Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến du lịch trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Trang 52 - 54)

Tựu trung lại, qua quá trình tổng quan các nghiên cứu trước đây, nhìn chung các nghiên cứu trước đây hầu hết đều sử dụng nghiên cứu định lượng đó là phân tích nhân tố khám phá, hồi quy OLS và sử dụng dữ liệu bảng. Về cơ sở lý thuyết hầu như các nghiên cứu về lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nói chung và cho ngành du lịch khách sạn nói riêng đa số đều sử dụng lý thuyết nền tảng là lý thuyết vị trí sản xuất quốc tế, một số ít có kết hợp thêm lý thuyết chiết trung. Hầu hết các nguyên cứu đều chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng gồm nhân tố kinh tế, thị trường tiềm năng, nhân tố tài nguyên, nhân tố cơ sở hạ tầng, lao động; nhân tố chính sách; nhân tố tài chính... Tóm lại, theo nghiên cứu

này, các nhà nghiên cứu tin rằng sự khích lệ cho doanh nghiệp đầu tư vào địa phương khác (có thể ở trong hoặc ngoài quốc gia đó) có thể là do thị trường tại khu vực của họ không còn hấp dẫn nữa (Lu và cộng sự, 2011; Masron và cộng sự, 2010; Kayam, 2009; UNCTAD, 2006), chi phí kinh doanh cao (Masron và cộng sự, 2010; Kayam, 2009), tài nguyên ngày càng cạn kiệt hoặc khó tiếp cận (Masron và cộng sự, 2010; UNCTAD, 2006), cơ sở hạ tầng (Kayam, 2009), thiếu sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương trong việc đưa ra các hỗ trợ và chính sách (Lu và cộng sự, 2011; UNCTAD, 2006b; Masron và Shahbudin, 2010). Nhìn chung, đa phần các nhân tố này chưa được gom thành các nhóm động cơ thu hút nhà đầu tư đó là: động cơ tìm kiếm thị trường, động cơ tìm kiếm sự hiệu quả và động cơ tìm kiếm tài nguyên (Dunning 1988).

Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây chỉ đưa ra được một số khía cạnh về môi trường đầu tư nhưng chưa đầy đủ. Vấn đề này đã được thể hiện trong nghiên cứu của Chính phủ Ontario (2009), sử dụng nghiên cứu định tính phát hiện ra, nhưng chưa được sử dụng trong nghiên cứu định lượng. Nhân tố này bao gồm các biến đo lường: tính cạnh tranh, sự công bằng trong pháp lý của chính quyền, phản ứng của chính quyền, chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận tài nguyên và sử dụng tài nguyên, tính minh bạch và tiếp cận thông tin, chi phí thời gian để thực hiện quy định nhà nước, chi phí không chính thức. Và các nhân tố này đã được sử dụng ở Việt Nam trong đo lường chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI. Tuy nhiên, những nhân tố này chưa được đưa vào nghiên cứu trong mô hình đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến thu vốn đầu tư ở các lĩnh vực nói chung và du lịch nói riêng.

Về nhân tố “Tài nguyên” các tác giả trước đây chỉ đề cập đến “tài nguyên tự

nhiên” mà chưa đề cập đến “tài nguyên văn hóa” trong du lịch. Tài nguyên du lịch hấp

dẫn có thể chia thành 5 nhóm: (1) văn hoá (như viện bảo tàng, phòng trưng bày, nhà thờ, lâu đài...), (2) thiên nhiên (như các bãi biển, núi, hồ), (3) các sự kiện (lễ hội, thể thao), (4) giải trí ban ngày (như chèo thuyền, leo núi, trượt tuyết), và (5) giải trí buổi đêm (Buhalis, 2000; Brent Ritchie, 1984; Swarbrooke và Page, 2012).

Nghiên cứu của Dunning (1988) đã chỉ ra 3 động cơ để thu hút các nhà đầu tư đầu tư vốn vào một quốc gia, một địa phương đó là: tìm kiếm thị trường, tìm kiếm tài nguyên, tìm kiếm sự hiệu quả. Chính vì điều này, nên trong nhóm nhân tố tính hấp dẫn của điểm đến du lịch thu hút các nhà đầu tư, tác giả cũng chia làm 3 nhóm nhân tố hấp dẫn các nhà đầu tư du lịch gồm: Thị trường du lịch tiềm năng; Tài nguyên du lịch hấp dẫn và lợi thế chi phí và lợi nhuận cao.

Ngoài ra, vì đề tài chỉ nghiên cứu tính hấp dẫn của điểm đến du lịch thu hút các nhà đầu tư, cho nên nghiên cứu chỉ để cập đến lý thuyết vị trí sản xuất quốc tế và lợi

Thị trường du lịch tiềm năng Lợi thế tài nguyên du lịch

Cơ sở hạ tầng du lịch

Thái độ về tính hấp dẫn tổng thể của điểm đến du lịch

Môi trường đầu tư (PCI)

Lợi thế chi phí Ý định đầu tư

thế vị trí trong lý thuyết chiết trung của Dunning. Nghiên cứu thực nghiệm lý thuyết vị trí sản xuất quốc tế về du lịch và khách sạn đã chỉ ra: “thị trường tiềm năng; tài nguyên du lịch; yếu tố đầu vào chất lượng, chi phí thấp; cơ sở hạ tầng; chính sách thu hút đầu tư; sự ổn định về chính trị, xã hội, kinh tế là những nhân tố hấp dẫn thu hút nhà đầu tư trong lĩnh vực khách sạn và du lịch”.

Hơn nữa, các nghiên cứu thực nghiệm trước đây chỉ dừng lại ở việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút, hấp dẫn nhà đầu tư. Điều này là chưa đủ và chưa hoàn thiện, nghiên cứu của tác giả sẽ tiến sâu hơn 1 bước nữa đó là tìm ra mối quan hệ giữa thái độ của nhà đầu tư về tính hấp dẫn điểm đến và ý định đầu tư.

Nhận thức được khoảng trống nghiên cứu trước đây, đồng thời dựa trên cơ sở lý thuyết vị trí sản xuất quốc tế và những lý thuyết kể trên kết hợp với những nghiên cứu thực nghiệm kể trên, tác giả xin được đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: tác giả đề xuất

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến du lịch trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(178 trang)
w