Thu thập dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến du lịch trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Trang 67 - 69)

Việc thu thập dữ liệu với quy mô mẫu là bao nhiêu quan sát là đủ là vấn đề không phải dễ trả lời đối với các nhà khoa học. Quy mô mẫu càng lớn thì càng đại diện tốt cho tổng thể, tốt cho nghiên cứu. Tuy nhiên, việc lấy mẫu càng lớn thì càng tốn kém thời gian, công sức và chi phí. Do vậy, các nhà khoa học đã đề xuất một số quy luật chọn quy mô mẫu ở mức tối thiểu có thể đại diện cho tổng thể có thể kể đến như:

Cochran (1963) đã đưa ra công thức tính được quy mô mẫu tương ứng với quy mô tổng thể với độ tin cậy và xác xuất mắc sai lầm tương ứng như sau:

Z2.p.q no =

e2

Biết rằng:

Z: hệ số tra trong bảng xác suất tương ứng với độ tin cậy P: Ước lượng quy mô đại diện cho tổng thể

q = 1- p

e2: Mức độ mắc sai số

Chẳng hạn: với độ tin cậy 95%, tra bảng ta có Z= 1,96; với p đại diện 50% thì no=385. Tiếp tục sử dụng no cho công thức sau:

no

N = (no – 1)

1 +

N

Với công thức trên thì N là kích thước tổng thể. Giả sử quy mô tổng thể lúc này là N= 2000 thì n = 323 quan sát.

Yamane (1973), Miaoulis và Michener (1976), trong các nghiên cứu của mình đã đưa ra đề nghị cho công thức tính toán quy mô mẫu trong nghiên cứu định lượng như sau:

N

Biết rằng:

n =

n: Quy mô mẫu N: Quy mô tổng thể e2: Mức độ mắc sai số

1 + N.e2

Cũng với quy mô tổng thể N =2000, thì lúc này chúng ta tính ra được n= 333 quan sát. Israel (1992) trong nghiên cứu của mình đã đề xuất thông thường quy mô mẫu đạt 10% tổng thể, nhưng khi khảo sát có thể tăng lên gần 30% đề phòng cho những người không phản hồi.

Với kết quả trên thì ta có thể thấy được rằng các nhà nghiên cứu trước đây đã đề xuất các công thức tính toán quy mô mẫu cho kết quả gần nhau. Tuy nhiên, nếu tính

toán theo những công thức trên, nếu N là rất lớn hoặc khó ước lượng thì việc khảo sát quy mô mẫu sẽ rất lớn, tạo nên sự tốn kém thời gian và tiền bạc.

Để giảm quy mô mẫu quá lớn góp phần giảm công sức, chi phí và thời gian điều tra, một số nhà khoa học đã đề xuất cách lấy mẫu dựa vào kinh nghiệm, dựa vào số biến quan sát để đề xuất quy mô mẫu đại diện cho tổng thể như sau:

Theo Hoelter (1983), cỡ mẫu ít nhất là 200.

Ngoài ra, Bollen (1989), Muthén và Muthén (2005) thì cho rằng quy mô mẫu tối thiểu phải gấp 5 lần số biến quan sát.

Hair và cộng sự (2010), Nguyễn Đình Thọ (2011) cũng đồng quan điểm với Muthén và Muthén (2005). Ngoài ra, Hair và cộng sự (2010) cho rằng nếu không đáp ứng được tiêu chí tối thiểu trên, thì tùy vào phương pháp nghiên cứu, phương pháp xử lý số liệu, loại hình nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu... mà quy mô mẫu tối thiểu khác nhau. Hair và cộng sự (2010) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải 100 đến 150 trong trường hợp đối tượng khảo sát của tổng thể quy mô nhỏ.

Tabachnick và Fidell (2007) thì cho rằng với nghiên cứu tiến hành phân tích EFA và phân tích hồi quy thì yêu cầu quy mô mẫu thông thường nhỏ hơn là phân tích CFA và SEM. Theo kinh nghiệm của Tabachnick và Fidell thì quy mô mẫu thông thường là 300 quan sát, 500 quan sát là tốt và 1000 quan sát là rất tốt.

Đối với bài nghiên cứu của tác giả, các nhân tố tạo nên tính hấp dẫn trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch, chúng ta khó ước lượng được các nhân tố này tác động đến bao nhiêu nhà đầu tư. Chính vì vậy, chúng ta khó xác định N theo công thức ước lượng trên của Cochran (1963), Yamane (1973), Miaoulis và Michener (1976). Chính vì vậy, tác giả sẽ ước lượng quy mô mẫu theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu trước đây theo biến quan sát.

Tổng số biến quan sát của bài nghiên cứu này là 32 biến quan sát, với tỷ lệ 5:1 thì suy ra số quan sát của nghiên cứu phải tối thiểu là 160 quan sát. Do vậy, tác giả sẽ khảo sát khoảng 500 chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý các khu tham quan giải trí, các khách sạn 3 sao trở lên để dự phòng cho trường hợp các phiếu khảo sát không được trả lời, hoặc trả lời không hợp lệ... Số phiếu khảo sát này sẽ gửi đến các nhà đầu tư, các nhà quản lý thuộc 8 tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, với phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến du lịch trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(178 trang)
w