Mayo và Jarvis (1981) đưa ra khái niệm về hấp dẫn điểm đến là: “Khả năng nhận thức về điểm đến để mang lại lợi ích cho cá nhân hoặc tập thể”
Gartrell (1994) đưa ra khái niệm: “Tính hấp dẫn điểm đến du lịch là những vùng
địa lý có những thuộc tính, tính năng và dịch vụ hấp dẫn”
Theo Hu và Ritchie (1993:25) tính hấp dẫn điểm đến: “Phản ánh cảm nhận, niềm tin, và ý kiến mỗi cá nhân có được về khả năng làm hài lòng cá nhân đó của mỗi điểm đến”. Laws (1995) đã đưa ra quan điểm cụ thể rõ ràng hơn, Laws đã gợi ý rằng
các thuộc tính điểm đến cần được nhóm lại thành hai nhóm chính. Nhóm 1 bao gồm các đặc tính căn nguyên như khí hậu, sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, văn hoá và kiến trúc lịch sử Nhóm 2 bao gồm các đặc tính bổ sung là những phát triển làm gia tăng thêm giá trị điểm đến và phục vụ du khách ở đó như khách sạn, ăn uống, vận chuyển, sinh hoạt và giải trí...
Lumsdon (1997) đã phát triển 2 đặc tính căn nguyên và đặc tính bổ sung của Laws (1995) một cách cụ thể, rõ ràng và chi tiết hơn khi cho rằng: “Tính hấp dẫn của điểm đến du lịch được hiểu là tổng hợp một số yếu tố được kết hợp với nhau để thu hút khách du lịch”. Lumsdon cho rằng có 4 nhóm nhân tố cốt lõi quyết định tính hấp dẫn của điểm đến du lịch: “ (1) Tài nguyên tự nhiên và nhân tạo, (2) các dịch vụ cung cấp hỗ trợ, (3) nhóm yếu tố văn hóa-xã hội, (4) Các yếu tố thu hút cốt lõi”.
Gunn (2002) đã tuyên bố nổi tiếng rằng không có du lịch hấp dẫn sẽ không có khách du lịch. Ritchie và cộng sự (2000) đã phân loại tính hấp dẫn thành 3 nhóm yếu tố chính. Một là, các hoạt động tham quan hấp dẫn có thể chia thành 5 nhóm: (1) văn hoá (ví dụ như viện bảo tàng, phòng trưng bày, nhà thờ, lâu đài ), (2) thiên nhiên (như các bãi biển, núi, hồ), (3) các sự kiện (lễ hội, thể thao), (4) giải trí ban ngày (ví dụ như chèo thuyền, leo núi, trượt tuyết), và (5) giải trí buổi đêm (Buhalis, 2000; Brent Ritchie, 1984; Swarbrooke và Page, 2012). Hai là, các hoạt động liên quan đến các
dịch vụ hỗ trợ như vận chuyển, ăn ở, thực phẩm, sức khoẻ và mua sắm (Vengesayi, 2008). Ba là, liên quan đến môi trường trải nghiệm (Baker và cộng sự, 1994) nghĩa là nơi trải nghiệm du lịch xảy ra, bao gồm các vấn đề về địa lý, khí hậu, cũng như môi trường xã hội.