhiều món ăn ngon hấp dẫn Phiếu khảo sát

9 Có nhiều hoạt động giải trí Phỏng vấn sâu

10 Nhiều bãi biển, hòn đảo đẹp ít được khai phá Phỏng vấn sâu

Với kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu trên, tác giả tiến hành sử dụng kết quả đó cho hoạt động thảo luận nhóm với các chuyên gia và những nhà đầu tư du lịch có nhiều kinh nghiệm.

Dựa trên kết quả thảo luận nhóm, cùng với hệ thống các biến đo lường đã được tác giả tổng hợp từ lý thuyết nền và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây để đưa ra cho các chuyên gia và nhà đầu tư thảo luận và thống nhất. Kết quả các biến đo lường được thể hiện ở bảng sau.

Bảng 3.7 Kết quả phát triển thang đo định tính về “Lợi thế tài nguyên”

Kí hiệu Tên biến đo lường Nguồn

Papeditodorou (2001);

TN1 Vùng đất có hệ thống bờ biển và nhiều hònđảo đẹp có tiềm năng phát triển du lịch

TN2 Hệ sinh thái rừng độc đáo và động vật đa dạng có tiềm năng phát triển du lịch

TN3 Vùng đất có khí hậu trong lành và mát mẻthích hợp cho phát triển du lịch. TN4 Di tích lịch sử, bảo tàng, tượng đài ấn tượngcó khả năng thu hút và phát triển du lịch

TN5 Các sự kiện văn hóa và lễ hội hấp dẫn nhiềudu khách, có cơ hội đầu tư phát triển du lịch

TN6 Ẩm thực đa dạng và hấp dẫn, thu hút nhiềudu khách.

Hoạt động giải trí hấp dẫn thu hút nhiều du

Polyzos & Arabatzis (2006); Polyzos và Minetos (2011) Aykut et al. (2004); Polyzos (2002); Snyman và Saayman (2009).

Phiếu khảo sát

Komilis (1986); Polyzos và Minetos (2011)

Yang và Fik, 2011; Zhang và cộng sự, 2012; Puciato (2016) Phiếu khảo sát TN7 khách (cuộc sống về đêm, nhà hàng, sòng bạc, chợ đêm...) Phỏng vấn sâu

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu và thảo luận nhóm

Dựa vào kết quả trên, chúng ta có thể thấy rằng từ kết quả phiếu khảo sát và phỏng vấn sâu có nhiều đề xuất cho biến đo lường nhân tố lợi thế tài nguyên. Tuy nhiên, về cơ bản các biến này có nội dung tương đồng với các biến đã được các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đề xuất. Điều này đã được các chuyên gia và các nhà đầu tư có kinh nghiệm đồng ý và thống nhất trong buổi thảo luận nhóm.

Chúng ta tiếp tục xem xét kết quả khảo sát các biến đo lường nhân tố “cơ sở hạ

tầng du lịch” được đề xuất như sau:

Bảng 3.8 Kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu nhân tố “Cơ sở hạ tầng du lịch”

TT Tên biến đo lường Nguồn

1 Hệ thống đường sắt tốt, tiện nghi Phiếu khảo sát

2 Hệ thống cảng sân bay đẹp, lịch sự, hiện đại Phiếu khảo sát

3 Cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc tốt Phiếu khảo sát

4 Hệ thống giao thông, đường xá tốt Phiếu khảo sát

5 Nhiều phương tiện giao thông công cộng và chất lượng cao Phỏng vấn sâu

6 Ngân hàng phát triển mạnh các dịch vụ thanh toán toàn cầu Phỏng vấn sâu

7 Chất lượng cơ sở hạ tầng internet tốt Phiếu khảo sát

8 Thiết bị công cộng tốt (điện, nước, vệ sinh, máy ATM...) Phiếu khảo sát

9 Tiện nghi xã hội tốt (nhiều dịch vụ hỗ trợ) Phiếu khảo sát

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phiếu khảo sát và phỏng vấn sâu

Với kết quả trên, tác giả cũng tiến hành thảo luận nhóm tương tự như trên và kết quả được các nhóm chuyên gia và nhà đầu tư đều thống nhất với các nghiên cứu trước đây (mặc dù các đề xuất có cách dùng từ khác nhau, nhưng về cơ bản nội dung là giống nhau do cách diễn đạt khác nhau).

Bảng 3.9 Kết quả phát triển thang đo định tính về “Cơ sở hạ tầng”

Kí hiệu Tên biến đo lường Nguồn

HT1 Hệ thống giao thông (cầu, bến, bãi, phương tiện...)của địa phương đó thuận lợi cho phát triển du lịch

HT2 Hệ thống giao thông kết nối địa phương đó với cáckhu vực khác thuận tiện cho phát triển du lịch.

HT3 Các dịch vụ công cộng của địa phương đó tốt (điện,nước, y tế, vệ sinh, dịch vụ công cộng, ATM...)

HT4 Có nhiều ngân hàng tại địa phương cung cấp đầyđủ phương thức giao dịch và thanh toán quốc tế

Aykut et al. (2004); Dunning (2002) Aykut et al. (2004); Dunning (2002) Kayam (2009); Artuğer và cộng sự (2013); Beerli và Martin (2004) Kayam (2009)

Tiếp tục xem xét kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu nhân tố: “Thị trường du lịch

tiềm năng” được đề xuất như sau:

Bảng 3.10: Kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu nhân tố “Thị trường tiềm năng”

TT Tên biến đo lường Nguồn

1 Tăng trưởng của ngành du lịch; Lượng cầu và cung

du lịch tăng Phiếu khảo sát

2 Thị trường mở rộng đang nổi lên Phiếu khảo sát

3 Mẫu chi tiêu du lịch lớn Phỏng vấn sâu

4 Khu vực có du lịch hấp dẫn Phiếu khảo sát

5 Lãi suất, ngoại hối Phiếu khảo sát

6 Số khách sạn, khu du lịch hiện tại ở vùng đó Phiếu khảo sát

7 Tỉ suất lợi nhuận trong quá khứ Phiếu khảo sát

8 Lịch sử cạnh tranh ở vùng đó Phiếu khảo sát

9 Kỳ vọng lợi nhuận cao Phiếu khảo sát

10 Hiệu suất của ngành công nghiệp khách sạn Phiếu khảo sát

11 Chi tiêu của chính phủ cho du lịch và các chương

trình du lịch Phỏng vấn sâu

12 Sự sẵn có của đất đầu tư Phỏng vấn sâu

13 Tỉ lệ sở hữu nước ngoài Phỏng vấn sâu

14 Lạm phát Phỏng vấn sâu

15 Rủi ro về lãi suất, kinh tế Phỏng vấn sâu

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phiếu khảo sát và phỏng vấn sâu

Kết quả thảo luận nhóm, các chuyên gia và nhà đầu tư đã dựa trên bảng tổng hợp các nghiên cứu trước đây của tác giả, từ đó nhóm 15 biến đo lường được đề xuất ở trên thành 6 biến chính. Các biến này cô đọng và dễ hiểu hơn, đồng thời so với các biến đo lường của các nghiên cứu thực nghiệm trước đây thì gần như không có thêm biến đo lường nào mới.

Bảng 3.11 Kết quả phát triển thang đo định tính về “Lợi thế kinh tế”

Kí hiệu Tên biến đo lường Nguồn

KT1 Lượng khách đến du lịch ở địaphương đó có quy mô lớn KT2 Khu vực đó có thống kê lợi nhuậnvề du lịch cao KT3 Tốc độ tăng trưởng của ngành dulịch cao KT4 Tiếp cận thị trường khu vực và toàncầu dễ dàng

Sự chào đón của địa phương đối với

Dunning (2002); Anil và cộng sự (2014); Puciato và cộng sự (2017)

Dunning (2002); Anil và cộng sự (2014); Puciato và cộng sự (2017)

Sun (2002); Dunning (2002); Aykut và Ratha (2004); Anil và cộng sự (2014). Naude và Krugell (2007); Snyman và Saayman (2009); Assaf và cộng sự (2015). Dunning (2002); Snyman và Saayman

KT5

KT6

khách du lịch và nhà đầu tư Chi tiêu bình quân của khách du lịch tại tỉnh đó cao

(2009); Villaverde và Maza (2015); Assaf và cộng sự (2015b)

Dunning (2002); Snyman và Saayman (2009); Villaverde và Maza (2015); Assaf và cộng sự (2015)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu và thảo luận nhóm

Tiếp tục xem xét kết quả đề xuất biến đo lường cho nhân tố “Môi trường đầu tư

du lịch”. Với kết quả như sau:

Bảng 3.12 Kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu nhân tố “Môi trường đầu tư”

TT Tên biến đo lường Nguồn

1 Chi phí không chính thức Phỏng vấn sâu

2 Các dịch vụ hỗ trợ sau đầu tư của địa phương Phiếu khảo sát

3 Sự chào đón của địa phương về đầu tư du lịch Phiếu khảo sát

4 Địa phương hỗ trợ về thông tin nhiệt tình Phiếu khảo sát

5 Mạng lưới thông tin về du lịch, về dự án du lịch của

địa phương được công bố rộng rãi, dễ tìm, dễ tiếp cận Phỏng vấn sâu

6 Mức độ cạnh tranh ở địa phương đó thấp Phiếu khảo sát

7 Chất lượng đào tạo lao động ở địa phương đáp ứng

tốt nhu cầu của doanh nghiệp và giá rẻ Phỏng vấn sâu

8 Thủ tục đầu tư nhanh chóng và 1 cửa Phiếu khảo sát

9 Sự hỗ trợ nhiệt tình thủ tục pháp lý đầu tư của địa phương Phiếu khảo sát

10 Tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin Phỏng vấn sâu

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phiếu khảo sát và phỏng vấn sâu

Dựa vào bảng khảo sát ở bảng 3.12 chúng ta có thể thấy rằng các chuyên gia, nhà đầu tư liệt kê ra 10 yếu tố chính, tuy nhiên vẫn chưa đầy đủ. Vẫn thiếu các biến đo lường

như về sự công bằng của chính quyền, tòa án địa phương; chính quyền năng động và linh trong việc giải quyết, hỗ trợ cho doanh nghiệp nhanh nhất có thể. 2 biến đo lường này được tác giả chỉ ra khi xem xét phiếu khảo sát chỉ số PCI 2018, và điều này được đồng thuận bởi các chuyên gia và nhà đầu tư trong hoạt động thảo luận nhóm.

Bảng 3.13 Kết quả phát triển thang đo định tính về “Môi trương đầu tư”

Kí hiệu Tên biến đo lường Nguồn

MT1 Địa phương có sẵn mặt bằng, đất đai và luôn

tạo điều kiện giao đất cho doanh nghiệp thuê lâu dài.

Chính quyền, tòa án địa phương giải quyết

UNCTAD (2006); Masron và Shahbudin (2010).

The Government of Ontario (2009)

MT2

MT3

MT4

MT5

MT6

tranh chấp và xử lý khiếu nại nhanh chóng và công bằng

Chính quyền địa phương năng động và linh hoạt trong các hoạt động pháp lý, thủ tục hành chính... nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh nhất có thể.

Các dịch vụ hỗ trợ của chính quyền tạo thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch (tư vấn pháp luật, tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại, hỗ trợ công nghệ, an ninh...) Tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin về đầu tư, đất đai, chính sách, dịch vụ... tại địa phương đó rất dễ dàng.

Chi phí thời gian để thực hiện các quy định nhà nước ngắn ngày (thủ tục hành chính, thanh kiểm tra...)

chỉ dừng lại ở nghiên cứu định tính.

UNCTAD (2006); Masron và Shahbudin (2010); Lu và cộng sự (2011); Villaverde & Maza (2015). UNCTAD (2006); Masron và Shahbudin (2010); Lu và cộng sự (2011); Villaverde & Maza (2015). The Government of Ontario (2009) chỉ dừng lại ở nghiên cứu định tính.

MT7 Chi phí không chính thức ở khu vực này thấp The Government of Ontario (2009); Villaverde và Maza (2015).

MT8

MT9

Mức độ cạnh tranh ở địa phương đó thấp và bình đẳng

Chất lượng lao động địa phương được đào tạo tốt đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp.

Dunning (2002); Snyman và Saayman (2009); Villaverde và Maza (2015); Assaf và cộng sự (2015)

Dunning (2002); Phiếu khảo sát PCI Việt Nam 2018.

MT10 Chi phí gia nhập thị trường thấp (thời gianhoàn thành thủ tục, xin cấp phép…) The Government of Ontario (2009)

chỉ dừng lại ở nghiên cứu định tính.

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu và thảo luận nhóm

Trong 10 tiêu chí của chỉ số PCI thì có biến MT10 có vẻ trùng lắp nội dung với biến MT6, tuy nhiên tác giả vẫn thống nhất giữ nguyên để khảo sát và đánh giá thử thang đo cho khảo sát thử nghiệm.

Tiếp tục xem xét kết quả đề xuất các biến đo lường cho nhân tố “Lợi thế chi phí”

Bảng 3.14 Kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu nhân tố “Lợi thế chi phí

TT Tên biến đo lường Nguồn

1 Chất lượng lao động địa phương đó có trình độ đáp ứng yêu

cầu của doanh nghiệp Phiếu khảo sát

2 Luật lao động phù hợp với quy định chung của quốc tế Phiếu khảo sát

3 Chi phí lao động địa phương đó thấp, dễ thuê mướn lao động địa phương

4 Ý thức lao động và tính kỷ luật của lao động địa phương đó rất tốt

Phiếu khảo sát

5 Nguyên vật liệu sẵn có và giá rẻ Phiếu khảo sát

6 Gần nguồn nguyên vật liệu mà doanh nghiệp muốn tìm kiếm Phiếu khảo sát

7 Sự sẵn có và đầy đủ của các dịch vụ phụ trợ cho doanh nghiệp trước và sau đầu tư

8 Chi phí sử dụng cơ sở hạ tầng phục vụ cho doanh nghiệp trước và sau đầu tư

Phiếu khảo sát Phiếu khảo sát

9 Chi phí thuê đất thấp và cho thuê dài hạn Phỏng vấn sâu

10 Ưu đãi đầu tư về thuế, đất đai, chi phí khác... Phỏng vấn sâu

11 Giảm chi phí vận chuyển Phỏng vấn sâu

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phiếu khảo sát và phỏng vấn sâu

Với kết quả trên, tác giả tiến hành thảo luận nhóm đồng thời so sánh với các nghiên cứu trước đây thì gần như không có thêm biến đo lường mới nào.

Bảng 3.15 Kết quả phát triển thang đo định tính về “Lợi thế chi phí”

Kí hiệu Tên biến đo lường Nguồn

CP1

CP2

CP3

Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn nguyên vật liệu đầu vào giá rẻ

Địa phương có nhiều ưu đãi về ngân sách (thuế thu nhập, VAT, giải phóng mặt bằng…)

Địa phương có ưu đãi tiền thuê đất đai và mặt bằng kinh doanh cho doanh nghiệp là tốt hơn so với địa phương khác. Dunning (2002); Vichea (2005); Anil và cộng sự (2014); Puciato và cộng sự (2017) Dunning (2002); Snyman và Saayman (2009); Assaf và cộng sự (2015); Puciato và cộng sự (2017) Dunning (2002); Snyman và Saayman (2009); Assaf và cộng sự (2015); Puciato và cộng sự (2017)

CP4 Giảm chi phí vận chuyển và các chiphí khác cho doanh nghiệp Dunning (2002)

Về thang đo biến phụ thuộc, tác giả tiến hành thảo luận nhóm với các chuyên gia và nhà đầu tư. Về cơ bản các họ thống nhất với các biến đo lường đã được nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên, có 1 biến là chất lượng lao động giá rẻ nhưng ở trong chỉ số PCI – Môi trường đầu tư đã có, nên tác giả thống nhất với các chuyên gia không để ở phần

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến du lịch trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Trang 73 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(178 trang)
w